So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Với người mới bắt đầu học về Cloud và muốn theo hướng DevOps, theo anh thì nên chọn học Cloud Service Provider (AWS, Azure, GCP etc.) nào trước ạ

Câu hỏi từ bạn John Nguyễn qua kênh Youtube Techmaster-

Bài viết tổng hợp tư vấn từ anh NTNgoc – DevOp/ Solution Architect Engineer tại NEC Solution (Japan). Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.


Câu trả lời về so sánh thì luôn luôn là tuỳ vào trường hợp và nhu cầu.

AWS - Amazone Web Services

Azure - Azure Microsoft

GCP - Google Cloud Computing

1. Phân tích nhu cầu của các công ty khi lựa chọn Cloud Service Provider

Theo kinh nghiệm có mang tính cá nhân của mình thì các khách hành lựa chọn Cloud Provider thường dựa trên nhiều tính chất

• Khách hàng lâu đời thường chọn AWS (các ngân hàng, bảo hiểm, tài chính,…) lý do là AWS ra đời sớm nhất vì vậy AWS đi vào thị trường này nhiều hơn các Cloud Provider khác

• Khách nào hệ thống cũ, phụ thuộc vào Window Server, có AD Server, C# .Net luôn chọn Azure.

• Khách nào hướng về Big Data, Machine Learning thì có xu hướng dùng GCP, vì Google sở hữu trang Kaggle là Web gối đầu của anh em Machine Learning.

• Các công ty mới hơn thì họ cũng phân vân giữa các cloud, để phân tích rõ hơn thì có thể phân tích tiếp ở các khía cạnh sau

2. Độ tin cậy dịch vụ của AWS, Azure, GCP

Cái này mỗi dịch vụ 1 độ tin cậy, nhưng thường AWS sẽ cao hơn chút

Ví dụ cụ thể là Single Instance (đây là service core của mọi cloud)

  • AWS commit chỉ số SLA >99.0 ~ 99.9 hoàn credit 10% . Trong khi GCP chỉ từ 95~99.5 (ít hơn 4% cho mức min). Còn Azure thì không thỏa thuận hoàn tiền, đồng thời SLA cho single instance cũng chỉ 99.5% (thay vì 99.9% như gcp và aws)

Chỉ số trên chỉ dành cho 1 service là single instance, chênh lệch không đáng kể và trong Production không ai dùng 1 instance cả. Nhưng qua đó nó chỉ ra được sự tự tin ở phía AWS vào dịch vụ của mình

3. Phân tích riêng về Amazone Web Service - AWS

Một số ưu điểm của AWS

• AWS lâu đời nhất, là nhà cung cấp Cloud ra đời sớm nhất.

• AWS dẫn đầu thị phần Cloud toàn thế giới. AWS phổ biến ở thị trường Nhật, hơn hẳn GCP và Azure.

• AWS sắp đặt máy chủ tại Hà Nội Đây là yếu tố rất quan trọng vì nếu dự án cho chính phủ thì sẽ không có quốc gia nào muốn lưu data ở nước khác cả.

• AWS cùng với GCP và Azure là 3 nhà cung cấp Cloud lớn nhất thế giới, vì vậy chọn AWS cũng là sự lựa chọn cực kì an toàn. Rất khó để các nhà cung cấp Cloud mới phát triển khác leo lên vị trí top 3 Cloud Service Provider này. Ngoài ra khi học kỹ về 1 cloud provider là cũng đã có kiến thức cơ bản cho các cloud provider khác

• AWS luôn muốn chứng minh có độ tin cậy cao hơn. Đơn cử là AWS luôn cố gắng đi đầu (dù sao aws cũng đi trước GCP 6 năm, Azure 8 năm ) để lấy các compliance do các tổ chức lớn cấp (chứng chỉ ISO, chứng chỉ về y tế HIPAA, tài chính… ) các chứng chỉ này hầu như ko có Việt Nam tuy nhiên là 1 lý do quan trọng để các khách hàng chọn AWS. Nếu nói riêng Nhật thì AWS đạt nhiều chứng chỉ hơn, nên thị trường Nhật cũng rất thích.

