So sánh tính axit của ch3cooh và clch2cooh

SO SÁNH TÍNH ACID

Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H [hidro]:

Là khả năng phân ly ra ion H [+] của hợp chất hữu cơ đó. Khả năng tách ion H+

của nhóm -OH càng mạnh thì tính acid cáng cao.

So sánh tính acid của các hợp chất hữu cơ cùng nhóm chức.

*Tính acid của HCHC giảm dần khi liên kết với các gốc hydrocacbon [HC] như

sau

Gốc HC có liên kết 3 > gốc HC thơm > gốc HC chứa liên kết đôi > gốc HC no.

* HCHC cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử [gốc hydrocacbon no] thì gốc acid

giảm dần theo thứ tự: gốc càng dài càng phức tạp [càng nhiều nhánh] thì tính acid

càng giảm.

VD: CH3COOH > CH3CH2COOH \>CH3CH2CH2COOH \> CH3CH[CH3]COOH.

*Với các hợp chất hữu cơ cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử nhưng trong gốc

này lại chứa các nhóm hút điện tử [halogen] thì tính acid tăng giảm theo thứ tự sau

+ Cùng 1 nguyên tử halogen, càng xa nhóm chức thì thì tính acid càng giảm.

VD: CH3CHClCOOH > ClCH2CH2COOH

+ Cùng 1 vị trí của nguyên tử thì khi liên kết với các halogen sẽ giảm dần theo

thứ tự

F > Cl > Br > I .................. độ âm điện càng cao hút càng mạnh

VD: FCH2COOH > ClCH2COOH > BrCH2COOH .

So sánh tính acid của các hợp chất hữu cơ khác nhóm chức

* Tính acid giảm dần theo thứ tự

Acid hữu cơ > H2CO3 \> Phenol > H2O > Rượu.

BÀI TẬP

Tính acid của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ

tự nào?

Hướng dẫn: độ mạnh của acid theo thứ tự sau:

Acid hữu cơ > H2CO3 \> Phenol > H2O > Rượu.

Như vậy

+ độ acid của C2H5OH < H2O

+ độ acid của HCOOH, CH3COOH được giải thích như sau: HCOOH liên kết với gôc H

[ko đẩy ko hút]; CH3COOH liên kết với gốc –CH3[đẩy e] => CH3COOH < HCOOH.

Kết luận => C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH

Bài tập ứng dụng So sánh và sắp xếp theo thứ tự tính acid tăng dần của các chất sau:

So sánh tính axit của các chất sau đây: CH2Cl-CH2COOH [1], CH3COOH [2], HCOOH [3], CH3-CHCl-COOH [4]

[3] > [2] > [1 ] > [4]

[4] > [2] > [1 ] > [3]

[4] > [1] > [3]. > [2]

Kết quả khác

Đáp án đúng: C

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Gốc R [trong RCOOH] hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh

Ta thấy, xét về tính hút e CH3-CHCl- > CH2ClCH2- > H- > CH3-

[nguyên tử Cl càng gần nhóm COOH thì ảnh hưởng hút e tăng]

\=> [4] > [1] > [3] > [2]

\=> Đáp án C

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Luyện tập

Câu hỏi liên quan

  • Loại phân bón hóa học gây chua cho đất là
  • Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
  • Chất nào sau đây là chất không điện li ?
  • Phản ứng nào sau đây phi kim bị oxi hóa ?
  • Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
  • Cho dãy biến đổi hoá học sau :
    Điều nhận định nào sau đây đúng:
  • ![Cho sơ đồ phản ứng: Hsub2/sub  ][//tuhoc365.vn/wp-content/uploads/2020/03/qa-238x145.png] Cho sơ đồ phản ứng: H2
    X
    Y
    Z
    T
    propan-2-ol. Biết X, Y, Z, T đều là sản phẩm chính. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Z lần lượt là
  • Xét hệ cân bằng hóa học sau xảy ra trong bình kín: C [rắn] + H2O [hơi] CO [khí] + H2 [khí] Tác động nào sau đây vào hệ [giữ nguyên các điều kiện khác] không làm chuyển dịch cân bằng?

Chủ Đề