Sốt siêu vi phải làm sao

Có rất nhiều loại siêu vi có thể là tác nhân gây sốt cho trẻ em và người lớn. Thông thường, đây là bệnh lành tính, sẽ tự khỏi sau vài ngày đến một tuần hoặc hơn, tùy vào nguyên nhân nếu được chăm sóc, điều trị sốt siêu vi tại nhà đúng cách.

Sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ do sự xuất hiện của virus để tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại tác nhân gây bệnh. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của hầu hết mọi người là 37 độ C được đo tại hậu môn và 36,5 độ C đo tại nách. Khi nhiệt độ cơ thể vì bất kỳ dẫn tới tăng cao hơn 1 độ C thì gọi là sốt. Không giống như nhiễm vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh, sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em cần có thời gian để cơ thể đáp ứng miễn dịch nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Quá trình này có thể mất từ ​​vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào việc bạn nhiễm loại virus nào.

Trong thời gian này, chúng ta có thể tự điều trị sốt siêu vi tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng của mình. Các phương pháp điều trị sốt siêu vi tại nhà như sau:

Những cơn sốt làm cho cơ thể bị mất nước, việc cơ thể bị mất nước không được bổ sung đúng và đủ có thể ảnh hưởng cũng như khó kiểm soát được cơn sốt. Vì vậy, cần cố gắng uống càng nhiều càng tốt để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Bạn có thể uống các dạng dung dịch sau:

Sốt siêu vi là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm việc để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Giảm bớt sự mệt mỏi của bản thân bằng cách nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng ngủ từ 8 - 9 tiếng mỗi đêm.

Nên tạm dừng thói quen tập thể dục của mình để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, từ đó giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Nghỉ ngơi nhiều hơn là phương pháp điều trị sốt siêu vi tại nhà

Thuốc hạ sốt là cách dễ nhất để kiểm soát cơn sốt khi điều trị sốt siêu vi tại nhà. Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt không kê đơn phổ biến có thể được sử dụng nhằm mục đích hạ sốt bao gồm:

  • Paracetamol [Acetaminophen] với liều từ 10 - 15 mg/kg cân nặng. Uống cách từ 4-6 giờ nếu sốt lại.
  • Ibuprofen [Advil, Motrin]: Uống cách nhau 6-8 giờ khi cần.
  • Aspirin.

Trước khi chuyển sang sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn, cần chú ý một số điều sau:

  • Không bao giờ cho trẻ em uống aspirin. Nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hội chứng reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng.
  • Không cho trẻ dưới 6 tháng dùng Ibuprofen.
  • Thuốc hạ sốt ibuprofen và aspirin không được dùng cho những trường hợp sốt mà nghi ngờ do những loại virus gây xuất huyết.
  • Không dùng nhiều thuốc hơn những gì ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng. Làm như vậy có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, tổn thương gan, gây ra các vấn đề về thận.
  • Ghi lại thời gian khi bạn dùng thuốc không kê đơn để bạn có thể đảm bảo rằng mình không dùng quá nhiều trong khoảng thời gian 24 giờ.

Có thể thử sử dụng các biện pháp thảo dược để điều trị sốt siêu vi tại nhà. Tuy nhiên, những chất bổ sung từ thảo dược đã được chứng minh là cải thiện tình trạng sốt ở trên động vật. Không hoặc ít bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy chúng có hoạt động ở người. Sự an toàn khi dùng ở trẻ em thường không rõ ràng hoặc cũng không được biết tới, tốt nhất tránh những loại thuốc này ở trẻ em.

  • Cây chùm ngây[ Moringa oleifera]

Đây là một loại cây nhiệt đới có nhiều lợi ích về dinh dưỡng và y học. Hầu hết, tất cả các bộ phận trên cây chùm ngây đều chứa vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất kháng khuẩn. Một nghiên cứu nhận thấy rằng vỏ cây chùm ngây làm giảm cơn sốt ở thỏ. Nên bạn có thể dùng cây chùm ngây với tác dụng hạ sốt.

Tuy nhiên không sử dụng moringa nếu bạn đang mang thai, dùng thuốc là chất nền của cytochrome P450, chẳng hạn như lovastatin [Altoprev], fexofenadine [Allegra] hoặc ketoconazole [Nizoral]

Sắn dây được sử dụng trong đông y như một vị thuốc có tác dụng sinh tân dịch và thanh nhiệt. Theo một số nghiên cứu cũng cho thấy, nó làm giảm cơn sốt ở chuột, nhưng cần có các nghiên cứu trên người để đánh giá điều này một cách chính xác.

Tránh sử dụng củ sắn dây nếu bạn đang dùng tamoxifen, bị ung thư nhạy cảm với nội tiết tố [như ung thu vú], dùng methotrexate. Ngoài ra, nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử dùng củ sắn dây, bởi vì nó có thể dẫn đến hạ đường huyết, cần phải thay đổi liều dùng thuốc.

Có thể dùng một số biện pháp vật lý giúp làm giảm nhiệt độ, tuy nhiên không lạm dụng nó, hãy dừng lại ngay lập tức khi bị run. Những điều có thể làm để nhằm mục đích hạ nhiệt một cách an toàn bao gồm:

  • Ngồi trong bồn nước ấm, bạn sẽ cảm thấy mát khi bị sốt.
  • Mặc đồ ngủ hoặc quần áo nhẹ.
  • Cố gắng tránh sử dụng quá nhiều chăn khi bạn cảm giác bị ớn lạnh, vì đắp chăn sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Uống nhiều nước ở nhiệt độ phòng.
  • Sử dụng quạt để không khí lưu thông.

Nằm trong phòng thoáng mát là một trong những phương pháp điều trị sốt siêu vi tại nhà

Sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn có thể hết sau vài ngày, những cơn sốt thường không phải là điều đáng lo, nhưng nếu sốt quá cao hay có vấn đề kèm theo thì chúng có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, sốt cao có thể nguy hiểm hơn so với người lớn. Khi trẻ có một trong những biểu hiện sau, nên cho trẻ tới gặp bác sĩ:

  • Trẻ em từ 0 đến 3 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng là 38°C [100,4°F] hoặc cao hơn.
  • Trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng trên 39°C[102°F] kèm cáu gắt hoặc buồn ngủ.
  • Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng trên 39°C [102°F] kéo dài hơn một ngày. Có thể kèm các triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, ho hoặc tiêu chảy...

Đối với trẻ trên 2 tuổi, gặp bác sĩ khi:

  • Trẻ bị sốt liên tục trên 40°C [104°F].
  • Trẻ có vẻ lờ đờ bất thường và cáu gắt hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác.
  • Cơn sốt kéo dài hơn ba ngày.
  • Sốt nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Sốt siêu vi ở người lớn cũng có thể gây rủi ro trong một số trường hợp. Đến khám bác sĩ nếu:

  • Sốt từ 39°C [103°F] trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn ba ngày.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Nổi nốt phát ban.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói.
  • Cứng cổ.
  • Nôn mửa thường xuyên.
  • Khó thở.
  • Đau ngực hoặc bụng.
  • Co giật.

Thông thường, sốt siêu vi tương đối lành tính có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cần biết cách chăm sóc đúng. Những biện pháp khắc phục trên được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, nhưng cần theo dõi và quan sát nếu có dấu hiệu bất thường thì tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Sốt do nhiễm virus thường được gọi là sốt virus hoặc sốt siêu vi. Sốt siêu vi thường gặp hơn ở trẻ em nhưng cũng có khi xảy ra ở người lớn. Bệnh có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý tốt. Vậy sốt siêu vi ở người lớn kéo dài mấy ngày và khi nào thì cần đi bệnh viện chữa trị?

Sốt siêu vi ở người lớn là bệnh lý thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa, do tình trạng nhiễm siêu vi khuẩn [virus] gây ra. Nhiễm virus có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: ruột, phổi hay toàn bộ hệ hô hấp... Bệnh đặc trưng bởi những cơn sốt nặng dần nếu không được điều trị. Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khá phổ biến đối với trẻ em và người già do hệ miễn dịch còn yếu hoặc đã suy giảm theo thời gian.

Sốt siêu vi khiến cho phần đầu và các cơ có cảm giác đau mỏi, là một bệnh dễ lây lan, đặc biệt là trong môi trường lao động, phải sinh hoạt và làm việc chung với nhiều người... Biểu hiện của bệnh sốt siêu vi thường bao gồm: sốt cao trên 39 độ, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, những cơn sốt thường trở nặng vào buổi chiều hay về đêm.

Đối với người lớn, triệu chứng của sốt siêu vi hay gặp là:

Bệnh nhân bị sốt siêu vi luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh, các virus xâm nhập, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng nhưng hệ miễn dịch chưa thể nhận ra và phản ứng lại, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nặng nề. Đây là dấu hiệu điển hình của sốt siêu vi ở người lớn.

Bên cạnh triệu chứng mệt mỏi thì các cơ bắp cũng có biểu hiện đau nhức bất thường. Phần lớn những cơn đau nhức này sẽ kéo dài đến khi khỏi bệnh.

Những cơn sốt cao liên tục là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh sốt siêu vi ở người lớn. Thời gian đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ sốt nhẹ, rồi thân nhiệt dần dần tăng lên do mức độ nhiễm càng nặng. Khi đó, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng thuốc hạ sốt nhằm tránh trường hợp sốt cao đến 40 – 41 độ C, nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng nghẹt mũi thường xuất hiện ở người lớn bị sốt siêu vi và gây cảm giác khó chịu. Người bệnh nên dùng thuốc điều trị triệu chứng này để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp.

Đây là một triệu chứng khác của sốt siêu vi đối với hệ hô hấp. Bệnh nhân bị ho và chảy nước mũi thường xuyên khi nhiễm virus sốt siêu vi. Điều này là nguyên nhân khiến cho virus lây lan sang những người xung quanh. Do đó, bạn nên sử dụng một chiếc khăn riêng, giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác. Tốt nhất là nên nghỉ ngơi tại nhà, hoặc ở trong khu vực cách ly với mọi người, nhằm hạn chế tối đa khả năng lây lan.

Triệu chứng ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi thường xảy ra ở người lớn bị sốt siêu vi

Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng khá phổ biến đối với các bệnh nhiễm và dị ứng, vì vậy nên rất khó phân biệt. Để xác định chính xác hơn, cần dựa vào tình trạng sức khỏe bản thân kèm theo các triệu chứng khác.

Đối với các biểu hiện của sốt siêu vi của người lớn, khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì nên có sự tư vấn thăm khám từ bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất, tránh tình trạng chần chừ, kéo dài, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, nếu đã được chẩn đoán chính xác thì sốt siêu vi kéo dài bao lâu là khỏi? Cùng theo dõi nội dung này tiếp theo đây.

Đối với vấn đề “Sốt siêu vi kéo dài bao lâu” thì trong đa số các trường hợp, thường người lớn sẽ bị nhiễm virus kéo dài hơn và nặng nề hơn so với trẻ em. Vì khi bị ốm, người lớn thường có thái độ chủ quan, chần chờ, không chịu điều trị một cách nghiêm túc, vì nghĩ rằng đó chỉ là cảm sốt bình thường. Vì vậy nên nhiều người đang nhiễm virus nhưng vẫn đi làm, vẫn sinh hoạt với mọi người bình thường, khiến cho bệnh nhanh chóng lây lan. Hơn nữa, chế độ ăn uống thất thường cùng với nhiều yếu tố chủ quan khác nhau sẽ làm cơ thể bị suy sụp nhanh chóng.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi ở người lớn đều không quá nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 5 – 7 ngày, cao nhất là 10 ngày, nếu được xử lý và chăm sóc tốt.

Sốt siêu vi ở người lớn kéo dài mấy ngày còn tùy vào chế độ chăm sóc và điều trị

Đối với sốt siêu vi nhẹ, người lớn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C và cân bằng điện giải. Đối với bệnh nặng, cần đưa người bệnh đi khám, xét nghiệm, chẩn đoán để có phác đồ điều trị thích hợp, kịp thời.

Khi mắc bệnh sốt siêu vi, người lớn nên ưu tiên cho việc nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung nước và điện giải đầy đủ, tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Đặc biệt, khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh, nên tìm cách xử lý ngay lập tức hoặc đến bác sĩ kiểm tra, tránh thái độ chủ quan, để xảy ra những biến chứng sau này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tổng hợp từ nguồn: caodangyduocsaigon.com; Voh.com.vn

Mắc cúm A: Trường hợp nào cần đi viện?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề