So sánh triều tiên và hàn quốc

1. Nữ giáo viên dạy bắn súng ở Bình Nhưỡng và nam "đồng nghiệp" cô tại Seoul.

2. Quân nhân Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu phi quân sự liên Triều.

 3. Công viên nước Munsu ở Bình Nhưỡng và công viên nước Caribbean Bay ở Seoul.

4.Một nhân viên tại công viên nước Munsu [Bình Nhưỡng] và một nhân viên cứu hộ ở công viên nước One Mount [Hàn Quốc].

5. Mua sắm tại siêu thị ở Bình Nhưỡng và Seoul.

6. Một lái tàu du lịch trên sông Taedong ở Bình Nhưỡng và "đồng nghiệp" của ông trên sông Hán ở Seoul.

7. Công nhân Triều Tiên tại một nhà máy ở thành phố cảng Wonsan và công nhân Hàn Quốc ở thành phố Chuncheon.

8. Nông dân ở Triều Tiên và nông dân Hàn Quốc.

9. Sinh viên 23 tuổi ở Bình Nhưỡng và sinh viên 24 tuổi ở Seoul.

10.Bé gái 9 tuổi trong ngày Quốc tế Thiếu nhi ở Bình Nhưỡng và bé gái 10 tuổi tại Tuần lễ thời trang Seoul.

 

Tin liên quan

Căng thẳng đã gia tăng đáng kể trên Bán đảo Triều Tiên trong những ngày gần đây sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc thử nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo.

Vào ngày 12/9, Triều Tiên cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa "chiến lược" có khả năng bắn trúng mục tiêu cách đó 1.500 km [930 dặm].

Ba ngày sau, cả hai nước đều phóng thử tên lửa đạn đạo - loại vũ khí dẫn đường có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Lược sử hai miền Triều Tiên

Sau thất bại của đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô đã phân chia quyền kiểm soát Bán đảo Triều Tiên, vốn nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản.

Liên Xô kiểm soát lãnh thổ ở phía bắc và Mỹ kiểm soát phía nam.

Năm 1950, quân đội Triều Tiên, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô, đã xâm lược miền Nam, khơi mào cho Chiến tranh Triều Tiên. Để đáp lại, Mỹ đã triển khai khoảng 1,78 triệu quân trong cuộc chiến kéo dài ba năm.

Sau đó, hai bên đình chiến, tuy nhiên không có hiệp ước hòa bình chính thức nào được ký kết.

Đối đầu quân sự

Cả hai miền Triều Tiên đều tăng cường chi tiêu quân sự của họ trong thời gian qua.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Triều Tiên có quân đội lớn thứ tư trên thế giới với khoảng 1,28 triệu quân nhân đang hoạt động.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Triều Tiên, quốc gia với 25,8 triệu dân, đã chi gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội [GDP] cho quân đội - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Trong khi đó, quân đội của Hàn Quốc có khoảng gần 600.000 người, chỉ bằng một nửa quân số Triều Tiên. Ngoài ra, có khoảng 26.400 lính Mỹ đang đồn trú tại ít nhất 73 căn cứ trên khắp đất nước Hàn Quốc.

Trại Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, nằm cách Khu phi quân sự [DMZ] khoảng 100km [60 dặm], chia cắt hai miền Triều Tiên.

Là một phần của Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt [SMA], chính phủ Hàn Quốc phải trả 1 tỷ USD mỗi năm để nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ.

Các chương trình tên lửa

Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã thực hiện hơn 150 vụ thử tên lửa, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế [CSIS].

Những thử nghiệm này bao gồm từ tên lửa tầm ngắn [SRBM] - những tên lửa có tầm bắn dưới 1.000 km [620 dặm] - đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa [ICBM] - với tầm bắn tối thiểu 5.500 km [3.400 dặm], thường được sử dụng để mang vũ khí hạt nhân.

Hơn một nửa trong số các cuộc thử nghiệm này diễn ra trong 10 năm qua dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người thừa kế quyền lực sau khi cha ông qua đời vào năm 2011.

Người đàn ông 37 tuổi này đã đe dọa sẽ tiếp tục chế tạo vũ khí công nghệ cao nhắm vào Mỹ và bác bỏ lời kêu gọi đối thoại của chính quyền Biden, đồng thời yêu cầu Washington cần phải từ bỏ các chính sách "thù địch" trước.

Vào tháng 5, chính quyền Biden đã công bố một cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, nói rằng họ vẫn theo đuổi phi hạt nhân hóa nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ "món hời" nào cho Bình Nhưỡng.

Tầm bắn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã tăng dần trong những năm qua. Vào tháng 11/2017, nước này đã bắn thử ICBM Hwasong-15, có tầm bắn ước tính là 12.874 km [8.000 dặm] và có thể vươn tới bất kỳ đâu trên lục địa nước Mỹ.

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên

Năm 2003, Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước phổ biến vũ khí hạt nhân - một thỏa thuận quốc tế của LHQ nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ khí.

Ba năm sau, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Il, nước này đã cho nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên tại bãi thử hạt nhân dưới lòng đất Punggye-ri nằm sâu trong vùng núi phía đông bắc.

Tổng cộng, Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân.

Gần đây nhất, vào tháng 9/2017, người ta cho rằng Triều Tiên đã thử nghiệm một quả bom khinh khí hơn 140 kilotonne - loại bom nguyên tử cực kỳ mạnh mẽ.

Vào tháng 8/2021, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế [IAEA] cho biết họ tin rằng Triều Tiên đã khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân nhằm mục đích sản xuất plutonium cho vũ khí nguyên tử.

Triều Tiên đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc tế do các chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Triều Tiên có từ 20 đến 60 vũ khí hạt nhân.

Người thực hiện: Lê Phương; Nguồn: AL JAZEERA

Lê Phương [AL JAZEERA]

17 tháng 1 2022

Chụp lại hình ảnh,

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gần đây tuyên bố sẽ xây dựng một lực lượng quân sự "bất bại"

Quân đội Hàn Quốc đưa tin, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng vào hôm thứ Hai. Đây là vụ thử thứ tư trong tháng này, theo Reuters.

Chính phủ Nhật Bản cũng ghi nhận về vụ phóng trên, với việc Chánh văn phòng Nội các - ông Hirokazu Matsuno lên án chúng là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của khu vực.

Bắc Hàn tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh

TT Biden áp lệnh trừng phạt đầu tiên lên Bắc Hàn do các vụ thử tên lửa

Trong vòng chưa đầy hai tuần, Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân đã tiến hành ba vụ thử tên lửa khác, tần suất phóng bất thường. Hai trong số đó liên quan đến "tên lửa siêu thanh" đơn lẻ có khả năng đạt tốc độ cao và có khả năng cơ động sau khi phóng. Còn khi vụ cuối cùng vào hôm thứ Sáu liên quan đến một cặp tên lửa đạn đạo tầm ngắn [SRBM] được bắn từ các toa tàu.

Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai, vụ phóng hôm thứ Hai dường như có sự tham gia của hai chiếc SRBM được bắn về phía đông từ Sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn đã sử dụng sân bay này để bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 [IRBM] vào năm 2017.

Giáo sư Mason Richey tại Đại học Nghiên cứu Nước ngoài Hankuk ở Seoul cho biết: Tốc độ thử nghiệm và sự đa dạng của các địa điểm phóng cho thấy Bắc Hàn có đủ tên lửa để cảm thấy dư dả khi sử dụng chúng trong các cuộc thử nghiệm, huấn luyện và trình diễn. Đồng thời giúp củng cố sức răn đe bằng cách nhấn mạnh vào số lượng tên lửa của mình.

Bắc Hàn đã không thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa [ICBM] hoặc vũ khí hạt nhân tầm xa nhất kể từ năm 2017, nhưng sau khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sa lầy vào năm 2019, họ đã bắt đầu công bố và thử nghiệm một loạt các thiết kế tên lửa đạn đạo tầm ngắn SRBM mới.

Nhiều loại SRBM gần đây nhất, bao gồm cả tên lửa siêu thanh, dường như được thiết kế để né được hệ thống phòng thủ tên lửa. Bắc Hàn cũng đã tuyên bố sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân chiến thuật, thứ có thể cho phép nước này triển khai đầu đạn hạt nhân trên các SRBM như vậy.

Richey nói: "Mỗi vụ phóng tên lửa chiến thuật đều thể hiện rằng các biện pháp trừng phạt có tác động ít ỏi lên chính quyền Kim như thế nào và Mỹ ... đã thất bại trong việc khiến Bắc Hàn phải trả đủ chi phí phát triển chương trình tên lửa tầm ngắn như thế nào".

Chụp lại video,

Vì sao Bắc Hàn cứ tiếp tục phóng tên lửa?

Ngoại giao sa lầy

Các vụ phóng mới nhất đã thu hút cả sự lên án lẫn việc kêu gọi đối thoại từ chính quyền Hoa Kỳ - nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn và đang thúc đẩy nhiều hơn nữa.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đầu tiên đối với Bình Nhưỡng vào hôm thứ Tư, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa vào danh sách đen một số cá nhân và thực thể của Bắc Hàn. Mỹ cũng lặp lại lời kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại các cuộc đàm phán nhằm giảm căng thẳng và thuyết phục nước này từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Bắc Hàn đã biện minh cho các vụ thử tên lửa là quyền chủ quyền để tự vệ của mình và cáo buộc Hoa Kỳ cố tình làm leo thang tình hình bằng các lệnh trừng phạt mới.

Trong một tuyên bố trước các vụ thử tên lửa hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cho biết mặc dù Washington có thể nói về ngoại giao và đối thoại, nhưng các hành động của họ cho thấy Mỹ vẫn mải mê thực hiện chính sách "cô lập và bóp nghẹt" Bắc Hàn.

Các vụ phóng diễn ra khi Bắc Hàn, đang ở thế bị cô lập hơn bao giờ hết với việc tự áp đặt việc đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, nhưng dường như Bắc Hàn đang chuẩn bị mở ít nhất một số hoạt động thương mại qua biên giới đất liền với Trung Quốc.

Bắc Hàn phóng 'vật thể bay không xác định' ra biển

Việc Bắc Hàn thử nghiệm tên lửa có ý nghĩa gì với thế giới?

Bắc Hàn bắn thử tên lửa phòng không mới

Các công ty môi giới Trung Quốc cho biết họ mong đợi việc nối lại thương mại thường trực với Bắc Hàn sớm nhất là vào thứ Hai, sau khi một đoàn tàu của Bắc Hàn đến một thị trấn biên giới Trung Quốc vào Chủ nhật trong chuyến đi đầu tiên như vậy kể từ khi các đợt phong tỏa biên giới vì dịch Covid bắt đầu vào năm 2020.

Leif-Eric Easley, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha ở Seoul, cho biết: "Thời điểm này cho thấy Bắc Kinh còn hơn cả việc đồng lõa với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng; Trung Quốc đang hỗ trợ Bắc Hàn về mặt kinh tế và phối hợp với nước này về mặt quân sự".

Tuần trước, Trung Quốc đã chỉ trích các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, nhưng cũng kêu gọi tất cả các bên hành động thận trọng và tham gia đối thoại để giảm căng thẳng.

Bắc Kinh cho biết họ thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế hiện có, nhưng đã cùng với Nga thúc giục Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn.

Video liên quan

Chủ Đề