So sánh tác phẩm sóng và vội vàng

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

– Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh). Ông được giới trẻ tấn phong là “Ông hoàng của thi ca tình yêu”. Ông mang đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng được trích trong tập Thơ Thơ là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu trước cách mạng.

2 . Cảm nhận.

2.1 . Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát. (Tham khảo đề 2)

– Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt “ (Christopher Hoare).

– Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ . Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.

-Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn : ” yêu và sự hiến dâng” , chữ ” hiến dâng” không được hiểu theo nghĩa thông tục . Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.

– Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người trong thời đại ấy.

* Nghệ thuật : bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu , âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh .

2.2 . Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng.

– Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió. “Tắt nắng ” để màu hoa không tàn, “Buộc gió” để hương đừng bay đi.

– Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn hoa thơm cỏ lạ. Đó là ” hoa đồng nội xanh rì”, “là cành tơ phơ phất “, là” khúc tình si của yến anh “, là ” mây đưa gió lượn ” ….mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ đầy quyến rũ như bờ môi thiếu nữ “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .

– “Hương” với “màu” ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người. Xuân Diệu là người luôn lo sợ về thời gian , về tuổi tác vì theo nhà thơ : “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian/ Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

– Cho nên Xuân Diệu khát vọng chiếm lấy quyền năng của tạo hóa để vũ trụ ngừng quay, thời gian ngừng trôi , để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.

* Nghệ thuật : thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, sử dụng động từ mạnh ” tắt, buộc”.

3 . So sánh.

– Giống nhau : đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu , đều thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.

– Khác nhau : khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi , là khao khát dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội Vàng thì thể hiện một qun niệm sống : sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn.

Cảm nhận vẻ đẹp khát vọng tình yêu tuổi trẻ trong 2 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Vội vàng” của Xuân Diệu


* Gợi ý làm bài:

  1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”. – Giới thiệu bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. – Khái quát: vẻ đẹp tình yêu đắm say và khát vọng sống mãnh liệt trong 2 bài thơ cuối của 2 tác phẩm.

II. Thân bài:

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh).

– Tâm trạng đầy lo âu, trăn trở của nhà thơ khi nhìn thấy sự đối lập giữa con người và vũ trụ. Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo và những ngậm ngùi. Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ của mỗi con người là hữu hạn. Cho nên không thể ngăn nổi “năm tháng vẫn đi qua”. Giống như biển khơi kia “dẫu rộng” vẫn nào ngăn được một đám mây bay về cuối chân trời. Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nên Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời người.

– Khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh, đó là khao khát muốn mình “được tan ra” thành “trăm con sóng nhỏ”. Sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương bao la. Tình yêu của con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ tàn phai theo năm tháng. Và tình yêu sẽ chỉ bất tử khi tình yêu đó hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.

– Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Để ngàn năm còn vỗ”. Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thành, giàu trực cảm.

+ Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn,sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ. Tạo nên 2 hình tượng tuy hai mà một, nhà thơ sử dụng hình ảnh con sóng nhẹ nhàng nhưng đầy nữ tính để thể hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của mình

⇒ Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé – con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn – “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông để tình yêu trở thành bất tử. Thể thơ năm chữ, hình tượng “sóng” vừa mang tính ẩn dụ, vừa giàu tính thẩm mĩ.

Liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng:

– Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi).

– Đoạn thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian.

– Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt.

So sánh khát vọng sống của hai nhà thơ:

– Giống nhau:

+ Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời , vào “cái ta” chung rộng lớn.

+ Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và chất triết lí.

⇒ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện được tình yêu mãnh liệt, trào dâng của nhân vật trữ tình; khao khát vượt qua giới hạn nhỏ hẹp để thỏa mãn tình yêu rộng lớn; có sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí; sử dụng thể thơ tự do.

* Sự khác biệt:

– Tình yêu trong Sóng là tình yêu lứa đôi còn tình yêu trong Vội vàng là tình yêu cuộc sống. Khát vọng trong Sóng là khát vọng bất tử hóa, vĩnh viễn hóa tình yêu còn khát vọng trong Vội vàng là khát vọng được tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc sống của trần gian. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong Sóng là cảm xúc lắng sâu, tha thiết, đằm thắm còn trong Vội vàng là đắm say, cuồng nhiệt, vồ vập.

Điểm khác biệt không chỉ nằm ở phong cách thơ mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ trước sự “chảy trôi” của thời gian. Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng. Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử …

Xuân Quỳnh trước những đổ vỡ trong cuộc sống và bằng những dự cảm đầy nữ tính, luôn khát vọng muốn hòa tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu chung của cuộc đời để tình yêu đó luôn còn mãi. Xuân Diệu quan niệm thời gian chảy trôi, không tuần hoàn nên đề xuất lối sống gấp gáp, cuống quýt, vội vàng, tận hiến, tận hưởng.

– Về nghệ thuật: ở Sóng, Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ nhịp nhàng, đều đặn gợi âm điệu của tiếng sóng biển, hình ảnh giản dị giàu sức gợi; còn ở Vội vàng, Xuân Diệu sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn không đều nhau, hình ảnh tươi mới, tràn đầy sức sống, cách ngắt nhịp nhanh mạnh, giọng thơ sôi nổi.

– Nguyên nhân sự khác biệt :

+ Mỗi nhà thơ có một phong cách nghệ thuật riêng để lại ấn tượng khác nhau trong lòng độc giả .

+ Hoàn cảnh sáng tác: hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ.