Sưu tầm các trò chơi bài tập cho trẻ làm quen với chữ viết

Thứ Tư, 13-07-2016 | 11:27

Một số bài tập, trò chơi nhằm cho trẻ làm quen với chữ viết/ Hứa Thị Lan Anh// Thông tin khoa học giáo dục nhà trường và thực tiễn giáo dục.- Số 12, 2015.- Tr. 41 – 43.

ThS. Hứa Thị Lan Anh

Khoa Giáo dục Mầm non –CĐSPTW TP.HCM

Chuẩn bị cho trẻ học chữ ở lớp Một, tạo sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và tiểu học một cách khoa học và hợp lí là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Ngoài việc chuẩn bị thể lực, tâm thế, một số thói quen học tập… cho trẻ, chúng ta còn cần các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết.

Hiện nay, nội dung cho trẻ làm quen với chữ viết đã có một số thay đổi, từ đó các hoạt động làm quen với chữ viết cũng được đổi mới đáng kể. Việc cho trẻ làm quen với chữ viết cần được thực hiện trong một môi trường ngôn ngữ phong phú, đó là sự kết hợp toàn diện giữa môi trường ngôn ngữ nói và môi trường ngôn ngữ viết [1]. Như tác giả Trần Thị Nga đã viết “Việc cho trẻ làm quen với chữ viết phải được tiến hành một cách tích hợp và tự nhiên, bắt đầu từ những ý tưởng, kinh nghiệm gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ”. Vì thế, chúng ta có thể cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua các bài tập và trò chơi trên các giờ học hoặc trong các hoạt động khác như giờ chơi, giờ sinh hoạt chiều… để trẻ được trải nghiệm với hoạt động đọc, viết một cách tự nhiên.

Có nhiều bài tập, trò chơi để trẻ làm quen với chữ viết, tùy theo thời gian, nôi dung và khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp để cho trẻ làm quen với chữ viết. Khi tổ chức các trò chơi và bài tập cho trẻ làm quen với chữ viết, giáo viên nên lưu ý tổ chức thường xuyên, có tính liên tục và ở nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ sử dụng trên giờ học, các bài tập và trò chơi làm quen với chữ viết còn có thể sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.

Dưới đây là gợi ý một vài dạng bài tập, trò chơi làm quen với chữ viết:

1. Tìm và nối chữ cái có trong từ tương ứng

Mục đích: Trẻ nhận biết và tìm các chữ cái có trong các từ khác nhau.

Chuẩn bị: Thẻ hình và thẻ chữ tương ứng, thẻ chữ cái.

Tiến hành: Cô hỏi trẻ về các hình mà cô đã chuẩn bị. Sau đó, cô đọc các từ bên dưới hình tương ứng và trẻ nhắc lại. Cô yêu cầu trẻ tìm và nối các chữ cái có trong thẻ chữ dưới các hình vào chữ cái to và in đậm tương ứng.

Lưu ý: Chúng ta có thể chuyển thành trò chơi theo nhóm hoặc bài tập cá nhân trên giờ học hoặc giờ chơi.

2. Về đúng nhà

Mục đích: Trẻ nhận ra chữ cái có trong các thẻ từ.

Chuẩn bị: Các thẻ hình có gắn các thẻ chữ tương ứng, thẻ chữ cái lớn, nhạc.

Tiến hành: Cô cho trẻ tự do chọn thẻ hình có thẻ chữ tương ứng, sau đó cô bậc nhạc cho trẻ hát và di chuyển. Khi nhạc dừng, trẻ chạy về đúng chữ cái mà thẻ từ của trẻ có.

Lưu ý: Trò chơi này trước đây giáo viên thường cho trẻ chơi bằng cách trẻ cầm thẻ chữ cái chạy về đúng chữ cái giống thẻ của mình. Điều đó, không phù hợp với hiện nay ở chỗ: giáo viên không cho trẻ nhận biết chữ cái trong các từ có ý nghĩa với trẻ.

3. Tìm và nối các từ giống nhau

Mục đích: Trẻ đọc và tìm ra những từ giống nhau.

Chuẩn bị: Các hình ảnh có từ gắn bên dưới, các thẻ từ giống và khác với thẻ từ bên dưới hình, bút lông, khăn.

Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát các hình có từ tương ứng phía dưới, sau đó cô cho trẻ đọc các từ đó. Cô yêu cầu trẻ tìm và nối các từ giống nhau.

Lưu ý: Chúng ta có thể chuyển thành trò chơi theo nhóm hoặc bài tập cá nhân trên giờ học hoặc giờ chơi.

4. Tìm từ tương ứng với hình

Mục đích: Trẻ nhận biết và tìm ra từ tương ứng với hình, trẻ đọc thông qua hình ảnh minh họa.

Chuẩn bị: Một bài thơ có các từ được thay bằng hình ảnh tương ứng, các thẻ từ tương ứng với các hình trong bài thơ.

Tiến hành: Cô cho trẻ đọc bài thơ và các thẻ chữ mà cô đã chuẩn bị. Cô yêu cầu trẻ tìm từ tương ứng với hình trong bài thơ và gắn vào cho phù hợp.

Lưu ý: Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân trong giờ chơi góc hoặc giờ sinh hoạt chiều…

5. Từ điển chữ

Mục đích: Trẻ nhận bết chữ cái trong các từ quen thuộc.

Chuẩn bị: 1 quyển từ điển có gắn hình và từ tương ứng được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt, những con xúc xắc có chữ cái ở các mặt.

Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát quyển từ điển, sau đó trẻ tung xúc xắc và tìm trang từ điển đúng với chữ cái trên mặt con xúc xắc, trẻ đọc từ bên dưới hình tương ứng.

Lưu ý: Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân trong các giờ chơi góc, giờ sinh hoạt chiều…

Khi cho trẻ làm quen với chữ viết, chúng ta cần đặt trong mối liên hệ mật thiết với việc phát triển ngôn ngữ trọn vẹn [nghe – nói – đọc – viết]. Vì thế, giáo viên nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về các chủ đề khác nhau trong cuộc sống, tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động đọc – viết một cách tích cực, tự nhiên và thường xuyên./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Phương Nga [2012], Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.
  2. Trần Thị Nga [2003], “Khả năng tích hợp của việc cho trẻ làm quen với chữ viết”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI HAY GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI

       Năm học 2020 – 2021. Bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi. Lớp học cuối cấp của trẻ trong độ tuổi mầm non. Trong độ tuổi này đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho trẻ đầy đủ hành trang để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. Đặc biệt phải cung cấp và giúp trẻ lĩnh hội được tất cả 29 chữ cái để khi vào lớp 1 trẻ có thể học đọc, học viết một cách tốt nhất. Chính vì điều này mà bản thân tôi đã băn khoăn, suy nghĩ và tìm tòi các phương pháp để giúp trẻ ghi nhớ đầy đủ tất cả các chữ cái. Ở độ tuổi này tôi thiết nghĩ trẻ học mà chơi, chơi mà học nên cách tốt nhất mà tôi lựa chọn đó chính là việc lòng ghép các trò chơi vào trong quá trình giảng dạy. Sau đây là một vài trò chơi giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen với chữ cái:

                             Trò chơi 1:  Hãy chọn tôi đi?

Trên tay các bé có rổ thẻ chữ cái cô nói tên các chữ cái hoặc cấu tạo các chữ cái. Bẽ hãy tìm nhanh các chữ cái trong rổ giơ lên và đọc chữ cái đó.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi:

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ a.

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ ă.

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ â.

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ e.

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ ê.

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ có nét ngang và nét cong tròn hở phải. Đó là chữ gì?

Hãy chọn tôi đi tôi là chữ có nét ngang, nét cong tròn hở phải và chiếc mũ trên đầu.

               [ Hình ảnh các cháu chọn và phát âm chứ cái theo yêu cầu của cô]   

Trò chơi 2: Xếp hột [ hạt] theo đúng chữ cái

- Chuẩn bị: Số lượng hạt, cúc nhựa, sỏi nhỏ…đủ cho các cháu chơi

Số hạt để cô xếp mẫu. Mỗi trẻ một thẻ chữ cái để làm mẫu

- Cách chơi: Trẻ ngồi trên sàn. Cô phát các hột cho từng trẻ. Cô xếp mẫu một chữ cái cho trẻ xem và hướng dẫn trẻ xếp theo thứ tự các nét chữ cái: xếp từ trên xuống, từ trái sang phải. Sau đó, trẻ xếp hột thành hình chữ cái. Cô hướng dẫn trẻ để chữ cái trước mặt, nhìn chữ cái, nhớ cách cô xếp và tự xếp theo thứ tự các nét chữ cái. Trong khi trẻ xếp, cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

[ Hình ảnh các cháu đang chơi với đá, sỏi, nắp chai]

                                 Trò chơi 3: Xúc xắc kì diệu

-  Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành 2 hàng ngang, cô gieo xúc ở giữa để tất trẻ cùng quan sát được. Cô có 1 quân xúc xắc có các chữ cái mà trẻ đã được học. Cô sẽ tung quân xúc xắc lên cà khi xúc xắc rơi xuống sàn, các con nhìn xem mặt phía trên là chữ cái nào và cùng đọc to chữ cái đó.

- Luật chơi: Khi xúc xắc dừng lại trẻ mới được gọi tên chữ cái

       Trò chơi 4: Cướp cờ [ Trò chơi dân gian]

- Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng

- Chuẩn bị: Các cây cờ có dán các chữ cái mà trẻ đã biết, lon cắm cờ’

- Tiến hành: Cô chia hai nhóm có số trẻ bằng nhau, cho trẻ trong nhóm tự đếm số thứ tự và yêu cầu trẻ nhớ số thứ tự của mình. Co gọi trẻ theo số. Ví dụ: Các bạn cs số 1, 3, 5 lấy cho cô chữ cái a, các bạn có số 2, 4, 6 lấy cho cô chữ cái ă, trẻ có các số thứ tự đó sẽ nhanh chân cướp cờ có chữ cái mà cô phát âm. Trẻ nào nhanh chân và lấy được đúng nhiều cờ thì sẽ được thưởng.

[ Hình ảnh trẻ chơi trò chơi cướp cờ]

                 Trò chơi 5: Lô tô chữ cái

- Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng

- Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bảng lô tô chữ cái, các viên nhựa màu

- Cách chơi: Cô phát âm chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy viên nhựa mà đặt lên trên ô có chữ cái tương ứng, cứ thế cho đến khi trẻ đặt được hết tất cả các ô chữ cái.

              Trò chơi 6: Tìm từ tương ứng với hình

- Mục đích: Trẻ nhân biết và tìm ra từ tương ứng với hình, trẻ đọc thông qua hình ảnh minh họa

- Chuẩn bị: Một bài thơ có các từ được tay bằng hình ảnh tương ứng, các thẻ từ tương ứng với các hình trong bài thơ

- Tiến hành: Cô cho trẻ đọc bài thơ và các thẻ chữ mà cô đã chuẩn bị. Cô yêu cầu trẻ tìm từ tương ứng với hình trong bài thơ và gắn vào cho phù hợp

- Lưu ý: Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân trong giờ HĐ góc hoặc giờ sinh hoạt chiều…

                                            Trò chơi 7: Ai tinh mắt

     Mỗi trẻ được bạn phát một bông hoa gồm hai mặt, một mặt đánh số 1, mặt còn lại đánh số 2. Bạn đưa ra một hình ảnh minh họa cùng một cụm từ tương ứng với hình ảnh này. Tiếp đến, bạn đưa ra 2 đáp án về các chữ cái được chứa trong cụm từ này, trong đó 1 đáp án đúng, 1 đáp án sai. Nhiệm vụ của trẻ là phải chọn phương án đúng bằng cách giơ mặt bông hoa phù hợp.

[ Hình ảnh trẻ giơ thẻ số để chọn câu trả lời]

Trò chơi 8: Bảng chữ cái trên báo

* Chuẩn bị: Tờ báo hoặc tạp chí cũ; kéo; 1 tờ giấy và keo.

* Cách chơi: Lấy một trang báo cũ rồi nói cho trẻ biết chữ cái mà trẻ cần tìm trên trang báo đó. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách lấy kéo cắt chữ cái đó ra.

- Dùng keo dán chữ cái đó theo thứ tự bảng chữ cái lên tờ giấy.

                                Trò chơi 9:Bảng chữ cái với đất nặn

* Chuẩn bị:: Đất nặn và 1 tờ giấy.

* Cách chơi:

- Dùng đất nặn để tạo thành hình các chữ cái.

- Sử dụng các màu khác nhau để nặn nên cùng một chữ cái. Ví dụ, bạn có thể dùng 3 màu khác nhau để tạo nên chữ "N".

- Đặt những chữ cái này lên tờ giấy. Đây là một hoạt động đơn giản dành cho trẻ ở tuổi tiền tiểu học.

Trò chơi 10: Viết chữ cái lên cát

* Chuẩn bị: 1 chiếc đĩa và cát [ bột mì]

* Cách chơi:

- Đổ một ít cát lên đĩa.

- Dùng ngón tay trỏ vẽ một chữ cái lên đĩa cát và nói to chữ cái đó.

- Xóa chữ cái đó đi bằng lòng bàn tay và bạn có thể vẽ lại một lần nữa. Giờ thì tới lượt con bạn.

- Hướng dẫn con làm lại nếu trẻ vẽ sai chữ cái. Lặp lại hoạt động này với các chữ cái in thường.

       Trên đây là một số trò chơi làm quen với chữ cái. Thông qua các trò chơi này nhằm củng cố và giúp trẻ ghi nhớ lại những chữ cái mà trẻ đã được học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể áp dụng những trò chơi này trong giờ HĐH, hoạt động nhóm, hoạt động góc và sinh hoạt chiều. Tùy vào từng hoạt động và điều kiện thực tế mà chúng ta lựa chọn trò chơi cho phù hợp với trẻ.

                                                                                                              Người sưu tầm

                                                                                                     Nguyễn Thị Kim Tuyến

Video liên quan

Chủ Đề