AWS Compliance Compliance Programs - Amazon Web Services (AWS)

GCP Compliance Compliance reports manager | Google Cloud

Azure Comliance Azure compliance documentation | Microsoft Docs

Nói về 1 số điểm cân nhắc giữa AWS và Cloud khác

• Thường thì là giá cả. AWS sẽ đắt hơn Cloud khác 1-5% tùy dịch vụ (con số không lớn). Nhưng với những gì AWS đạt được thì xứng đáng nhất: khả năng support khách hàng, AWS chú trọng về xây dựng private/hybrid cloud tốt hơn Cloud khác (hiện tại GCP cũng ra các service mới support hybrid nhưng AWS đã làm cách đây rất lâu rồi). Mặc dù nói giá cao nhưng thực tế AWS có những service free mà bên khác không có hoặc tính phí như là cognito (đi kèm amplify), parameter store

• AWS tuy đắt nhưng do đó cơ hội làm việc cùng AWS là các khách hàng “chi mạnh tay hơn”, có thể sẽ có offer về lương tốt hơn…Đây cũng có thể là một giả định vui, ý nói không phải phải đắt là các công ty sẽ ngại. AWS có những lợi thế mà những khách hàng “chịu chi nhất” sẽ chọn họ.

Cảm ơn bạn John Nguyễn đã đặt câu hỏi cho Techmaster. Hi vọng bài viết sẽ giúp định hướng con đường học tập Cloud/ DevOps sắp tới của bạn.

Hiện nay, có hai nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server khá nổi tiếng ở nước ngoài là Google Cloud Platform (GCP) và Amazon Web Service (AWS) khiến người sử dụng luôn phải băn khoăn suy nghĩ xem nhà cung cấp dịch vụ nào tốt hơn, phù hợp hơn cho doanh nghiệp.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Amazon Cloud Server và Google Cloud Server: Đâu là dịch vụ phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của bạn?” nhé!

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Google Cloud Server là gì?

Google Cloud Server, còn được gọi là Google Cloud Platform ra mắt lần đầu vào năm 2008 nhưng đến tận cuối năm 2010, dịch vụ IaaS đầu tiên của Google mới được giới thiệu. Đúng như tên gọi của nó, Google Cloud Server được xây dựng trên dịch vụ Platform-as-a-Service (PaaS) hay Nền tảng như một dịch vụ.

Một số dịch vụ cụ thể về Google Cloud Server có thể kể đến như Google tìm kiếm, Gmail, YouTube, Google Drive,… Google đã cung cấp các dịch vụ này nhằm biến chúng thành một Nền tảng để phát triển các hoạt động trong doanh nghiệp.

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Amazon Cloud Server là gì?

Amazon Cloud Server được cung cấp bởi Amazon Web Service (AWS). Đây là các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, thường là IaaS hay Infrastructure-as-a-Service (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ), tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong môi trường điện toán đám mây, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động.

Xem thêm: Các mô hình triển khai Cloud Server

Google Cloud Server và Amazon Cloud Server: 5 tiêu chí so sánh

Doanh thu và tăng trưởng

Theo nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud Server toàn cầu của Canalys, doanh thu cung cấp dịch vụ IaaS vào quý 2 năm 2022 của Amazon đang chiếm tới 31% toàn cầu, gần bằng hai đối thủ lớn của nhà cung cấp này cộng lại (Microsoft Azure là 24%, Google Cloud Platform là 8%)

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Điều này cũng không khó hiểu khi Amazon Cloud Server xuất hiện sớm nhất trên thị trường vào tháng 3 năm 2006, Google Cloud Server cũng xuất hiện ngay sau đó vào tháng 7 năm 2008. Song, đến tận cuối năm 2010, Google mới bắt đầu cung cấp dịch vụ Cloud Server IaaS, bốn năm có vẻ là quá dài đối với dịch vụ Cloud Server.

Tuy nhiên, sự phát triển của Amazon Cloud Server đang bắt đầu có dấu hiệu chững lại, khi gần đây, các số liệu đã chỉ ra rằng trong khoảng 3 tháng quý 2 năm 2022, doanh thu của Amazon trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Cloud Server chỉ tăng được khoảng 4,7%, trong khi đó, Google tăng tới 11,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Mức giá dịch vụ

Các chủ doanh nghiệp luôn không ngừng tìm cách để tối thiểu hóa chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Và sử dụng dịch vụ Cloud Server có thể sẽ là một trong những giải pháp thiết thực nhất để thực hiện được nhu cầu đó.

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi: “Amazon Cloud Server và Google Cloud Server: Dịch vụ nào có mức giá rẻ hơn?” một cách chính xác thì lại rất khó bởi chúng ta còn phải tính toán đến việc mức giá cung cấp ấy có phù hợp với chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp hay không.

