Sự kiện có liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc tháng 2 năm 1972 là

Nguồn: “‘Shanghai Communique’ issued,” History.com [truy cập ngày 26/02/2016].

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, trong hoạt động cuối cùng của chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công bố một bản Thông cáo chung, tổng kết các thỏa thuận [và bất đồng] của họ sau một tuần làm việc. “Thông cáo chung Thượng Hải” đã khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ diễn ra chậm chạp giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2, trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Chuyến thăm này cũng vô cùng quan trọng vì nhiều lý do khác. Sau cuộc cách mạng thành công của lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông năm 1949, Hoa Kỳ đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quan hệ giữa hai quốc gia vô cùng lạnh lẽo, và các binh sĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đụng độ nhau trong Chiến tranh Triều Tiên 1950–53.

Trong những năm 1950 và những năm 1960, Trung Quốc là một trong những nước cung cấp viện trợ chính cho chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh ở miền Bắc Việt Nam. Nixon là một trong những người chỉ trích gay gắt Trung Quốc trong thời gian này. Khi Hoa Kỳ đến hỗ trợ Nam Việt Nam, và cuối cùng đổ quân chiến đấu vào để dập tắt cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản trên đất nước này vào năm 1965, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên thêm căng thẳng.

Tình hình đã thay đổi đáng kể vào đầu những năm 1970. Quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô trở nên căng thẳng và gay gắt. Nước Mỹ sa vào một cuộc chiến không được lòng dân và không có lợi tại Việt Nam. Nixon và các cố vấn chính sách đối ngoại của ông đã nhìn thấy một cơ hội duy nhất trong hoàn cảnh này. Thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc có thể làm chia rẽ hai cường quốc cộng sản hơn nữa, và khiến Liên Xô mềm mỏng hơn về một số vấn đề, bao gồm sự hỗ trợ của họ cho Bắc Việt. Và có thể hình dung Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực buộc đồng minh Bắc Việt đồng ý một giải pháp hòa bình ở Việt Nam có lợi hơn cho Hoa Kỳ.

Thông cáo chung Thượng Hải tóm tắt các lĩnh vực đã thỏa thuận được và còn bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào cuối chuyến thăm của Nixon. Trong một phần của văn kiện này, sự khác biệt giữa hai nước về các sự kiện ở châu Á đã xuất hiện. Trung Quốc một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Bắc Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ kiên định ủng hộ Nam Việt Nam. Về Triều Tiên, Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải “thống nhất” giữa hai miền, trong khi Hoa Kỳ nhấn mạnh một giai đoạn “dịu bớt” những căng thẳng ngoại giao giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Tuy nhiên, hai nước cũng nhấn mạnh sự thống nhất quan điểm của họ về một số chủ đề chung, trong đó có sự cần thiết của việc chung sống hòa bình giữa phương Đông và phương Tây. Phần lớn thông cáo chung đề cập đến chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng to lớn, do Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ không bắt đầu quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cho đến khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Trong thông cáo chung, Nixon hứa sẽ dần cắt giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đài Loan. Cuối cùng, bản tuyên bố ghi nhận rằng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ khuyến khích liên lạc hơn nữa thông qua tăng cường hoạt động thương mại và du lịch của công dân hai nước.

Thông cáo chung Thượng Hải tạo điều kiện cho một sự đảo ngược đáng kể trong chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ. Kể từ năm 1949, Hoa Kỳ đã công nhận chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan là chính phủ của Trung Quốc. Nước này liên tục từ chối các nỗ lực nhằm đưa chính phủ Trung Quốc đại lục có đại diện tại Liên Hợp Quốc. Sau năm 1972, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu ấm dần lên. Cho tới chính quyền của Jimmy Carter [1977–81], trong một trong những bước ngoặt đáng ngạc nhiên nhất của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chính thức công nhận ngoại giao đối với Trung Quốc đại lục.

Ảnh: Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai trong ngày đầu chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, tháng 2 năm 1972. Nguồn: AP.

Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.

Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ.

