Văn bản Hai loại khác biệt được trích từ đầu

Hướng dẫn Soạn Bài Hai loại khác biệt ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 6 bộ Sách Kết nối tri thức theo chương trình mới.

II. Hướng dẫn soạn Hai loaị khác biệt sách Kết nối tri thức

1. Trước khi đọc

Câu 1[trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới]

- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân.

Câu 2[trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới]

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,….

2. Đọc văn bản

Câu 1.Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

2. Theo dõi:Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

- Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính.

- Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.

- Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,….

Câu 3.Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?

J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.

4. Suy luận:Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

- Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

- Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành.

- Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.

- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

Câu 5.Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.

Lí lẽ: Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Từ đó đưa ra dẫn chứng về sự khác biệt của bản thân và đa số những người xung quanh với J.

Câu 6.Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?

- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.

3. Sau khi đọc – Trả lời văn bản

Câu 1.Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.

Câu 2.Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

- Số đông các bạn trong lớp:

+ Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.

+ Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.

+ Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.

- Chỉ riêng J:

+ J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.

+ Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

+ Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.

+ Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.

+ Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.

Câu 3.Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.

- Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.

→ Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.

Câu 4.Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” [qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp] và sự “khác biệt có ý nghĩa” [qua cách thể hiện của J]. Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.

Câu 5.Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.

- Ngược lại, muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.

Câu 6.Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.

- Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.

III. Tổng kết bài soạn Hai loaị khác biệt sách Kết nối tri thức

1. Giá trị nội dung bài Hai loaị khác biệt

- Truyện kể về một kỉ niệm thời trung học của nhân vật tôi khi phải hoàn thành bài tập của giáo viên. Qua đó, “tôi” đưa ra những bàn luận về hai loại khác biệt: sự "khác biệt vô nghĩa" [qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp] và sự "khác biệt có ý nghĩa" [qua cách thể hiện của J].

- Bài học về sự khác biệt, nhưng phải là sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi con người. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

2. Đặc sắc nghệ thuật bài Hai loaị khác biệt

- Trong văn bản có những đoạn kể chuyện, nhưng mục đích vẫn là bàn luận, đánh giá về hai loại khác biệt mà lớp trẻ thường thể hiện. Cách trình bày như thế làm cho bài nghị luận trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ tiếp nhận.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.

IV. Viết kết nối với đọc

Bài tập [trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới]

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Đoạn văn tham khảo:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức

A. Soạn bài Hai loại khác biệt ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Theo em, bạn đó là người vừa có tài năng, ưu điểm nổi bật nhưng lại rất khiêm tốn không phô trương. Em cần học hỏi bạn

Đọc văn bản

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bài tập mà giáo viên đưa cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì

Trả lời:

Theo lời giáo viên, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

Trả lời:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:

- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày.

- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.

- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.

Câu 3 [trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J

Trả lời:

Các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J vì trong khi tất cả mọi người đều cố tỏ ra khác biệt bằng cách ăn mặc, hành động lạ lùng thì J lại cực kì nghiêm túc với từng tiết học và trông cậu chẳng khác gì mọi ngày.

Câu 4 [trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J? 

Trả lời:

 J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. 

Sau khi đọc

Câu 1 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, điều quan trọng hơn là bài học rút ra từ câu chuyện. 

- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra.

Câu 2 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau:

+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường: hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.

+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.

Câu 3 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.

- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.

Câu 4 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Em đồng tình với cách phân chia như thế.

- Vì:

+ Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích.

+ Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng. 

Câu 5 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện

Câu 6 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.

- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm chán, vô nghĩa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Bài mẫu tham khảo

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu! 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hai loài khác biệt:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Tiến sĩ Youngme Moon – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard [Harvard Business School], Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới [Senior Associate Dean for Strategy and Innovation].

2. Sự nghiệp

- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.

-  Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch, NXB Khoa học xã hội và An-pha-búc, Hà Nội, 2017.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 [Từ đầu … đến "nội quy nhà trường"]: Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

- Đoạn 2 [Tiếp … đến “nể phục cậu”]: Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

- Đoạn 3 [Đoạn còn lại]: Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

3. Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt:

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Bài văn “Hai loại khác biệt” kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài. Câu chuyện đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

5. Giá trị nội dung

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

6. Giá trị nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 61

Bài tập làm văn

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng [vấn đề] mà em quan tâm

Trình bày ý kiến về một hiện tượng [vấn đề] đời sống

Củng cố, mở rộng trang 71

Video liên quan

Chủ Đề