Tác hại của tập luyện tdtt thiếu khoa học?

Những năm gần đây, tập thể dục đã trở thành thói quen của người Việt. Vào buổi sáng sớm, chiều tối tại vườn hoa, công viên, nơi công cộng đâu đâu chúng ta cũng thấy các bậc bô lão, thanh niên, trẻ nhỏ… tập thể dục.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp con người khỏe mạnh và có một thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Vậy, tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tập thể thao thế nào là đúng cách?

  • Tập từ 30 đến 60 phút/ngày.
  • Chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi.
  • Không tập quá sức.

Tập thể thao có tác dụng gì cho sức khỏe?

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
  • Phòng chống bệnh Parkinson.
  • Làm chậm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Hạn chế nguy cơ giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
  • Tốt cho hệ thống tim mạch,…

Dấu hiệu của việc tập luyện quá sức

  • Cảm thấy chóng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau ngực.
  • Hơi thở ngắn.
  • Người thấy ớn lạnh.
  • Nhức đầu.
  • Các cơ ê ẩm, nóng hừng hực…

Dấu hiệu của tập quá sức là chóng mặt, tim đập nhanh… [Ảnh minh họa]

Gây tổn thương tinh binh ở nam và biến đổi hàm lượng hooc môn ở nữ

Những XY tập luyện quá sức sẽ dẫn đến các thay đổi trong hoóc môn, đồng thời làm suy giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng. Mặc dù những thay đổi này không vĩnh viễn nhưng việc luyện tập nặng vẫn có thể làm giảm khả năng sinh sản của XY.

Tương tự như vậy, những XX tập luyện căng thẳng cũng chịu những biến đổi trong hàm lượng hoóc môn: bạn gái có thể bị tắt kinh hoặc bị nam hoá.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì chính những tương tác trong não, tuyến yên và các tinh hoàn kiểm soát sự sinh sản đã bị xáo trộn khi cơ thể phải tập luyện đến mức quá tải.

Gây kiệt sức, chấn thương thậm chí tử vong

Hiện tượng khát nước và thấy đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường. Nhưng nếu đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều mà vẫn muốn ăn thêm thì đó là dấu hiệu cơ thể bị kiệt sức.

Trong khi vận động, hơi thở gấp, hổn hển là hiện tượng tự nhiên vì mức độ thở tùy vào cường độ vận động mạnh hay yếu. Nhưng nếu đang vận động chừng mực, động tác không mạnh mẽ mà đã thở dốc, thấy nhức đầu và có triệu chứng hoa mắt và chóng mặt thì phải ngừng tập và đi khám bệnh ngay. Nếu cố gắng tập tiếp sẽ dẫn đến đột quỵ, ngất thậm chí là tử vong.

Những lưu ý khi tập luyện thể thao

– Không ăn trước giờ tập [chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5h] để tránh đầy bụng, đau dạ dày…

– Không nên chơi thể thao trước 5h sáng và 18h [tập quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, hơn nữa môi trường cũng không thuận lợi trong lúc luyện tập]

– Không được bỏ qua các động tác khởi động [khởi động giúp cơ thể làm quen với sự vận động].

– Bổ sung nước trong khi tập [uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều] tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày.

– Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả [bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K… các chất khoáng như: đồng, sắt, kẽm…] rất cần cho người chơi thể thao.

Anh N.X.T 25 tuổi [Hà Nội]

“Làm việc tại một công ty truyền thông, với thân hình cân đối, khuôn mặt nam tính anh T trở thành “hot boy” của Công ty. Để giữ gìn sức khỏe và “vóc dáng” của mình, ngoài giờ làm việc anh T chơi thể thao và tập thể hình. Tuy nhiên có một sự kiện mà mỗi khi nghĩ đến anh T vẫn thấy sợ:

Buổi trưa hôm đó, sau giờ ăn, mấy bạn trai rủ nhau chơi trò vật tay. Ai cũng mong mình là người thắng cuộc nên đều cố gắng hết sức. Tuy nhiên, khi anh T chơi xong mặt đỏ bừng, người nóng rực, chảy nước mắt, người mệt và choáng váng sau đó trên cơ thể [từ phần thắt lưng trở lên] xuất hiện những cục máu nhỏ li ti dưới da [biểu hiện giống xuất huyết dưới da]

Sau khi ngồi nghỉ, hiện tượng choáng đã đỡ dần nhưng mặt và phần trên cơ thể hiện tượng xuất huyết dưới da vẫn còn, sau vài ngày mới hết hẳn. Không đi khám bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân nhưng anh T biết mình đã bỏ qua giai đoạn khởi động và đã chơi quá sức dẫn đến hiện tượng trên”

Ý kiến của chuyên gia

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam

“Ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Ngày có dương khí nên tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả nhất, đêm có âm khí, không tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Tập thể thao quá sớm hoặc muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe [Ảnh minh họa]

Thời điểm có dương khí là từ 6h sáng – 5h chiều, trong đó, khoảng thời gian 6h sáng – 12h trưa là lúc dương khí ở đỉnh điểm [khoảng 80%], còn lại, khoảng thời gian sáng sớm và chiều muộn thì có âm khí.

Âm khí vào trong cơ thể qua đường hô hấp và qua các lỗ chân lông. Âm khí rất lạnh. Với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, phủ tạng chưa hoàn chỉnh, khí âm vào người sẽ gây cảm, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh tim, thận, gan, dạ dày, huyết áp… thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn. Nếu vô tình không biết sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí là tử vong ngay khi đang tập. Vì thế, nên hạn chế chơi thể thao trong khoảng thời gian này.

Bác sĩ Trương Công Dũng, Phó khoa Y học Thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

“Với những bệnh nhân hen suyễn, tim mạch… không nên bỏ thể dục mà cần tìm các môn thể thao phù hợp. Tốt nhất là chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn. Người bệnh tránh tập các môn gắng sức liên tục: thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp… hoặc chơi các môn thể thao tác động mạnh, cường độ gắng sức cao thuộc về bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu…

Tuy nhiên, trước khi tập luyện, cần khởi động cơ thể khoảng 5 – 10 phút, người lớn tuổi nên khởi động kéo dài hơn. Khởi động từ từ, cường độ gắng sức chỉ ở mức thấp, bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, hoặc đi bộ. Sau đó, chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây, lặp lại 2 – 3 lần. Khi gắng sức, phải thở bằng mũi, tránh ngưng gắng sức đột ngột vì có thể nguy hiểm tính mạng cho người đang mắc các bệnh mãn tính”

Lời kết

Để có sức khỏe tốt, thân hình gọn gàng, nhanh nhẹn thì tập thể dục là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, khi tập thể dục, nhất là những người có bệnh cần lưu ý chọn loại hình phù hợp với sức khỏe của mình, không nên tập quá sức, tập khi quá sớm hoặc trời đã khuya dẫn đến cơ thể kiệt sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Benh.vn

Tập thể thao đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao chất lượng cuộc sống... Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì có thể "lợi bất cập hại".

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc chuyên môn Y học - Vận động, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome chia sẻ, thực tế, nhiều người hiểu lợi ích của tập thể dục thể thao nhưng không phải ai cũng tập luyện đúng cách. Tập luyện sai cách như không khởi động làm nóng cơ; chọn bài tập không phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tuổi tác; cường độ tập luyện không hợp lý; không giãn cơ sau khi tập... không chỉ không đạt mục tiêu mà còn có thể gây tổn thương cơ, viêm khớp xương... khiến cơ thể yếu đi, dễ lão hóa sớm.

Tập thể dục không đúng khiến cơ thể yếu hơn

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà chỉ ra những tác hại của việc tập thể dục sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe nhiều người đang gặp phải hiện nay như nhịp tim bất thường, mất ngủ, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, dễ chấn thương.

Nhịp tim bất thường

Nhiều người vẫn nghĩ, thuốc lá và caffeine mới là nguyên nhân chính gây nhịp tim bất thường. Nghiên cứu do Tạp chí Tim mạch châu Âu công bố năm 2013 cho thấy, lạm dụng các bài tập đốt mỡ với cường độ mạnh, tập quá sức, nhất là với người có tiền sử gia đình bị nhịp tim bất thường có thể dẫn tới sự suy giảm sức khỏe tim mạch.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Nhiều người có thói quen luyện tập thể dục trước khi đi ngủ, tuy nhiên thời gian luyện tập quá muộn sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học bị xáo trộn dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc ngủ không ngon giấc.

Dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Ăn quá no hoặc nhịn ăn trước khi tập sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn luôn gặp tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Nếu tập thể dục lúc bụng đói sẽ khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt dễ ngất xỉu.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Người thường xuyên luyện tập với cường độ không phù hợp về mặt hành vi sẽ có những biểu hiện mất ngủ và dễ cáu bẳn, không có động lực.

Dễ chấn thương

Tập thể dục không đều, không thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn, không đốt được lượng mỡ dư thừa, dễ gây chấn thương.

Luyện tập không đúng cách, không chỉ không đạt mục tiêu mà còn có thể gây tổn thương cơ, khớp xương. Ảnh: Shutterstock.

Lợi ích của tập thể dục đúng cách

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nếu tập luyện theo chương trình hợp lý từ chuyên gia, mỗi người sẽ nhận thấy lợi ích thiết thực mà thể thao mang lại cho sức khỏe, vóc dáng và sắc đẹp chỉ sau vài tuần tập luyện. Những lợi ích mà chúng ta nhận được khi làm bạn với thể thao có thể kể đến như tăng cường cơ bắp, kiểm soát cân nặng, tăng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tăng cường cơ bắp

Tập luyện giúp giải phóng các hormone thúc đẩy khả năng hấp thụ axit amin của cơ bắp, từ đó làm giảm mỡ và săn chắc cơ. Đối với những người khi bước qua tuổi 30, cơ bắp có dấu hiệu "xuống cấp", tập luyện thường xuyên sẽ làm chậm và ngăn ngừa quá trình này, đồng thời duy trì sức mạnh thể chất.

Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Cơ thể chúng ta tiêu hao năng lượng theo ba cách gồm tiêu hóa thức ăn, tập thể dục, duy trì các chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhịp thở và hoạt động trí óc. Nếu bạn chỉ ăn kiêng, lượng calo cung cấp cho cơ thể giảm đi sẽ làm giảm tốc độ trao đổi chất, trì hoãn việc giảm cân. Nhưng nếu bạn kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốc độ trao đổi chất được đẩy nhanh, giúp đốt cháy nhiều calo hơn và cân nặng giảm đáng kể, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà lý giải.

Bất cứ ai muốn có vóc dáng thon gọn đốt cháy được lượng mỡ thừa chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ tập luyện mà các chuyên gia thiết lập riêng cho bạn, đảm bảo chỉ số cân nặng sẽ về mức bình thường. Với những người gầy, vận động hàng ngày sẽ giúp cơ thể tiêu hao nhiều calo, giúp bạn nhanh có cảm giác đói và thèm ăn. Trạng thái này rất có lợi cho kế hoạch tăng cân của bạn. Dành 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện, bạn sẽ sớm sở hữu vóc dáng đầy đặn và săn chắc.

Tập luyện đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốc độ trao đổi chất được đẩy nhanh, giúp đốt cháy nhiều calo hơn và cân nặng giảm đáng kể. Ảnh: Nutrihome.

Tăng chiều cao

Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi tiền dậy thì, dậy thì cần quan tâm đến việc hỗ trợ con phát triển chiều cao tối đa. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, chương trình luyện tập phù hợp thể trạng của trẻ sẽ giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bắp, từ đó giải phóng các hormone tăng trưởng chịu trách nhiệm cho việc phát triển chiều cao.

Duy trì hệ cơ xương khớp chắc khỏe

Tập thể dục thể thao đã được chứng minh giúp xây dựng mật độ xương khi bạn còn trẻ, cũng như phòng ngừa chứng loãng xương sau này. Thế nên, duy trì tập luyện thường xuyên và đúng cách ngay khi còn trẻ sẽ giúp hệ cơ xương khớp khỏe khoắn, dẻo dai nhằm phòng ngừa hoặc làm chậm tiến trình của các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm... sau này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính cho người lớn tuổi

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy của các hormone điều chỉnh đường huyết, tốt cho hệ tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể, đồng thời làm giảm huyết áp và mỡ máu. Ngược lại, nếu không tập luyện dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới tăng mỡ bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, mọi người ở mọi lứa tuổi đều cần tập luyện để tăng cường sức khỏe và có được vóc dáng như mong muốn. Tuy nhiên, nên tập môn thể thao nào, cường độ ra sao... còn tùy thuộc vào thể trạng và mục đích luyện tập của từng người. Bạn cần được chuyên gia Y học Thể thao - Vận động tư vấn và xây dựng cho mình một chương trình tập luyện phù hợp.

Đội ngũ huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn tập luyện đúng cách, phòng tránh chấn thương. Ảnh: Nutrihome.

Tại Nutrihome, với mỗi chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ dinh dưỡng, người lớn, trẻ em đều được khám với bác sĩ Y học Thể thao - Vận động để xây dựng chương trình tập luyện phù hợp với từng cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các chấn thương, rủi ro.

Từng người sẽ được thiết kế riêng chuỗi bài tập vận động nhiều cấp độ theo thể trạng, bệnh lý của mình; huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn tập luyện đúng cách, phòng tránh chấn thương hoặc tác động xấu đến hệ cơ xương khớp nhằm đảm bảo đúng và đủ liệu trình điều trị.

Trinh Trinh

Video liên quan

Chủ Đề