So sánh các loại động cơ đốt trong

Các môn học tiên quyết: sinh viên đã học xong các môn học cơ sở của ngành, nhiệt kỹ thuật, kỹ thuật điện tử.

Các môn học kế tiếp: Cấu tạo truyền động ôtô, hệ thống điện ôtô. [động cơ và thân xe]

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 40 tiết.

+ Làm bài tập trên lớp: 5 tiết.

+ Tự học: 80 tiết.

- Địa chỉ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Công nghệ ôtô.

  1. Mục tiêu của môn học:

Cấu tạo động cơ đốt trong là môn học chuyên ngành, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về động cơ đốt trong kiểu pít tông, nguồn động lực chủ yếu cho các phương tiện giao thông vận tải hiện nay và một số thiết bị phục vụ công – nông nghiệp.

Qua môn học cấu tạo động cơ đốt trong, sinh viên sẽ nắm vững được nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong.

Từ đó vận dụng kiến thức để nâng cao hiệu quả sử dụng, vận hành động cơ, tối ưu hóa quá trình làm việc. Trên nền tảng môn học này giúp sinh viên thực hành động cơ ở xưởng thực tập thí nghiệm, rèn luyện tay nghề và kỹ năng vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Về mặt lý thuyết trên cơ sở môn học này sinh viên sẽ có kiến thức để học môn học Lý thuyết động cơ, nhằm nghiên cứu tính toán quá trình nhiệt của động cơ, thiết kế, cải tiến và hoàn thiện động cơ.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung của môn học này bao gồm các kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của các loại động cơ đốt trong xăng, dầu, 2 kỳ, 4 kỳ, đồ thị chỉ thị. So sánh các loại động cơ, ưu nhược điểm từng loại và xu hướng phát triển hiện nay. Sau phần kiến thức tổng quát động cơ sinh viên sẽ được học cụ thể các cơ cấu và hệ thống trên động cơ đốt trong bao gồm: cơ cấu biên tay quay, hệ thống phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng, dầu, ga.

  1. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1: Mở đầu

1.1 Giới thiệu chung

1.2 Các định nghĩa

1.2.1 Động cơ nhiệt

1.2.2 Động cơ đốt ngoài

1.2.3 Động cơ đốt trong

1.3 Động cơ đốt trong sử dụng trên ô tô - máy kéo

1.3.1 Định nghĩa

1.3.2 Phân loại

1.4 Cơ cấu và hệ thống trên động đốt trong

1.5 Danh từ kỹ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.

Chương 2: Nguyên lý cơ bản của động cơ đốt trong.

2.1 Khái niệm về chu trình làm việc

2.2 Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ - Đồ thị chỉ thị.

2.2.1 Động cơ 4 kỳ dùng nhiên liệu xăng [loại cổ điển có bộ chế hòa khí]

2.2.2 Động cơ 4 kỳ dùng nhiên dầu – động cơ Diesel [loại cổ điển]

2.3 Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ - Đồ thị chỉ thị.

2.3.1 Động cơ 2 kỳ dùng nhiên liệu xăng.

2.3.2 Động cơ 2 kỳ dùng nhiên liệu dầu – động cơ Diesel.

2.4 So sánh các loại động cơ đốt trong

2.4.1 So sánh động cơ xăng và động cơ dầu.

2.4.2 So sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ.

2.5 Các chỉ số cơ bản của động cơ đốt trong.

2.6 Sự làm việc của động cơ nhiều xi lanh.

Chương 3: Cơ cấu biên – tay quay [trục khuỷu – thanh truyền].

3.1 Nhiệm vụ chung và các chi tiết chính.

3.2 Cấu tạo các chi tiết chính trong cơ cấu biên tay – tay quay.

3.2.1 Thân động cơ [thân máy, khối động cơ…]: nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, cấu tạo.

3.2.2 Xi lanh: nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, cấu tạo.

3.2.3 Nắp xi lanh: nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, cấu tạo.

3.2.4 Cạc te.

3.2.5 Đệm [don] nắp xi lanh.

3.2.6 Pít tông.

3.2.7 Chốt pít tông [ắc pít tông].

3.2.8 Séc măng [vòng găng].

3.2.9 Thanh truyền [biên].

3.2.10 Bu lông thanh truyền.

3.2.11 Bạc lót

3.2.12 Trục khuỷu [trục cơ]

3.2.13 Ổ đỡ [gối dỡ]

3.2.14 Bánh đà [bánh trớn]

Chương 4: Hệ thống phân phối khí

4.1 Nhiệm vụ

4.2 Phân loại

4.3 Yêu cầu

4.4 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp

4.4.1 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp treo. Sơ đồ

4.4.2 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp đặt. Sơ đồ

4.4.3 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp hỗn hợp. Sơ đồ

4.4.4 Các phương pháp bố trí đường nạp – đường xả

4.5 Thời kỳ phân phối khí và đồ thị phân phối khí.

4.6 Cấu tạo các chi tiết trong hệ thống phân phối khí có sú páp

4.6.1 Sú páp [Van]

4.6.2 Ổ đặt su páp [Đế sú páp]

4.6.3 Ống dẫn hướng [ống kềm]

4.6.4 Lò xo sú páp

4.6.5 Đĩa tựa.

4.6.6 Đòn bẩy [đòn gánh, cò mỗ]

4.6.7 Đũa đẩy [thanh đẩy]

4.6.8 Con đội

4.6.9 Trục cam phân phối khí

4.7 Bộ phận truyền động trục cam

4.8 Cơ cấu giảm áp

4.9 Hệ thống điều khiển sú páp trên các ô tô hiện đại.

4.10 Ý nghĩa khe hở nhiệt – Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt.

Chương 5: Hệ thống làm mát

5.1 Nhiệm vụ

5.2 Phân loại hệ thống làm mát

5.2.1Hệ thống làm mát bằng không khí [gió]. Sơ đồ

5.2.2Hệ thống làm mát bằng chất lỏng – nước. Sơ đồ

5.2.2.1 Hệ thống làm mát bằng chất lỏng kiểu đối lưu tự nhiên.

5.2.2.2 Hệ thống làm mát bằng chất lỏng kiểu tuần hoàn cưỡng bức.

5.3 Cấu tạo các bộ phận của hệ thống làm mát.

Chương 6: Hệ thống bôi trơn

6.1 Nhiệm vụ

6.2 Phân loại hệ thống bôi trơn

6.2.1 Hệ thống bôi trơn theo kiểu vung dầu

6.2.2 Hệ thống bôi trơn có áp suất.

6.2.3 Hệ thống bôi trơn theo kiểu hỗn hợp

6.3 Sơ đồ hệ thống bôi trơn trên một động cơ đốt trong

6.4 Cấu tạo các bộ phận của hệ thống bôi trơn

Chương 7: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng [dùng bộ chế hòa khí]

7.1 Tính chất nhiên liệu xăng.

7.1.1 Tính chống kích nổ.

7.1.2 Tính bốc hơi

7.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

7.2.1 Cấu tạo chung

7.2.2 Nguyên lý hoạt động

7.3 Cấu tạo các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

7.3.1 Thùng nhiên liệu

7.3.2 Bình lọc xăng

7.3.3 Bơm xăng

7.3.4 Bình lọc không khí

7.3.5 Ống nạp - Ống xả - Ống giảm âm

7.3.6 Bộ chế hòa khí đơn giản

7.4 Thành phần hỗn hợp đốt

7.4.1 Thành phần hỗn hợp đốt để động cơ làm việc bình thường.

7.4.2 Thành phần hỗn hợp đốt trong bộ chế hòa khí đơn giản.

7.5 Hệ thống và cơ cấu trên bộ chế hòa khí hoàn chỉnh.

7.5.1 Hệ thống phun chính.

7.5.2 Hệ thống chạy không tải [cầm chừng, nổ không, ralenti]

7.5.3 Hệ thống làm giàu [làm đậm, tiết kiệm]

7.5.4 Bơm tăng tốc

7.5.5 Hệ thống khởi động

7.5.6 Cơ cấu hạn chế số vòng quay động cơ [hạn chế tốc độ]

7.5.7 Bộ chế hòa khí K.88A

7.5.8 Bộ chế khí điều khiển bằng điện tử.

Chương 8: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ dầu – Diesel [loại cổ điển]

8.1 Tính chất nhiên liệu dầu

8.2 Sự tạo thành hỗn hợp đốt và các loại buồng đốt trên động cơ dầu

8.3 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ dầu

8.3.1 Cấu tạo chung

8.3.2 Nguyên lý hoạt động

8.4 Cấu tạo các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ dầu

8.4.1 Thùng nhiên liệu

8.4.2 Bình lọc nhiên liệu

8.4.3 Bình lọc không khí

8.4.4 Bơm thấp áp [bơm tiếp vận, bơm chuyển nhiên liệu]

8.4.5 Bơm tăng áp.

8.4.6 Van ngừng máy cấp tốc

8.4.7 Bơm cao áp

8.4.7.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp 1 hàng [1 dãy, PE]

8.4.7.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp rô to [bơm quay, CAV, DPA, Roosa master]

8.4.7.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp – vòi phun [kim bơm liên hợp GM]

8.4.8 Vòi phun dầu

8.4.8.1 Nhiệm vụ

8.4.8.2 Phân loại

8.4.8.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại vòi phun

- Vòi phun hở.