Thêm nữa, dường như giữa Amazon Cloud Server và Google Cloud Server đang có một cuộc chiến giá cả cho thuê dịch vụ, khi họ liên tiếp đưa ra các gói dịch vụ miễn phí cho người sử dụng.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ Cloud Server cập nhật mới nhất năm 2023

Các tính năng và chất lượng dịch vụ

Amazon Cloud Server và Google Cloud Server có rất nhiều lợi thế về mức giá cung cấp dịch vụ Máy chủ đám mây, nhưng đây chỉ là một phần của vấn đề. Các doanh nghiệp ngoài việc tìm cách cắt giảm các chi phí, họ vẫn phải quan tâm đến độ linh hoạt, độ tin cậy, cả hiệu suất của toàn bộ hệ thống nữa.

Xem thêm: Lợi ích của Cloud Server

Theo số liệu thu thập được, Amazon hiện đang cung cấp gần 200 gói dịch vụ khác nhau, tuy nhiên, không phải gói dịch vụ nào cũng có thể tương thích hoàn toàn với toàn bộ hệ thống của các doanh nghiệp. Trong khi đó, Google chỉ cung cấp khoảng 95 gói dịch vụ, nhưng họ lại cung cấp các giải pháp cốt lõi, linh hoạt nhằm tương thích với các hệ thống sử dụng của từng đối tượng khách hàng.

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Như vậy, hẳn bạn đọc cũng đã có được câu trả lời về tính linh hoạt của Amazon Cloud Server và Google Cloud Server rồi đúng không?

Với AWS, họ đưa ra các giải pháp chung chung, thiếu tính điều chỉnh linh hoạt, còn GCP thì không như vậy, nếu nhu cầu điện toán đám mây của các doanh nghiệp khách hàng không phù hợp với các phiên bản họ đã xây dựng từ trước, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh để tránh phải mất chi phí cho những yếu tố không cần thiết.

Phạm vi tiếp cận khách hàng trên toàn cầu

Xét về tính linh hoạt của dịch vụ, GCP có thể vượt xa AWS, tuy nhiên, lợi thế của Google lại không nằm ở khả năng tiếp cận khách hàng trên toàn cầu.

So sánh google cloud platform và amazon cloud services

Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, GCP có mặt ở trên khoảng 35 quốc gia, còn AWS đã xuất hiện trên hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn nữa, Amazon còn đang xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu mới với tốc độ nhanh hơn Google.

Điều đó cho thấy, Amazon đang được khách hàng nước ngoài lựa chọn nhiều hơn so với Google. Mặc dù, không phải ở khu vực nào, Amazon cũng thực sự khả dụng.

Các gói dịch vụ miễn phí

Cả Amazon Cloud Server và Google Cloud Server đều có cung cấp các gói dịch vụ miễn phí nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thử các sản phẩm mới của họ.

Về cơ bản, cả Amazon Cloud Server và Google Cloud Server đều có hai dạng cung cấp dịch vụ miễn phí là “Miễn phí có thời hạn” (như 30 ngày dùng thử, 12 tháng miễn phí) hay “Luôn miễn phí” (nhưng chỉ nhận được một dung lượng cố định theo từng mốc thời gian cụ thể)

Amazon Cloud Server và Google Cloud Server: Đâu là lựa chọn phù hợp hơn với doanh nghiệp của bạn?

Nhìn chung, không có một câu trả lời nào thuyết phục cho câu hỏi “Amazon Cloud Server và Google Cloud Server: Dịch vụ nào phù hợp nhất?”. Bởi mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có những ưu thế và những hạn chế riêng trên thị trường.

Xem thêm: Nên lựa chọn Cloud Server Việt Nam hay nước ngoài?

Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ, bạn cần phải xác định được nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud Server của doanh nghiệp mình bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

“Bạn cần mức cấu hình ra sao?”

“Bạn muốn dịch vụ Cloud Server của bạn có những tính năng như thế nào?”

“Ngân sách bạn có thể chấp nhận cho việc sử dụng dịch vụ là bao nhiêu?”

Khi đã trả lời hết các câu hỏi trên, bạn chắc hẳn sẽ tìm được nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server tốt nhất, phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của bạn.

Còn nếu bạn chưa chắc chắn với lựa chọn của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chọn được dịch vụ phù hợp nhất nhé: