Tại sao bé lười bú bình

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhưng đột nhiên một ngày trẻ bú ít đi khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Liệu đây có phải vấn đề nghiêm trọng và cần khắc phục như thế nào? Mời các mẹ tham khảo những chia sẻ sau.

1. Trẻ bú bình thường

Trước khi tìm hiểu trẻ bú ít nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu về chế độ bú bình thường của trẻ, để có thể phân biệt trẻ bú thế nào là bình thường, thế nào là bú ít.

Dạ dày của trẻ sơ sinh mỗi lần bú chỉ cần 50 - 70 ml sữa là đủ. Sau 2 tuần, dạ dày mở rộng hơn, trẻ có thể bú 60 - 90 ml sữa/lần. Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi dần quen với việc bú mẹ và mỗi lần bú có thể bú từ 90 đến 150 ml.

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi trẻ là khác nhau nhưng trung bình một ngày trẻ cần bú 8 - 12 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú sữa mẹ và 3 tiếng nếu bú sữa công thức. Nếu sau mỗi lần bú trẻ ngủ ngon, không quấy khóc, lên cân đều đặn và tiểu trên 6 lần/ngày tức là bé đã nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày

Nếu trẻ không bú đủ 8 - 12 lần mỗi ngày mà vẫn tăng cân, phát triển bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp trẻ bú ít, khó tăng cân, mất nước hoặc đang gặp một số bất thường về sức khỏe thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị. Một số trẻ sẽ bú 1 - 2 phút rồi nghỉ bú tiếp nhưng cũng có trẻ bú liên tục trong 2 phút, tùy vào lượng sữa của mẹ cũng như dạ dày của bé.

2. Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu

Trẻ đột nhiên bú ít khiến nhiều mẹ lo lắng và không biết xử lý như thế nào, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trẻ bú ít có thể xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Để giải quyết, bố mẹ cần tìm được nguyên nhân đó. Một số nguyên nhân khiến trẻ bú ít như sau.

Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe

Nếu trẻ đang bú ngoan nhưng đột nhiên bú ít lại, thường xuyên quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra xem cơ thể trẻ có đang có vấn đề bất thường hoặc có bệnh lý nào hay không. Thông thường đó là những vấn đề của đường tiêu hóa hoặc đau họng, có đờm, trẻ bị nhiệt miệng. Cũng có thể do trẻ bị viêm tai, thân nhiệt cao hay đang mọc răng.

Trẻ đột nhiên bú ít lại có thể do đang gặp vấn đề về sức khỏe

Hệ tiêu hóa kém

Nếu trẻ bú kém kèm theo một số biểu hiện bất thường như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng thì có thể trẻ đang rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày hoặc rối loạn khuẩn đường ruột. Những vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú ít và biếng ăn ở trẻ.

Nấm lưỡi

Nếu thấy trên lưỡi trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng tức là trẻ đã bị nấm lưỡi - một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị nấm lưỡi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm trẻ mất vị giác, đau đớn khiến bé lười bú, thậm chí có trẻ bỏ bú.

Trẻ bú ít có thể do nấm lưỡi, khiến trẻ mất vị giác và đau đớn

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân này cũng có thể do sữa mẹ. Gai vị của trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn nên trẻ rất nhạy cảm để nhận biết mùi vị. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thay đổi, mùi vị của sữa cũng thay đổi theo khiến trẻ bú ít hơn bình thường. Nhất là khi mẹ ăn những thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, ăn đồ căn cay, uống rượu bia,…

Ngoài ra, nếu mẹ bảo quản sữa không đúng cách, mùi vị cũng như chất lượng sữa thay đổi khiến trẻ lười bú. Trẻ cũng sẽ bú ít đi nếu bầu ngực của mẹ có mùi lạ do dùng nước hoa hay kem dưỡng,…

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một giải pháp điều trị bệnh cho con được rất nhiều bố mẹ sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bú ít đi. Vì vậy, khi cần sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Ngoài ra, mẹ không được hòa thuốc vào sữa của bé. Điều đó có thể khiến trẻ ám ảnh mỗi khi bú.

Trẻ bú ít có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Mẹ ít cho bé bú

Một số mẹ thắc mắc trẻ bú ít nguyên nhân do đâu và thường cho rằng nguyên nhân chỉ đến từ bé. Tuy nhiên, trẻ bú ít cũng có thể do mẹ. Một số bà mẹ do quá bận rộn nên không có nhiều thời gian cho bé bú. Nếu lâu ngày mẹ không cho bé bú, khiến trẻ dần mất đi thói quan bú mẹ, trẻ sẽ cáu gắt, quấy khóc do lạ lẫm khi gặp ti mẹ. Việc này khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng.

