So sánh ca dao và tục ngữ năm 2024

Bạn có biết Ca Dao và Tục Ngữ khác nhau như thế nào không? Chúng ta cùng phân biệt sự khác nhau của Ca Dao và Tục Ngữ trong dân gian Việt Nam ngay sau đây.

Ca Dao:

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

Nội dung của ca dao

- Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.

- Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:

- Chứa đựng tiếng cười trào phúng.

Tục Ngữ:

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.

Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.

Nói đến dân ca là nói đến phương thức diễn xướng (bao gồm cả hình thức diễn xướng và môi trường diễn xướng) và các làn điệu. Dân ca lấy khung cảnh làng quê, đồng ruộng, mái đình, giếng nước, cây đa... làm môi trường diễn xướng. Ca hát gắn với con người từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ca hát gắn với lao động, với sinh hoạt giải trí vui chơi, với sinh hoạt gia đình, sinh hoạt thôn xóm... Nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc, tuỳ đối tượng sử dụng và thưởng thức mà lúc nó được hát bằng hình thức tập thể, lúc thì chỉ một cá nhân biểu diễn. Điển hình như dân ca ví giặm Nghệ-Tĩnh, dân ca Quan họ... Ví dụ như bài “Ví giặm thương” của dân ca Nghệ-Tĩnh có câu:

Anh ơi khoan vội bực mình, Em xin kể lại phân minh tỏ tường.(Đoạn hát ví)

Anh cứ nhủ rằng em không thương Anh đo lường thì rất cặn kẽ

Chính thương anh, em bàn với mẹ Phải ngăn anh đi chuyến ngược Lường.

Giận thì giận mà thương thì thương Anh sai đường, em không chịu nổi Anh yêu ơi xin đừng giận vội

Trước tiên anh phải tự trách mình.(Đoạn hát giặm)

Còn Ca dao là những bài thơ dân gian, ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian, diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và trong các mối quan hệ xã hội khác. Đó là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa, những bài ca hài hước... của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình. Ca dao là những bài thơ dân gian được viết bằng thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, hoặc biến thể, nhằm phản ánh đời sống tinh thần hay đời sống vật chất của nhân dân được lưu truyền sâu rộng trong xã hội qua dòng chảy thời gian và lịch sử.

  • Ví dụ:

Cày đồng đang ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Ca dao

1.2 Phân biệt ca dao - tục ngữ

Giống :

Ca dao và tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên thời tiết khi hậu mùa màng

Khác :

 Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn Ca dao thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Ca dao có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội.

  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
    • Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
  • Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.

1.2 Phân biệt ca dao - thơ

Giống :

Đều là một hình thức nghệ thuật do con người sáng tác ra.

Khác :

Như đã được đề cập ở trên, ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Còn thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ được chia ra làm nhiều thể thơ như: lục bát, song thất lục bát, thơ đường luật, thể thơ bốn chữ, thể thơ tám chữ....í dụ như:

  • Thể thơ 4 chữ:

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... (Trích “Hạt gạo làng ta” )

  • Thể thơ tự do:

Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.... (Trích “Đất Nước”)