Sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc

Mỗi khi cảm thấy cơ thể nóng hơn bình thường liệu có phải là sốt hay không? Vậy một người bị sốt là bao nhiêu độ? Nên làm gì nhanh hạ sốt? Dưới đây là những điều bạn cần biết về sốt.

Thân nhiệt cơ thể không giống nhau ở từng bộ phận. Sốt là bao nhiêu độ? Dùng nhiệt kế ngậm trong miệng, nếu cao hơn 37,5 độ C thì gọi là sốt. Trong khi đó, đo hậu môn sẽ là 38 độ C. Nhìn chung nếu nhiệt độ từ 38 độ C thì được xem là sốt. Tuy nhiên bạn cần phân biệt khi nào là sốt còn khi nào là cơ thể nóng lên tạm thời do yếu tố khác:

  • Làm việc liên tục, hoạt động nhiều dưới trời nắng nóng.
  • Trẻ em vui chơi, chạy nhảy nhiều.
  • Tăng thân nhiệt nhẹ sau tiêm chủng hay uống kháng sinh.
  • Đặc trưng điển hình của một cơn sốt bao gồm các dấu hiệu sau:
  • Cảm giác ớn lạnh, nổi da gà dù trời đang nóng.
  • Cảm thấy khát nước, mất nước.
  • Cả người mệt mỏi, đau đầu, uể oải.
  • Mặt ửng đỏ, sờ trán nóng.

Mỗi khi cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng… sẽ có phản ứng điển hình là sốt. Ngoài việc đo thân nhiệt, bạn cần chú ý xem có biểu hiện nào khác như ở trên liệt kê hay không mới có thể kết luận được liệu mình có sốt không.

Sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc

Sốt thường kèm theo các triệu chứng khác

Sốt ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ sốt 37,5 độ C vẫn hoạt động và vui chơi bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
  • Khó thở, buồn nôn, li bì.
  • Sốt cao co giật.
  • Nổi ban khắp người.
  • Đi ngoài phân lỏng, có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 40 độ C.

Lúc này nên đưa bé đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sốt ở người lớn

Ở người trưởng thành, nhờ sức đề kháng cao và hệ miễn dịch tốt hơn trẻ nhỏ nên nếu thỉnh thoảng bị sốt cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan khi sốt cao, vẫn có nguy cơ biến chứng nếu không tích cực chữa trị. Các trường hợp cần gặp bác sĩ đó là:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C dù đã dùng nhiều thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
  • Sốt cao kéo dài 48 giờ trở lên.
  • Người mắc bệnh nền về tim, phổi
  • Đau họng, ho nhiều không dứt.
  • Da phát ban hay xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể.

Xem thêm: Sốt cao đi ngoài là bệnh gì?

Làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn?

Muốn hạ sốt nhanh, hiệu quả bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, dành thời gian nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu sốt 37,5 độ có sao không? Sốt dưới 39 độ thì chỉ cần mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không đắp chăn và uống nhiều nước thì sẽ tự khỏi.
  • Tiến hành chườm mát, lau người bằng nước ấm bằng khăn. Tập trung lau vào các vị trí nếp gấp như nách, bẹn. Tiến hành lặp lại cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C thì dừng.

Sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc

Nên uống nhiều nước khi bị sốt

Khi sốt cao trên 39 độ, cần làm như sau:

  • Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt paracetamol đủ và đúng liều lượng, cân nặng (nhất là với trẻ em bị sốt) và cách 4 – 6 giờ nên uống 1 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu trẻ nhỏ quá mệt, hay buồn nôn khó uống thuốc thì có thể dùng thuốc hạ sốt dạng nhét vào hậu môn.
  • Trong quá trình hạ sốt nên tích cực cho người bệnh uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì mẹ cần tăng cữ bú nhiều hơn. Có thể cho bé uống oresol để bù điện giải.
  • Về dinh dưỡng, người bị sốt vẫn cần hấp thu đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục nhanh. Nên ăn những loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, canh hầm… đồng thời uống các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cũng như giúp bù điện giải rất tốt, do đó rất phù hợp với người bị sốt.

Khi bị sốt do nhiễm virus thì không nên uống kháng sinh, việc điều trị sốt tập trung vào giảm mức độ của các triệu chứng.

Khi những cách hạ sốt trên không hiệu quả, tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về sốt và cách hạ sốt an toàn. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về cách xác định sốt cũng như biết phải làm gì khi bị sốt rồi nhé!

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc

Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. (Ảnh minh họa)

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.

Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39°C.

Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.

Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt rất cao, họ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số nhóm người chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Khi nào nên uống thuốc hạ sốt?

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ. Khi trong gia đình có người trưởng thành sốt từ 39 độ C thì có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Làm gì khi sốt nhẹ?

Uống nhiều nước hơn

Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bị sốt. Thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Chườm khăn mát lên trán

Một kỹ thuật dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như ở ngoài nắng quá lâu, sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ,…

Bổ sung Vitamin C

Nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.

Sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà

Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhau với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người (không thốc quạt vào người) và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.

Thuốc hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm…có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.

Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.

Bé sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc hạ sốt?

Vậy phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào để đảm bảo an toàn với sức khỏe của trẻ: Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt. Đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng của thuốc.

Uống thuốc hạ sốt cho bé bao lâu thì hạ?

Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol và thường sẽ có tác dụng sau 30 phút. Có thể uống nhiều lần trong ngày và mỗi lần cách nhau từ 4 giờ.

Sau khi uống thuốc bao lâu thì hạ sốt?

Với các triệu chứng sốt thông thường, bạn nên lựa chọn uống Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc có tác dụng hạ sốt nhanh, chỉ trong vòng khoảng 30 phút, rất dễ sử dụng, an toàn và ít biến chứng.

Sốt bao nhiêu độ thì nên đi bệnh viện?

- Sốt mức trung bình: Thân nhiệt tầm 39°C. - Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C. Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.