- Vòi phun kín.

· Vòi phun kín có chốt.

· Vòi phun kín không chốt.

· Vòi phun kín có van

Phần dành riêng cho sinh viên ngành công nghệ ôtô.

Chương 9: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ các ô tô hiện đại

9.1 Hệ thống phun xăng điện tử EFI [Electronic Fuel Injection]

9.1.1 Khuyết điểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.

9.1.2 Khái niệm về hệ thống phun xăng điện tử EFI.

9.1.3 Phân loại các hệ thống phun xăng.

9.1.4 Hệ thống phun xăng K. Jetronic.

9.1.5 Hệ thống phun xăng L. Jetronic.

9.1.6 Hệ thống phun xăng Motronic.

9.1.7 Hệ thống phun xăng Mono - Jetronic.

9.1.8 Cấu tạo vòi phun xăng điện tử và một số cảm biến của hệ thống phun xăng.

9.1.9 Hệ thống phun xăng trực tiếp vào buồng đốt động cơ.

9.2 Hệ thống nhiên liệu động cơ dầu có nhánh chung [Common rail]

9.2.1 Sơ đồ hệ thống Common rail.

9.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động một số chi tiết chính.

9.2.3 Cấu tạo vòi phun dầu điện tử và một số cảm biến.

9.2.4 Việc phát triển của hệ thống tạo hỗn hợp trong động cơ dầu.

Chương 10: Tự động điều chỉnh số vòng quay của động cơ

10.1 Cơ sở lý thuyết.

10.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều tốc.

10.2.1 Bộ điều tốc cơ khí

10.2.2 Bộ điều tốc thủy lực.

10.2.3 Bộ điều tốc chân không.

10.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm việc của bộ điều tốc.

10.3.1 Độ không đồng đều.

10.3.2 Quán tính của bộ điều tốc.

  1. Học liệu.

6.1 Học liệu bắt buộc: Bài giảng cấu tạo động cơ đốt trong.

6.2 Học liệu tham khảo

6.2.1 Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến. Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo dục – 1996.

6.2.2 Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo dục – 1999.

6.2.3 Phạm Minh Tuấn. Động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 1999.

6.2.4 Hoàng Minh Tác. Động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – 2003.

6.2.5 Bùi Văn Ga. Ôtô và ô nhiễm môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục – 1999.

6.2.6 Bùi Văn Ga. Quá trình cháy trong động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật – 2002.

6.2.7 Advanced Engine Technology – London Road Institute of Technology – 1999

6.2.8 J.B. Heywood. Internal Combustion Engine Fundamental. Mc Graw Hill – 1988.

6.2.9 P Degobert – Automobile et pollution. Editions Technics Paris – 1992.

6.2.10 Tài liệu kỹ thuật của Toyota, Mercedes.

  1. Hình thức tổ chức dạy học

Lịch trình chung:

Nội dung

Lý thuyết [tiết]

Bài tập [tiết]

Chương 1

2

Chương 2

4

Chương 3

6

1

Chương 4

4

Chương 5

2

Chương 6

2

1

Chương 7

6

1

Chương 8

6

Chương 9

4

1

Chương 10

4

1

Tổng cộng

40

5

  1. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.

Sinh viên phải đến lớp dự giờ đầy đủ theo qui định. Các bài tập kiểm tra giữa môn học sẽ cho đột xuất không báo trước để đánh giá sự hiện diện và khả năng tiếp thu của sinh viên.

Có bao nhiêu loại động cơ đốt trong?

Dựa vào nguyên liệu của động cơ đốt trong, loại động cơ này được phân loại thành 3 loại chính: Động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng. Động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu động cơ diezen. Động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu than.

Thế nào là động cơ đốt trong?

Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ. Động cơ điện là loại động cơ làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, trong đó điện năng sẽ chuyển hóa thành cơ năng.

Động cơ đốt trong 4 kỳ do ai chế tạo?

Năm 1885, Gottlieb Daimler, một kỹ sư người Đức, đăng ký bằng sáng chế cho động cơ bốn kỳ chạy bằng xăng đầu tiên.

Động cơ đốt trong là gì giải thích tại sao?

Động cơ đốt trong, động cơ nhiệt hay ICE [internal combustion engine] là tên gọi của một nhóm động cơ nhiệt, chúng giúp chuyển hóa từ nhiệt năng, thành động năng thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu bên trong buồng đốt [xi lanh], cung cấp hoạt động cho các phương tiện và máy móc.

Chủ Đề