So sánh sông đà và tràng giang

đau thương mà dũng cảm ấy đã chắp bút cho biết bao nghệ sĩ để chúng ta, thế hệ mai sau, được đắm mìnhtrong những tác phẩm, lời văn thật đẹp. Một “Tây Tiến” của Quang Dũng lãng mạn hào hoa, một “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên trí tuệ triết lí và cả “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân rất mực tài hoa, uyên bác. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ suốt đời say mê kiếm tím cái đẹp, một miền Tây Bắc rộng lớn xa xôi bỗng hiện lên trước mắt độc giả, đặc biệt thể hiện qua hình ảnh Đà giang-hình tượng chính của tùy bút sông Đà. Đoạn trích từ “…” đến “…” đã tập trung khắc hoa hình ảnh sông Đà qua nhiều góc độ/ Song song với hình tượng con sông Đà vừa dữ dội, vừa dịu dàng ấy lại là hình ảnh người lái đò sông Đà – hình tượng chinh của tùy bút can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với sông Đà hung bạo. Nguyễn Tuân đã dành nữa cuộc đời mình cống hiến cho nền văn chương nước nhà với hai giai đoạn sáng tác nổi bật, từ một nhà văn lãng mạn, Nguyễn Tuân chân thành đem ngòi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ. Văn ông in đậm bản ngã cá nhân, đó là văn phong có thể thâu tó trong một chữ “ngông”, thể hiện sự tài hoa, uyên bác cùng những cảm giác mãnh liệt qua từng câuchữ. “Người lái đò sông Đà”, một trong những tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn, là thành quả của một chuyến đi thực tế gian khổ mà hào hùng đến miền Tây Bắc rộng lớn. Sông Đà dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Tuân hiện lên như một sinh thể sống động, một nhân vật rất có cá tính. Đoạntrích đề bài đã đi sâu khắc họa hình ảnh con sông Đà trữ tình trên nhiều góc độ, từ trên cao cho đến màu nước, cảnh ven sông/con sông đà hung bạo qua miêu tả đá sông đà, nước sông đà và sự phối hợp giữa sóng-gió-đá-nước. Như vậy, qua ngòi bút mềm mại tài hoa của Nguyễn Tuân, độc giả đã được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác của Đà giang, biểu tượng cho thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình. Hình ảnh con sông Đà cũng inđậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân song có những sự chuyển biến lớn. Bên cạnh sự am hiểu sâu sắc về địa lí sông ngòi, nhất là sông Đà cùng vốn kiến thức sâu rộng về văn chương nghệ thuật, ông đã hướng tầm mắt của mình đến với cái đẹp ở thời khắc hiện tại, ở phong cảnh quê hương đất nước, con người. Có một dòng sông thực của miền quê Tổ quốc và một dòng sông trong tác phẩm văn chương còn chảy mãi. Tài quan sát của Nguyễn Tuân nhạy bén, tinh tế, sắc sảo song song cùng với trí tưởng tượng giàu có phong phú độc đáo vô cùng, ngòi bút tả cảnh, dựng cảnh và dựng hình bậc thầy. “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp, được viết lên từ tình yêu đất nước say đắm thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp, vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, nhất là con người bình dị miền Tây Bắc.

SÔNG HƯƠNG

Đã có một dòng thi ca viết về sông Hương mà lạ thay, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ, mỗi người lại có một khám phá riêng về nó. Viết “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã không để cho dòng sông ấy tự lặp lại mình. Với vốn hiểu biết sâurộng về Huế, từ lịch sử, địa lí cho đến văn học, nhà văn đã thành công khắc họa một sông Hương khác biệt, mới mẻ, mang trong mình dáng hình duyên dáng tài hoa của một người thiếu nữ xuân sắc xuân tình. Ông đã mang cả tâm tình và tài năng để vẽ nên một dòng sông như nó vốn có, là một thứ tài sản ông muốn gửi lại cho thế hệ sau này với nhiều lời nhắn gửi tâm tình. Đoạn trích từ “…” đến “…” đã vẽ lên bức tranh sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, làm nổi bật lên nét mềm mại, nhẹ nhàng, tình tứ của dòng sông trọn đời trọn kiếp điểm tô cho xứ Huế mộng mơ. Từ đó, …

Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó máu thịt suốt cả cuộc đời và luôn dành cho xứ Huế những tình cảm đặc biệt. Gần như đụng đến vấn đề gì liên quan đến Huế, ở thời điểm nào và ở ddau, ông cũng có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được. Ông là một trong số ít những nhà văn Việt dành trọn sự nghiệp văn chương của mình cho thể kí, vẫn luôn được đánh giá là viết hay nhất. Bên cạnh lối hành văn hướng nội, súc tích, đắm say, kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trítuệ, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều. “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, một trong những bài kí dàinhất và tâm huyết nhất của ông về Huế, đã trải qua một lần thay đổi nhan đề, từ “Hương ơi, e phải mày chăng”, đem đến cho độc giả cái nhìn trọn vẹn hơn về đối tượng cảm xúc của bài kì – dòng sông Hương. Sông Hương đẹp từ cái tên và bước vào trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường càng đẹp hơn nữa. Nó mang vẻ đẹp riêng so với những dòng sông đẹp khác, được phát hiện từ góc độ cảnh sắc thiên nhiên cho đến lịch sử văn hóa. Đoạn trích đề bài đã [đi sâu khắc họa hình ảnh sông Hương khi chảy vào thành phố Huế mộng mơ, mang theo vẻ nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng]Dù so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa, sông Hưỡng đều được nhìn như một người con gái đẹp, rất thơ mộng trữ tình. Nàng duyên dáng tài hoa, có nhan sắc, có cá tính, tâm hồn dịu dàng mà sâu sắc, đa tình lẳng lơ kín đáo mà rất chung tình. Khác với dòng sông Đà của Nguyễn Tuân, gây ấn tượng hơn cả lại là vẻ hung bạo,dữ dằn, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thơ, lại đẹp như một bức tranh, nhất là khi quấn quýt bên thành phố Huế mộng mơ. Từ đó, ta thấy được sự tài hoa, uyên bác, cùng trí tưởng tượng phong phú giàu có, lãng mạn độc đáo của nhà văn. Ông mang một tình cảm yêu mến gắn bó thiết tha với dòng sông quê hương, với mảnh đất cố đó, niềm tự hào trân trọng những vẻ đẹp tự nhiên, đậm màu sắc văn hóa.Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến cho độc giả những phát hiện mới lạ và độc đáo của

Chủ Đề