Sóng cài then là gì

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

a. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Hình ảnh trong câu thơ gợi cho em liên tưởng gì?


Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng

Xem chính sách

Xem thêm

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Lạ Thay! hay thay ! là kiểu câu gì [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Mở bài gián tiếp tả cây vải [Ngữ văn - Lớp 4]

1 trả lời

Xác định các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng trong haicâu thơsau :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Nhanh nha các bạn. Ai làm đúng và đầy đủ mình cho tick nhen.

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

– Dẫn dắt vào đoạn trích của tác phẩm. Một đoạn trích nét đẹp khoẻ khoắn của người dân chài và vẻ đẹp giàu có của biển khơi

II. Thân bài:

1. Âm hưởng bài ca lao động trong quang cảnh ra khơi của những con thuyền:

– Cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

– Sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi như ngôi nhà thân quen, gợi sự bình yên đối với người dân chài.

– Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, – Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

+ Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải là một con thuyền đơn độc ra khơi. Một hình ảnh giản dị, mộc mạc rất đỗi thân thuộc với cư dân vùng biển

+ Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực

=> Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

2. Cảnh ra khơi đầy hứa hẹn trong cảm hứng hát vang bài ca lao động:

– Các hình ảnh:

+ Hình ảnh so sánh đẹp "Cá thu biển Đông như đoàn thoi".

+ Hình ảnh nhân hoá tinh tế: “dệt”

+ Từ “ta” đầy tự hào, không còn cái “tôi” cô đơn nhỏ bé…

=> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn.

– Cảnh các con thuyền:

+ Hình ảnh nói quá cho thấy: con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kỳ vĩ và ngang tầm vũ trụ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng”,

Một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm -> gợi sự nhịp nhàng, hoà quện của đoàn thuyền với biển trời.

+ Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để dò bụng biển. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng

=> Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài và tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

3. Dụng ý nghệ thuật:

– Tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên, hoà nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ.

– Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới.

– Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

III. Kết bài:

Khẳng định nét đẹp của bài thơ.

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

Trong các tác phẩm thơ đã đọc, em thích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ ra đời sau một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai của tác giả. Khung cảnh lao động hăng say của những người đánh cá trên biển trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo cảm xúc cho nhà thơ. Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những sự liên tưởng ý nhị giàu hình ảnh, cảm xúc, nhà thơ đã tạ cho tác phẩm một sức sống mãnh liệt và một vẻ đẹp huy hoàng. Trong bài thơ, có đoạn thơ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng cá bạc biển Đông lặn

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

II. Thân bài:

Đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Toàn bài là một chuyến đánh cá đêm trên biển. Và đoạn thơ trên là mở đầu của chuyến đi ấy cho cả không gian và thời gian. Đó là một buổi hoàng hôn trên biển với một vẻ đẹp kì vĩ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Ngay từ hai câu thơ đầu nhà thơ đã khéo léo dùng những hình ảnh cụ thể sinh động “mặt trời” “biển” “sóng” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để tạo nên một khung cảnh thời gian đang biến chuyển về đêm.

Hình ảnh mặt trời rực rỡ như hòn lửa đang lặn dần trong mặt biển báo hiệu một ngày đã trôi qua và cũng như muốn nhường cho mặt biển ấy một hoạt động lúc vào đêm. Chỉ với biển, với sóng, tác giả tạo nên một sự nhân hóa vừa mang nét kì bí vừa như khép lại một thế giới này để rồi mở ra một thế giới khác cũng đẹp và huyền ảo của biển đêm.

III. Kết bài:

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

“cài then” “sập cửa”, những hành động nghỉ ngơi lại được thực hiện bởi “sóng” “đêm” bởi đó chính là điều kiện mà con người nơi đây đã sống: gần biển, trên biển.

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

ác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” [cài then] của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là nhửng người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình: công việc đánh cá trên biển. Vì thế chuyến đi của họ tràn đầy lời ca tiếng hát, nhiệt huyết hăng say lao động.

II. Thân bài:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Vì khí thế của những người ra đi hăng say như thế nên tác giả đã dùng một hình ảnh thật đẹp và nên thơ, lời ca tiếng hát hào hùng đã cùng với gió khơi làm căng buồm kéo nhanh con thuyền đi ra khơi hoạt động. Khi ra đi, những người đánh cá đã mang quyết tâm đó, họ đã hát lên bài ca lao  động hào hùng. Họ, những con người hiên ngang, ra đi giữa biển, phục vụ đời sống con người.

Biển của đất nước chúng ta rộng lớn, bao la, biển đẹp bao nhiêu, biên cũng nhiều tài nguyên bấy nhiêu, tài nguyên của biển là cá, cá cũng tô đẹp cho biển:Hát rằng cá bạc biển Đông lặnCá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

III. Kết bài:

Biển giàu đẹp biển có nhiều cá. Tác giả đã ví đoàn tàu như đoàn thoi từ đó liên tưởng đến tấm vải dệt là biển. Một hình ảnh đẹp và khoáng đạt biết bao! Từng đoàn cá như những con thoi ngang dọc trên “tấm vải” dệt là biển, tạo nên những luồng sáng lấp lánh giữa biển đêm.

Dàn ý số 4

I. Mở bài:

+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

II. Thân bài:

Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

III. Kết bài:

Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Dàn ý số 5

I. Mở bài:

ác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” [cài then] của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là nhửng người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình

II. Thân bài:

1. Âm hưởng bài ca lao động trong quang cảnh ra khơi của những con thuyền:

– Cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

– Sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi như ngôi nhà thân quen, gợi sự bình yên đối với người dân chài.

– Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, – Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

+ Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải là một con thuyền đơn độc ra khơi. Một hình ảnh giản dị, mộc mạc rất đỗi thân thuộc với cư dân vùng biển

+ Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực

=> Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

III. Kết bài:

Biển giàu đẹp biển có nhiều cá. Tác giả đã ví đoàn tàu như đoàn thoi từ đó liên tưởng đến tấm vải dệt là biển. Một hình ảnh đẹp và khoáng đạt biết bao!

Video liên quan

Chủ Đề