Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm

Kháng sinh là gì? Bạn đã hiểu đúng về bản chất thật sự của kháng sinh hay chưa? Kháng sinh sẽ giúp kháng viêm, thuốc kháng viêm cũng giúp làm giảm viêm? Vậy thực chất hai loại thuốc này có được sử dụng như nhau hay không? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc kháng sinh chống viêm tiêu sưng là gì?

1.1. Thuốc kháng sinh

Trước tiên, kháng sinh là thuốc được chỉ định để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong các bệnh lý nhiễm trùng. Sự nhiễm trùng có thể khu trú ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nguyên nhân gây viêm là do các ổ nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát bằng cách dùng kháng sinh thích hợp và hiệu quả, vi khuẩn có thể làm tình trạng nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn [từ khu trú lan ra toàn thân]. Tức tình trạng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng

Từ đó cho thấy, VIÊM và SƯNG là triệu chứng điển hình khi nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn [nguyên nhân] sẽ mất đi những triệu chứng này

Nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng cách hay lạm dụng sẽ dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh

1.2. Thuốc kháng viêm

Với thuốc kháng viêm có tác dụng chống phản ứng viêm, hỗ trợ giảm đau và hạ sốt.

Lưu ý, tình trạng viêm không phải luôn luôn xảy ra trong các bệnh lý nhiễm trùng.

Tuy nhiên, với bất kỳ bệnh cảnh nhiễm trùng nào, khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, phản ứng viêm luôn luôn xảy ra.

Một số triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ và đau cơ quan bị viêm nhiễm với các mức độ khác nhau.

Chính vì thế, cùng với kháng sinh, kháng viêm cũng thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, thay vì điều trị được nguyên nhân như kháng sinh, kháng viêm sẽ tập trung điều trị và cải thiện triệu chứng [sưng, viêm]

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm

  • Chỉ dùng thuốc kháng viêm khi hiện tượng viêm xảy ra quá mức, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Cần giảm liều hay ngưng thuốc hoàn toàn khi tình trạng viêm đã cải thiện.
  • Lưu ý, khi sử dụng lâu dài, thuốc kháng viêm có thể làm hỏng màng nhầy của đường tiêu hóa và gây chảy máu đường ruột.
  • Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ đúng về liều lượng và số lần dùng thuốc trong ngày.
  • Không những vậy, người bệnh chỉ nên dùng một loại thuốc kháng viêm với liều tiêu chuẩn trong một đợt bệnh. Điều này là do nếu sử dụng cùng lúc hai hay nhiều loại thuốc giảm đau chống viêm khác nhau sẽ không giúp giảm đau được cải thiện hơn mà có thể tăng tác dụng phụ
  • Cần thông tin cho bác sĩ biết các bệnh đã, đang mắc cũng những loại thuốc đã, đang dùng.

2. Cách sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm

Như đã nói ở trên, dùng kháng sinh điều trị ổ nhiễm trùng thì có thể giúp kháng viêm. Do vậy, bản chất vẫn là kháng sinh nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh

  1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Và chỉ sử dụng sau khi đã được bác sĩ chỉ định khi đã xác định được nguyên nhân
  2. Chọn dùng đúng kháng sinh
  3. Cần hiểu biết rõ ràng về trạng thái của người bệnh. Đặc biệt lưu ý đến phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi, suy giảm các chức năng gan thận
  4. Dùng kháng sinh phải đảm bảo đúng liều, đùng thời gian và dùng đúng cách
  5. Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
  6. Dùng kháng sinh dự phòng thật hợp lí

3. Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh chống viêm

Nếu cần phải uống kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Hãy sử dụng kháng sinh hợp lý và chính xác theo chỉ định của bác sĩ: đúng liều, đúng thời gian và đúng cách

Ngoài ra, người bệnh cần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của bản thân

Trường hợp còn thắc mắc ở bất cứ vấn đề nào hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn. Đặc biệt là tác dụng phụ do kháng sinh trong đó là tình trạng tiêu chảy do nhiễm trùng Clostridioides dificile [có thể]. Khi đó, người bệnh sẽ cần được điều trị C.diff để không dẫn đến tình trạng tổn thương đại tràng nghiêm trọng. Và thậm chí có thể gây ra tử vong.

Một số lưu ý cho việc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lí:

  • Sử dụng chính xác theo kê đơn của bác sĩ.
  • Lưu ý, không chia sẻ kháng sinh với người khác.
  • Ngoài ra, không để dành kháng sinh cho những lần khác.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh của người khác [dùng chung kháng sinh].

Lưu ý đến một số tác dụng phụ sau đây

  • Tình trạng phát ban
  • Người bệnh cảm thấy chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Xuất hiện bệnh lí tiêu chảy
  • Ngoài ra, có thể bị nhiễm trùng nấm men
  • Nhiễm trùng Clostridioides
  • Ngoài ra, cần lưu ý đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe doạ đến tính mạng

Như đã trình bày, thuốc kháng sinh rất quan trọng để điều trị nhiễm trùng và đã cứu sống vô số người. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng thì các vấn đề cần lưu tâm là tác dụng phụ và đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Do đó, cần phải tuân thủ sử dụng kháng sinh hợp lí-an toàn-hiệu quả nhé!

NSAID hay còn gọi là nhóm thuốc kháng viêm không steroid – thường được bác sĩ chỉ định phổ biến trong giảm đau. Bạn đã thực sự biết NSAID có tác dụng gì? Ngoài ra, cần lưu ý những gì trong quá trình dùng thuốc? Khi sử dụng nhiều thuốc NSAIDs sẽ gây ra tác dụng phụ gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật rõ NSAIDs là thuốc gì nhé!

  • Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs là tên viết tắt của non-steroidal anti-inflamatoy drug hay còn gọi là thuốc kháng viêm không chứa cấu trúc steroid.
  • Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không có cấu trúc steroids.

2. NSAIDs được chỉ định trong các trường hợp cụ thể nào?

NSAIDs thường được sử dụng để điều trị các trường hợp đau, viêm cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, một số thuốc được sử dụng ngăn ngừa ung thư trực tràng, chống đông vón tiểu cầu và trong bệnh lý tim mạch.

Nhìn chung, NSAIDs được chỉ định trong các bệnh lí sau:

    • Bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp;
    • Các bệnh tự miễn;
    • Tình trạng gout cấp;
    • Đau bụng kinh;
    • Trường hợp gây đau xương do ung thư di căn;
    • Đau đầu;
    • Các cơn đau nhẹ và vừa do chấn thương hoặc viêm mô;
    • Sốt;
    • Tắc ruột;
    • Cơn đau quặn thận;
    • Chống kết tập tiểu cầu.

3. Phân loại nhóm nhỏ trong thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs

3.1. Aspirin

  • Ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu.
  • Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày ….
  • Do đó hiện nay, aspirin ít được sử dụng để giảm đau và thường được dùng để chống kết tập tiểu cầu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.

3.2. NSAIDs có tác dụng giảm đau nhưng ảnh hưởng lên tiêu hóa

  • Diclofenac và Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… cũng nặng hơn.
  • Một số hoạt chất khác như: naproxen, ketoprofen…. cũng tương tự như các hoạt chất trên.

3.3. Nhóm NSAIDs có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhưng giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa 

Meloxicam

  • Đã có bằng chứng chứng minh meloxicam giúp giảm đau và giảm tình trạng cứng khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.
  • Meloxicam ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch so với diclofenac, piroxicam và celecoxib.

Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib

  • Giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với aspirin hay diclofenac.
    Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt chất này trên tim mạch, thận vẫn còn đang được nghiên cứu.
  • Rofecoxibvaldecoxib đã rút khỏi thị trường năm 2004 do nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng phụ liên quan đến tai biến về tim mạch và valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng.

4. NSAIDs sẽ không được sử dụng trên những đối tượng nào sau đây?

  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ có thai.
  • Dị ứng với NSAID.

5. Cách dùng và liều dùng của thuốc

  • Nên bắt đầu điều trị với thuốc có ít tác động phụ nhất.
  • Lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
  • Thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: đã từng bị bệnh về dạ dày, tim mạch, bị dị ứng, suy gan, suy thận, đối tượng đặc biệt như: người già, phụ nữ có thai… và chỉ định thuốc sau khi đánh giá và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Đồng thời, bệnh nhân phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…
  • Lưu ý, không sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc NSAID vì không những không tăng hiệu quả mà còn gây tăng nguy cơ gặp tác động không mong muốn.
  • Đường tiêm bắp dùng

Chủ Đề