Sữa mẹ ít đi

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ bú ít là do sữa mẹ về chậm, nguồn sữa không còn dồi dào như trước. Lúc này, việc bú mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nếu mẹ vắt sữa nhiều nhưng thời gian vắt nhiều hơn trước chứng tỏ sữa mẹ ít đi. Trong lúc chờ trẻ rất dễ cáu gắt, quấy khóc, một số trẻ thậm chí còn bỏ bú.

Bú sai tư thế

Điều này thường xảy ra với những người lần đầu làm mẹ, còn bỡ ngỡ trong việc cho con bú, nhất là tư thế cho bú. Khi mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc sữa mẹ về không đều có thể khiến bé khó chịu và bú ít hơn.

Cho trẻ bú sai tư thế hoặc sữa mẹ về ít cũng có thể khiến trẻ bú ít đi

3. Làm thế nào nếu trẻ bú ít

Để giải quyết tình trạng trẻ bú ít, trước hết mẹ cần xác định được trẻ bú ít nguyên nhân do đâu rồi có cách xử lý phù hợp.

Đối với trẻ bú sữa mẹ

  • Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ năng lượng cho hai mẹ con. Hạn chế thức ăn nặng mùi, đồ chiên rán dầu mỡ.

  • Tạo cho con thói quen bú mẹ bằng cách chia nhỏ các cữ bú mỗi 3 giờ/lần.

  • Cho trẻ bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và sữa mẹ ra đều.

  • Điều trị kịp thời bệnh lý của trẻ nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường kèm theo bú ít.

Đối với trẻ bú sữa công thức

  • Chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé những vẫn đủ các thành phần dinh dưỡng cho những tháng đầu đời.

  • Chọn bình bú có kích cỡ đầu vú phù hợp với con. Theo dõi khoảng cách giữa các cữ bú, lượng bú mỗi lần để có sự điều chỉnh phù hợp.

Cần chọn loại sữa công thức phù hợp với khẩu vị trẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ bú ít nguyên nhân do đâu. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, các mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ sẽ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con. Nếu còn vấn đề nào lo lắng, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và giải đáp.

Không khó để nhận ra các dấu hiệu, biểu hiện biếng ăn, lười bú, bỏ bú của con. Mẹ hoàn toàn có thể nhận thấy rõ con mình đang “chống đối” thức ăn, chê ti mẹ khi:

  • Trẻ quấy khóc, không chịu bú mẹ, hoặc chỉ bú một bên
  • Trẻ thích bú bình hơn bú mẹ
  • Chống đối cả bú bình và bú mẹ
  • Trẻ biếng ăn và ăn ít hơn hẳn lượng bột, lượng cháo cần thiết ở tháng tuổi của bé
  • Trẻ hay bị nôn, trớ sau khi bú hoặc sau khi ăn
  • Trẻ bị chậm tăng cân so với tháng tuổi
  • Có thể gặp các biểu hiện khác về tiêu hóa như đi ngoài phân sống

Bé biếng ăn, lười bú, bỏ bú thường hay quấy khóc

Hầu hết khi thấy con có biểu hiện lạ, các bà mẹ đều rất lo lắng và tìm cách “ép” cho con ăn, cho con bú nhiều hơn. Tuy nhiên con càng quấy khóc và không chịu ti mẹ. Trẻ ăn uống không đủ chất hoặc lười bú mẹ trong thời gian dài thì lượng dinh dưỡng không đủ sẽ khiến trẻ tăng trưởng chậm, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa,…. khiến mẹ ngày càng lo lắng hơn.

2. Nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn, lười bú, bỏ bú

Trẻ biếng ăn, lười bú, bỏ bú chính là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí não lẫn thể chất ở trẻ nhỏ. Đi tìm nguyên nhân vì sao trẻ bỏ bú mẹ chính là chìa khóa giúp mẹ khắc phục được tình trạng này. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ bỏ bú, lười bú có thể xuất phát từ mẹ hoặc từ bé.