Nixon dường như không phải là ứng viên có thể giúp xoa dịu quan hệ giữa hai nước. Trong thập niên 1940 và 1950, ông luôn là người có thái độ cứng rắn và từng lên án chính quyền Dân chủ của Harry S. Truman vì để “mất” Trung Quốc vào tay cộng sản năm 1949.

Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ thời điểm đó. Ở Việt Nam, Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc, mới là người ủng hộ quan trọng nhất của chế độ Bắc Việt. Chiến tranh Việt Nam lúc đó cũng không có tiến triển tốt. Người dân Mỹ đã mất kiên nhẫn về việc chấm dứt xung đột, và mọi chuyện cũng ngày càng rõ ràng rằng Mỹ chẳng thể cứu đồng minh Nam Việt Nam khỏi tay miền Bắc.

Nỗi sợ hãi của Mỹ về một khối cộng sản bền vững cũng đã thay đổi khi mà khẩu chiến – và thi thoảng còn là xung đột biên giới – nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960. Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger đã nhìn thấy một cơ hội trong bối cảnh này: quay sang ngoại giao với Trung Quốc có thể khiến cho Liên Xô tuân theo yêu cầu chính sách của Mỹ [như gây sức ép buộc chính quyền miền Bắc ký một hiệp ước hòa bình có lợi cho Mỹ.] Và thực ra Nixon đã lên kế hoạch gặp gỡ lãnh đạo Liên Xô, Leonid Brezhnev, ngay sau khi hoàn thành chuyến thăm Trung Quốc.

Vì thế chuyến đi của Nixon đến Trung Quốc là một động thái được tính toán để gây chia rẽ sâu sắc giữa hai cường quốc cộng sản quan trọng nhất. Mỹ có thể sử dụng quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Trung Quốc như là đòn bẩy trong việc đối phó với Liên Xô, đặc biệt về vấn đề Việt Nam.

Ngoài ra, Mỹ có thể có thể sử dụng Trung Quốc như một đối trọng với chính quyền miền Bắc Việt Nam, bởi vì dù hai bên từng tuyên bố về tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Quốc và Bắc Việt Nam thực chất là những đồng minh đáng ngờ. Theo lời sử gia Walter LaFeber, “Thay vì sử dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, Nixon đã kết luận rằng ông tốt hơn nên dùng Trung Quốc để kiềm chế Việt Nam.” Về phần mình, Trung Quốc đang mong muốn tìm kiếm đồng minh vì quan hệ của nước này với Liên Xô đang ngày càng căng thẳng và chắc chắn họ cũng mong chờ sự gia tăng thương mại Mỹ-Trung.

Tuyên bố chung Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ nước Nhật Bản [tiếng Trung: 中华人民共和国政府和日本国政府联合声明, tiếng Nhật: 日本国政府と中華人民共和国政府の共同声明], gọi tắt là Tuyên bố chung Trung-Nhật, được chính phủ hai bên ký kết khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 29 tháng 9 năm 1972.

Tuyên bố chung Trung-Nhật

Tuyên bố chung Trung-NhậtTên tiếng TrungPhồn thể中華人民共和國政府與日本政府的聯合聲明Giản thể中华人民共和国政府与日本政府的联合声明Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữTiếng Quảng ChâuViệt bínhTiếng ViệtHán-Việt
Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Zhèngfǔ yǔ Rìběn Zhèngfǔ de Liánhé Shēngmíng
zong1 waa4 jan4 men4 gong6 wo4 gwok3 zing3 fu2 jyu3 jat6 bun2 zing3 fu2 dik1 lyun4 hap6 sing1 ming4
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Chính Phủ Dữ Nhật Bản Chính Phủ Đích Liên Hợp Thanh Minh
Tên tiếng NhậtKanji日本国政府と中華人民共和国政府の共同声明Kanaにほんこくせいふと ちゅうかじんみんきょうわこくせいふの きょうどうせいめいChuyển tựRōmaji
Nippon-koku Seifu to Chūkajinmin-kyōwakoku Seifu no Kyōdō Seimei

Quan hệ Trung-Xô vốn mật thiết trở nên xấu đi, dẫn đến bùng phát chiến tranh biên giới vào năm 1969, khiến cho an ninh của Trung Quốc chịu uy hiếp nghiêm trọng. Nhu cầu tìm kiếm đồng minh mới của Trung Quốc nhằm liên thủ chống Liên Xô trở nên cấp bách. Ở phương diện khác, một đồng minh của Mao Trạch Đông trong thời kỳ đầu cuộc Cách mạng văn hóa là Lâm Bưu vào năm 1971 có âm mưu phát động chính biến, tuy kết cục chính biến bất thành và ông này mất mạng trên đường đào thoát, sự kiện là cú đả kích nghiêm trọng đối với Mao. Tuy vậy, năng lực quốc gia của Trung Quốc sau 20 năm có bước phát triển mạnh. Vào tháng 10 năm 1971, Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trao cho chính quyền Bắc Kinh vị thế đại diện của Trung Quốc trong tổ chức này. Sau đó, Canada cùng các quốc gia phương Tây khác bắt đầu lần lượt thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân [CHND] Trung Hoa. Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon công du Trung Quốc, hai bên cùng ban hành Thông cáo Thượng Hải, sự kiện làm chấn động toàn thế giới thời bấy giờ.

 

Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai

 

Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei

Sau năm 1949, Nhật Bản lựa chọn chính sách "tách biệt chính trị – kinh tế" đối với Trung Quốc, tuy vậy cùng với việc giao lưu kinh tế, mậu dịch và văn hóa giữa hai quốc gia ngày càng mật thiết, lời kêu gọi Trung-Nhật khôi phục bang giao ngày càng lớn. Ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc không cho phép Nhật Bản thờ ơ, các động thái ngoại giao của Nixon và Henry Kissinger biểu thị chính sách đối với Trung Quốc của Nhật Bản buổi đương thời đã thất bại.[cần dẫn nguồn]

Năm 1972, trong cuộc bầu cử chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, quan hệ Nhật-Trung trở thành một trong các nghị đề trọng yếu nhất, Tanaka Kakuei hứa trong quá trình tranh cử rằng, sau khi đắc cử ông sẽ thực hiện bình thường hóa bang giao Nhật-Trung. Kết quả tuyển cử: Tanaka đánh bại đối thủ lớn là Fukuda Takeo đương thời thuộc phái thân Đài Loan. Tháng 7 cùng năm, sau khi Tanaka nhậm thức Thủ tướng Nhật Bản, ông tán thành sự nhận thức về "ba nguyên tắc khôi phục bang giao" do Chính phủ Trung Quốc đặt ra [nội dung là thừa nhận CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất, nhận thức và tôn trọng chủ trương Đài Loan là bộ phận không thể chia cắt của CHND Trung Hoa, và phế bỏ "Hòa ước Trung-Nhật" ký năm 1952], và Chính phủ Trung Quốc có phản ứng tích cực với động thái này.[1] Ngày 25 tháng 9 cùng năm, Tanaka cùng Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ōhira Masayoshi và Chánh văn phòng Nội các Nikaido Susumu công du Trung Quốc, hội kiến Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và Bộ trưởng Ngoại giao Cơ Bằng Phi, thương thảo về vấn đề hai quốc gia kiến lập bang giao, ra thông cáo chung và các vấn đề khác. Sáng ngày 29 tháng 9, đại biểu hai quốc gia tại đại sảnh đông của Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh cử hành nghi thức ký kết "Thông cáo chung Trung-Nhật", những người đặt bút ký bên phía Nhật Bản là Tanaka Kakuei và Ohira Masayoshi, còn bên phía Trung Quốc là Chu Ân Lai và Cơ Bằng Phi.[2]

Người ký

  • Phía Nhật Bản
Thủ tướng: Tanaka Kakuei Bộ trưởng Ngoại giao: Ohira Masayoshi
  • Phía Trung Quốc
Thủ tướng: Chu Ân Lai Bộ trưởng Ngoại giao: Cơ Bằng Phi

Nội dung chủ yếu của tuyên bố chung là nhấn mạnh tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản, kết thúc trạng thái không bình thường giữa hai quốc gia [trạng thái chiến tranh], Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm gây tổn hại to lớn cho người dân Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật.

Tám nội dung chủ yếu là

  1. Trung-Nhật kết thúc quan hệ không bình thường;
  2. Nhật Bản thừa nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc [gián tiếp phủ nhận Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc — Đài Loan];
  3. Chính phủ Trung Quốc tái xác nhận: Đài Loan là một bộ phận không thể phân chia của lãnh thổ Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn nhận thức và tôn trọng lập trường này của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời cũng kiên trì lập trường tuân theo điều 8 trong Tuyên bố Potsdam.
  4. Thiết lập bang giao Trung-Nhật.
  5. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: Vì hữu hảo của nhân dân hai nước Trung-Nhật, từ bỏ yêu cầu Nhật Bản bồi thường chiến tranh;
  6. Hai nước Trung-Nhật dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình thiết lập quan hệ hữu hảo hòa bình lâu dài, dùng phương thức hòa bình giải quyết toàn bộ tranh chấp;
  7. Phản đối chủ nghĩa bá quyền;
  8. Tiến hành lấy ký kết điều ước hòa bình hữu hảo làm mục đích đàm phán.

Ngày 29 tháng 9 năm 1972, sau khi cùng ký kết Tuyên bố chung Trung-Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản liền tiến hành phát biểu bổ sung: Do kết quả bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tuyên bố "Hòa ước Trung-Nhật" do Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản ký kết năm 1952 mất ý nghĩa tồn tại nên tuyên cáo kết thúc, phía Trung Quốc đồng ý Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản sử dụng hình thức phát biểu đàm thoại để tuyên cáo điều ước này kết thúc, cần phải xem Hòa ước Trung-Nhật là phi pháp, vô hiệu, phải bãi bỏ [một trong ba nguyên tắc khôi phục quan hệ] thì mới có tuyên bố chung.[3][4][5][6][7][8][9][10].

Việc ký kết Tuyên bố chung Trung-Nhật đã kết thúc nhiều năm quan hệ lạnh nhạt sau Thế chiến II giữa hai nước, từ đó quan hệ hai nước và giao lưu song phương phát triển sôi nổi. Trung Quốc và Nhật Bản lập quan hệ hòa bình hữu hảo cũng là tiến triển quan trọng đối với hòa bình tại châu Á. Xét theo tình hình đương thời, sự kiện Trung-Nhật lập bang giao khiến cho chiến lược hướng Viễn Đông của Liên Xô bị chậm lại, an ninh của Trung Quốc và Nhật Bản đều được cải thiện; Nhật Bản và Trung Quốc lập bang giao cũng khiến cho thêm nhiều quốc gia thừa nhận chính quyền Bắc Kinh, số quốc gia lập bang giao với Trung Quốc tăng vọt. Nội các Tanaka xúc tiến thành công bình thường hóa bang giao Nhật-Trung khiến họ được ủng hộ cao hơn nữa trong nước, tuy nhiên điều này nhanh chóng bị mất đi trong khủng hoảng dầu mỏ vào năm sau.

Chính phủ Trung Quốc chấp thuận từ bỏ yêu cầu Nhật Bản bồi thường chiến tranh, khiến bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Nhật hoàn thành thuận lợi. Do đương thời Chính phủ Nhật Bản suy xét rằng nếu Chính phủ Trung Quốc đề xuất bồi thường chiến tranh với con số khổng lồ, tất sẽ là cú đánh mạnh vào kinh tế Nhật Bản, nên chẳng thà hoãn khôi phục bang giao. Tuy nhiên, đối với vấn đề này giữa hai bên vẫn còn khác biệt, Nhật Bản nhận định Chính phủ Trung Quốc chấp thuận từ bỏ bồi thường chiến tranh, bao gồm cả yêu cầu bồi thường của chính phủ và dân chúng, tuy nhiên Chính phủ Trung Quốc kiên trì rằng đó chỉ là từ bỏ yêu cầu bồi thường của chính phủ, không ảnh hưởng đến yêu cầu bồi thường của dân chúng. Sự khác biệt này thể hiện rõ trong vụ án tố tụng của lao công Trung Quốc đối với Công ty Xây dựng Nishimatsu vào năm năm 2007.[11]

Tuy nhiên, Tuyên bố chung Trung-Nhật không phải là văn kiện có tính pháp luật chính thức của hai quốc gia, chỉ là tuyên bố chung của lãnh đạo chính phủ hai bên. Đến năm 1978, hai bên ký kết "Hiệp ước hòa bình hữu hảo Trung-Nhật", nguyên tắc trong Tuyên bố chung Trung-Nhật mới xác lập tính pháp lý.

  • Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc
  • Quan hệ ngoại giao của Nhật Bản
  • Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc
  • Quan hệ ngoại giao của Đài Loan
  • Hiệp ước hòa bình hữu hảo Trung-Nhật

  1. ^ “《中日联合声明》实现邦交正常化”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ 六天访华达成《中日联合声明》
  3. ^ 姬鹏飞 [ngày 26 tháng 9 năm 1993]. “饮水不忘掘井人——回忆周总理对中日建交的贡献”. 《人民日报》1993年9月26日. 北京: 人民日报社 人民网. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.「周总理说:要建交,如同大平外相所说,就要同蒋介石断交,日华(台)条约就自然失效。如果把旧金山和约、日台条约都拿来作根据,问题是无法解决的。我们说只有在你们充分理解我们提出的复交三原则的基础上,才能照顾你们面临的一些困难,而不是相反。日台条约在于你们同台湾之间,但这个事实是当时的美蒋关系造成的。这次在公报中可以不提这个字眼。但不能让我们承认这个条约的存在和合法。不然就等于中国是从今天才算接受中华人民共和国的统治。这是我们根本不能接受的。」
  4. ^ 张香山. “中日复交谈判回顾”. 摘自《日本研究》 一九九八年第一期. 北京: 中国互联网新闻中心.「在第四次首脑小范围会谈中,总理谈到明天发表建交联合声明之后,大平外相根据田中首相的指示,准备对记者发表一次讲话,声明日本政府将跟台湾断绝外交关系,对此我们表示欢迎。这证明你们这次来是守信的,这是我们两国和平友好的良好开端。我们重建邦交,首先要讲信义。中国同外国交往,是守信义的。中日两国有古老的文化关系。中国有句古话说“言必信,行必果”。你们这次表现了这个精神。接着田中首相也回答了一句说:“信为万事之本”。」
  5. ^ 孙大力. “周恩来开拓中日友好事业的宝贵启示”. 中国共产党新闻网. 北京: 人民网.
  6. ^ 徐行 [ngày 20 tháng 7 năm 2010]. “1972年9月中日政府首脑建交谈判述略”. 来源:《党的文献》2010年第4期(总第136期). 北京: 新华网.
  7. ^ 王效贤 [ngày 27 tháng 9 năm 2007]. “在"纪念中日邦交正常化35周年座谈会"上的发言”. 中国人民抗日战争纪念馆网站. 北京: 中国人民抗日战争纪念馆. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ 深度报道. “中日建交”. 新民晚报日本版 株式会社爱华. 日本 东京. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ 刘江永 [2012年9月]. “不惑之年的中日关系:深层次问题凸显”. 原载 《世界知识》 2012年第18期. 北京: 环球视野编辑部. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]; Liên kết ngoài trong |work= [trợ giúp]「关于废除“日台条约”问题,前言中写明日本方面重申站在充分理解中方提出的 “复交三原则”的立场上,谋求实现日中邦交正常化这一见解。为减少日方国内阻力,中方不再要求把“中日合约”是非法的、无效的、必须废除(复交三原则之一)这一条单独写入声明,而同意采用日本外相发表谈话的形式宣告该条约的结束。田中角荣还就此给周总理写下“信乃万事之本”。」
  10. ^ 中央社 [ngày 29 tháng 9 năm 2012]. “中日建交40年 風雨不斷”. 新聞速報. 台北: 旺旺中時媒體集團. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ 日本曲解《中日联合声明》 中国政府"被迫"出手[liên kết hỏng]

Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài:

Tuyên bố chung Trung-Nhật

  • 中华人民共和国政府和日本国政府联合声明 新華網 [Chữ Hán giản thể]
  • 日本国政府と中華人民共和国政府の共同声明 外務省 [tiếng Nhật]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuyên_bố_chung_Trung-Nhật&oldid=68169518”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề