So sánh viếng lăng bác và bác ơi

Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy) => Khi bình về hình ảnh cây tre

  • “Miền Nam đang thắng mở ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”. (Bác ơi- Tố Hữu)
  • Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu... Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ. (Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi...- Hải Như)
  • Trong lăng Bác chợt nghĩ như sau mỗi việc làm trăng ơi trăng biết thế trăng bước nhẹ nhàng chăng! (Trăng lên- Phạm Ngọc Cảnh) => Phân tích 2 câu đầu khổ 3
  • Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha. (Bác ơi-Tố Hữu)
  • Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! (Bác ơi- Tố Hữu) => Sử dụng ở phần mở bài.
  • Nhận xét về bài thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết "Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một

đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc".

  1. Suy nghĩ của Viễn Phương về nghề văn (sử dụng được nhận định này cho các tác tác phẩm viết về hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc). "..ộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự hi sinh của nhân dân ta cao cả quá, mà những gì ta có được về mặt văn học chưa tương xứng với tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc..ôi muốn nói lên sự thật, góp phần giúp thế hệ mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi ước mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ về cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng".
  2. Đúng như nhà thơ đã chia sẻ cùng bạn đọc, bài thơ thật giản dị."Bở i tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn rất giản dị". Giản dị ở câu thơ, lời thơ, giản dị trong cả những suy nghĩ, ước mong. Giản dị, tự nhiên nhưng vẫn vô cùng sâu sắc.
  3. Quanh lăng Bác trồng rất nhiều loại cây có ở mọi miền đất nước. Viễn Phương đã chọn cây tre, thứ cây không nơi nào không có, nhất là những vùng nông thôn. Tre xanh xanh tự bao giờ/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy trên đường vào viếng lăng Bác là "hàng tre bát ngát trong sương". Hàng tre xanh xanh Việt Nam tạo cảm giác thân thương, gần gũi biết bao. Có một làng quê Việt Nam giữa lòng Hà Nội, nơi Bác nằm yên nghỉ "trong giấc ngủ bình yên".
  4. Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ tinh sương đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưở ng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn. Cả bài thơ bốn khổ, khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tang thi ca viết về CHủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc”. (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, Sdd)
  5. Hình ảnh Bác là trung tâm của bài thơ. Những hình ảnh ẩn dụ trong bài về Bác nhấn mạnh vào sự trường tồn, vĩnh cửu của Bác, của những tư tưở ng, tình cảm mà Bác để lại cho dân tộc. Nếu mặt trời gợi lên sự lớn lao, vĩ đại thì vầng trăng lại gợi lên vẻ thanh cao, trong sáng. Một bên là vẻ đẹp của trí tuệ, tư tưở ng, một bên là vẻ đẹp của tâm hồn, tình cảm.
  6. Về câu thơ:"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim". Vẫn biết chuyện sống chết là quy luật ở đời không ai tránh khỏi, vẫn biết di sản quý báu Bác để lại cho dân tộc sẽ còn mãi mãi (như trời xanh, như trăng sao) mà sao vẫn không thể kìm được lòng mình khi đứng trước di hài Bác. Cứ ngỡ như vô lí (trong nhận thức) ấy cũng lại là cái có lí bở i nó nằm trong một quy luật tình cảm khác, quy luật của tình cảm.
  7. “Ví Bác như mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng đem so sánh với mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, mà chưa hề có. Mặt

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưở i kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh Vui mỗi mầm non, trái chín cành Vui tiếng ca chung hoà bốn biển Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. ....