2.1. Nguyên nhân do mẹ

Các nguyên nhân xuất phát từ mẹ như:

  • Đầu ti mẹ quá to, quá bé hoặc bị tụt vào trong khiến bé gặp khó khăn khi bú
  • Sữa mẹ quá ít hoặc quá nhiều, sữa mẹ không ngon
  • Mẹ cho bé bú không đúng cách
  • Sữa mẹ có mùi lạ hoặc thay đổi mùi hương: thường do thực phẩm cay, nóng, thuốc lá, thực phẩm lạ hoặc dùng thuốc, đặc biệt mẹ không nên tự ý dùng thuốc, tránh uống phải một số thuốc làm mất sữa mẹ.
  • Một số nguyên nhân dẫn đến mẹ bị đau vú và có phản ứng lúc trẻ bú làm trẻ sợ: tắc tia sữa, viêm vú, nứt cổ gà, trẻ cắn, …
  • Thay đổi thói quen cho bé bú: cho bé bú bình, mẹ đi công tác, đi làm, thay đổi chu kỳ cho trẻ bú…
  • Mẹ cho bé ăn dặm sớm quá, hoặc ăn nhiều cữ quá so với tháng tuổi khiến hệ tiêu hóa của bé quá tải...

2.2. Nguyên nhân do bé

Trong một số trường hợp, nguyên nhân con biếng ăn, lười bú, bỏ bú, bú ít là do con đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: ốm vặt, sốt, mệt, mọc răng,…

Nếu bé hay mắc bệnh vặt, ốm tái đi tái lại hoặc ốm lâu trong thời gian gần đây, mẹ cần cho bé đi khám bác sỹ để giải quyết nguyên nhân tận gốc và kịp thời.

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ bản thân người mẹ hoặc từ bé thì một số bé có thể gặp các biểu hiện trên do, thay đổi loại sữa hoặc loại núm vú, hay quá nhạy cảm với mùi hương hoặc vị sữa của mẹ, đồ ăn, thay đổi thời tiết…

Đặc biệt vào mùa hè, trẻ dễ bị nhiệt và xuất hiện các vết loét nhỏ ở niêm mạc miệng, môi, lưỡi làm cho trẻ dễ bị đau khi ăn uống hoặc khi bú, càng dễ làm trẻ bỏ bú, lười bú. Thông thường các vết loét này thường kéo dài trong 7 -10 ngày và sẽ tự khỏi.

3. Mẹ phải làm thế nào khi trẻ biếng ăn, lười bú, bỏ bú?

Việc chữa biếng ăn, lười bú, bỏ bú cho bé phải xuất phát từ nguyên nhân gây sự bất hợp tác đó của bé.

2 tuyệt chiêu chữa bệnh biếng ăn, lười bú cho mẹ

3.1. Xử lý khi bé không bú mẹ trực tiếp

Khi bé không chịu bú mẹ trực tiếp, mẹ hãy tuân thủ theo 2 bước sau:

Bước 1: Ngưng không cho bé ti bình, và tập cho bé ăn sữa mẹ vắt ra bằng những dụng cụ sau:

A. Thìa [muỗng]/cốc [ly] nhỏ trong 2, 3 cữ

B. Xi lanh

C. Bộ câu sữa

Bước 2: Tập cho bé bú mẹ trực tiếp trở lại

Bé sẽ đủ no khi được mẹ cho ăn bằng những dụng cụ trên, nhưng bé sẽ có nhu cầu được mút ti, và sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng ti mẹ trở lại, mẹ nằm cạnh bé và đưa ti thử cho bé, nếu bé sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ để mút, nếu bé chưa sẵn sàng thì mẹ lại thử lại ở những cữ sau. Và quan trọng nhất là mẹ phải tập cho bé khớp ngậm đúng khi bú mẹ.

Lưu ý: Tuyệt đối không cho bé ngậm ti giả trong quá trình này 

[Theo BS. Phạm Thị Thục - Giảng viên QGNCBSM]

3.2. Cách đối phó với một số nguyên nhân bé biếng ăn, bỏ bú, lười bú khác

Xử lý khi bé không chịu bú mẹ trực tiếp là biện pháp chữa biếng ăn, lười bú, bỏ bú tạm thời. Để giúp trẻ khắc phục tình trạng trên, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân con biếng bú là do đâu.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ, từ bé hay từ môi trường ngoại cảnh tác động mà mẹ sẽ có giải pháp cải thiện đúng đắn. Dưới đây là một vài biện pháp có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn, lười bú, bỏ bú ở trẻ:

  • Bé bị mệt: Mẹ cần cải thiện giúp bé đỡ mệt, cho bé bú thành nhiều lần và trong thời gian ngắn [khoảng 5-7 phút]. Bé bị bệnh thường rất mệt mỏi, hay quấy khóc, nếu bé không thể bú được thì mẹ vắt sữa ra và cho bé bú.
  • Bé bị nhiệt vào mùa hè: mẹ nên cho bé đi khám để có cách khắc phục tốt nhất, bên cạnh đó mẹ cũng cần bổ sung các loại đồ ăn, trái cây có chứa nhiều vitamin A, C vừa giúp thanh nhiệt, nâng cao sức đề kháng cho trẻ vừa giúp làm lành những vết loét. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh cơ thể trẻ vào mùa hè đúng cách, đặc biệt là vùng khoang miệng để hạn chế sự xâm nhập các vi khuẩn gây hại từ bên ngoài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
  • Do tư thế bú sai: Mẹ cần tìm tư thế phù hợp, đúng cách để bé bú thỏa mái.
  • Tia sữa cho mẹ quá mạnh làm bé ngạt, sặc: Mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm bớt lượng sữa chảy ra. Nếu sữa nhiều, mẹ vắt bớt sữa đầu ra cốc, cho bé bú hết sữa cũ trước rồi tiếp túc cho bé bú phần sữa trong cốc nếu bé chưa no.
  • Những thay đổi làm bé khó chịu: Trong thời gian cho con bú, mẹ cần hạn chế không sử dụng xà phòng, nước hoa, hoặc có thức ăn lạ làm bé khó chịu.

Lưu ý:

- Không ép trẻ bú hoặc ăn tiếp khi trẻ đã có biểu hiện chán, điều này có thể khiến trẻ sợ bú, sợ ăn, thay vào đó mẹ nên chia nhỏ khẩu phần, cho bé bú nhiều lần, tương tự chia nhỏ bữa ăn.

- Mẹ nên ăn uống điều độ, tránh chất kích thích hoặc thực phẩm cay nóng.

- Đối với trẻ đã ăn dặm, tránh các thực phẩm dễ gây đầy bụng trong thời gian này: váng sữa, phô mai.. và có thể bổ sung sữa chua, men vi sinh vào chế độ ăn giúp cải thiện đường tiêu hóa cho trẻ.

- Chú ý loại sữa và núm vú sử dụng cho bé.

- Mẹ cần chuẩn bị nguồn sữa nhiều và chất lượng cho con và có biện pháp chữa ít sữa hiệu quả.

Dược sĩ: Lan Anh

500.000 mẹ ở Việt Nam đã, đang sử dụng Ích Mẫu Lợi Nhi khi thấy con có các biểu hiện biếng ăn, lười bú, bỏ bú, bởi những lý do sau:

Ích Mẫu Lợi Nhi có thành phần 100% từ thảo dược, đây là sản phẩm đầu tiên chứa Thiên Môn Chùm [Shatavari] giúp tăng 3,5 lần Prolactin – hooc môn tạo sữa mẹ. Cùng sự kết hợp với các thảo dược quý khác như Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt; Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giầu dinh dưỡng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.

- Sữa mẹ nhiều, đặc, sánh và thơm hơn

  • Sau 5-7 ngày ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.
  • Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm, sánh.
  • Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, tràn trề, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

- Giúp mẹ khỏe mạnh hơn

  • Sạch nhanh sản dịch, phục hồi nhanh sau sinh
  • Nhờ cơ chế tăng hấp thu, tăng cường chức năng gan nên giúp mẹ ăn ngon, ngủ ngon hơn, da dẻ hồng hào, dáng mẹ thon gọn hơn

Để mua sản phẩm Ích Mẫu Lợi Nhi giúp nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng để con bú khỏe và tăng cân, mẹ có thể truy cập tới đường link: //ichmauloinhi.vn/mua-hang-ct335.html hoặc đặt hàng và yêu cầu tư vấn từ tổng đài Dược sĩ tư vấn miễn phí cước gọi 18006642 ngay từ hôm nay.

Ích Mẫu Lợi Nhi – “Viên uống lợi sữa số 1” giúp tăng cả số lượng & chất lượng sữa mẹ -  được Sản xuất bởi Công ty TNHH tư vấn y dược quốc tế IMC có nhà máy đạt nguyên tắc GMP đầu tiên tại Việt Nam [GMP - Good Manufacturing Practice-Thực hành sản xuất thuốc tốt].
 

QUÀ TẶNG CỰC HOT

10.000 hộp Ích Mẫu Lợi Nhi 10 viên [trị giá 135.000đ/hộp] giúp Tăng Số lượng & Chất lượng sữa mẹ - QUÀ TẶNG HOT cho sữa mẹ tràn trề, HẾT LO Ít sữa, Mất sữa. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Khi các mẹ quay trở lại với công việc, việc hút vắt sữa sẽ hạn chế hơn. Để giúp các mẹ có thể hút vắt sữa tại nơi làm việc dễ dàng hơn, các mẹ có thể tham khảo lịch hút sữa dưới đây, lưu ý các cữ hút ...

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề