Tại sao con người có 2 mắt

Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắc chúng ta hãy biết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng mình.

| Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

HomeBài học từ cuộc sốngVì sao chúng ta có 2 mắt, 2 tai nhưng lại chỉ có 1 cái miệng?

Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìn lại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước.

Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta nghe được hai phía, nghe được cả lời khen và lời chê.

Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng ta có nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi được những gì trong bộ não của chúng ta - những thứ ấy quý hơn cả vàng bạc và trang sức mà bạn có.

Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạn biết tại sao chứ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho người khác cảm thấy yêu thương hay thù ghét. Hãy nhớ: nói ít, nghe và quan sát nhiều hơn. Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắc chúng ta hãy biết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng mình.

Sưu tầm.

+ Món quà


+ Cây nhân ái

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Có khi nào bạn tự hỏi tại sao thượng đế tạo ra chúng ta luôn có sự sóng đôi: 2 mắt, 2 tai, 2 chân, 2 tay nhưng chỉ có một cái miệng?

Câu chuyện này sẽ cho bạn lời giải thích.

“Xa xưa, có một sứ thần nước nhỏ cống nạp cho một nước lớn ba tượng hình người bằng vàng ròng.

Quốc vương của nước lớn vui mừng tột độ, nhanh chóng nhận quà cống nạp của quốc gia nhỏ bé kia.

Nhưng sứ thần cống nạp vật quý lại đưa ra một câu hỏi khiến quốc vương phải suy nghĩ rất nhiều ngày nhưng cũng không thể nghĩ ra được câu trả lời.

Nội dung câu hỏi là:

“Trong ba tượng hình người bằng vàng kia, tượng nào có giá trị nhất?”

Quốc vương nước lớn đã nghĩ ra mọi biện pháp như tiến hành cân đong cả ba bức tượng nhưng trọng lượng của chúng hoàn toàn giống nhau.

Tiếp theo quốc vương còn mời những người thợ chạm khắc nổi tiếng kinh thành vào để đánh giá độ tinh xảo của bức tượng nhưng cũng không tìm được câu trả lời.

“Nên làm thế nào đây?” Nhà vua nghĩ.

“Ta không thể thỏa lòng nhận cống vật mà không có câu trả lời được, vương quốc nhỏ bé đó sẽ chê cười vương quốc của ta”.

Cuối cùng, có một vị đại thần đã cáo quan về quê từ lâu xin tiếp kiến nhà vua và nói: “Thần đã có câu trả lời”.

Vị đại thần già này lấy ba cọng cỏ dài, ở tượng vàng đầu tiên, ngài xuyên ngọn cỏ đó vào bên tai phải, lập tức ngọn cỏ lại lộ ra từ bên tai trái của bức tượng.

Hành động này được làm lại cho hai bức tượng còn lại.

Điều khác biệt là sau khi xuyên ngọn cỏ từ phía tai phải, đầu ngọn cỏ lại xuất hiện ở miệng của bức tượng thứ hai và cuối cùng không thấy xuất hiện ở bức tượng thứ ba.

Ở bức tượng cuối cùng này, ngọn cỏ đã rơi vào trong bụng bức tượng mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào.

Sau khi việc “kiểm định” đã xong, vị đại thần già quay lại phía sứ giả và nói: “Bức tượng thứ ba là đáng giá nhất”.

Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, vị sứ giả gật đầu mỉm cười và cúi lạy vị đại thần đáng kính đó.

Chắc ai cũng thắc mắc: “Cuối cùng câu trả lời sẽ là như thế nào?”.

Thật đơn giản, câu trả lời của vị đại thần nằm ở kết quả“kiểm định” này.

tại sao thượng đế tạo ra con người có 2 mắt, 2 tai nhưng chỉ có 1 cái miệng

Khi giải thích cho nhà vua về hành động của mình, vị đại thần đã nói: “Ông trời chỉ cho chúng ta 2 cái tai để nghe và 1 cái miệng để nói.

Sở dĩ như vậy là yêu cầu chúng ta nghe nhiều hơn nói.

Thế giới này sẽ thật buồn nếu ai cũng lặng im, giữ kín những nỗi niềm riêng rồi tự mình gặm nhấm mà không san sẻ cho ai.

Nhưng thế giới này còn buồn hơn nữa nếu như một người nói mà xung quanh đều đồng loạt chẳng mấy quan tâm, không ai muốn dừng chân và hỏi xem đối phương phải chăng đang muốn tâm sự?

Hình như, ai cũng bận để quên lắng nghe nhau!

Rồi cứ thế cảm xúc mòn héo dần đi, những kết nối giữa mỗi người lỏng lẻo dần rồi đứt gãy.

Cuộc sống này sẽ còn lại được bao nhiêu ý nghĩa khi những người thân thiết với nhau lại không thiết tha nghe nhau nói?

Không phải hờ hững nữa, đó là bỏ mặc và vô tâm!

Lắng nghe trọn vẹn đôi lúc còn có giá trị hơn cả những lời nói an ủi bâng quơ, bởi cảm giác được trút hết cả cõi lòng mình ra cho một người thành thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm.

Nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó, chúng ta cần học cách yên ắng và lắng nghe nhau.

– Sưu tầm –

Có khi nào bạn tự hỏi tại sao thượng đế tạo ra chúng ta luôn có sự sóng đôi: 2 mắt, 2 tai, 2 chân, 2 tay nhưng chỉ có một cái miệng?
Câu chuyện này sẽ cho bạn lời giải thích.

“Xa xưa, có một sứ thần nước nhỏ cống nạp cho một nước lớn ba tượng hình người bằng vàng ròng.

Quốc vương của nước lớn vui mừng tột độ, nhanh chóng nhận quà cống nạp của quốc gia nhỏ bé kia.

Nhưng sứ thần cống nạp vật quý lại đưa ra một câu hỏi khiến quốc vương phải suy nghĩ rất nhiều ngày nhưng cũng không thể nghĩ ra được câu trả lời.

Nội dung câu hỏi là:

“Trong ba tượng hình người bằng vàng kia, tượng nào có giá trị nhất?”

Quốc vương nước lớn đã nghĩ ra mọi biện pháp như tiến hành cân đong cả ba bức tượng nhưng trọng lượng của chúng hoàn toàn giống nhau.

Tiếp theo quốc vương còn mời những người thợ chạm khắc nổi tiếng kinh thành vào để đánh giá độ tinh xảo của bức tượng nhưng cũng không tìm được câu trả lời.

“Nên làm thế nào đây?” Nhà vua nghĩ.

“Ta không thể thỏa lòng nhận cống vật mà không có câu trả lời được, vương quốc nhỏ bé đó sẽ chê cười vương quốc của ta”.

Cuối cùng, có một vị đại thần đã cáo quan về quê từ lâu xin tiếp kiến nhà vua và nói: “Thần đã có câu trả lời”.

Vị đại thần già này lấy ba cọng cỏ dài, ở tượng vàng đầu tiên, ngài xuyên ngọn cỏ đó vào bên tai phải, lập tức ngọn cỏ lại lộ ra từ bên tai trái của bức tượng.

Hành động này được làm lại cho hai bức tượng còn lại.

Điều khác biệt là sau khi xuyên ngọn cỏ từ phía tai phải, đầu ngọn cỏ lại xuất hiện ở miệng của bức tượng thứ hai và cuối cùng không thấy xuất hiện ở bức tượng thứ ba.

Ở bức tượng cuối cùng này, ngọn cỏ đã rơi vào trong bụng bức tượng mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào.

Sau khi việc “kiểm định” đã xong, vị đại thần già quay lại phía sứ giả và nói: “Bức tượng thứ ba là đáng giá nhất”.

Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, vị sứ giả gật đầu mỉm cười và cúi lạy vị đại thần đáng kính đó.

Chắc ai cũng thắc mắc: “Cuối cùng câu trả lời sẽ là như thế nào?”.

Thật đơn giản, câu trả lời của vị đại thần nằm ở kết quả“kiểm định” này.

Khi giải thích cho nhà vua về hành động của mình, vị đại thần đã nói: “Ông trời chỉ cho chúng ta 2 cái tai để nghe và 1 cái miệng để nói.

Sở dĩ như vậy là yêu cầu chúng ta nghe nhiều hơn nói.

Thế giới này sẽ thật buồn nếu ai cũng lặng im, giữ kín những nỗi niềm riêng rồi tự mình gặm nhấm mà không san sẻ cho ai.

Nhưng thế giới này còn buồn hơn nữa nếu như một người nói mà xung quanh đều đồng loạt chẳng mấy quan tâm, không ai muốn dừng chân và hỏi xem đối phương phải chăng đang muốn tâm sự?

Hình như, ai cũng bận để quên lắng nghe nhau!

Rồi cứ thế cảm xúc mòn héo dần đi, những kết nối giữa mỗi người lỏng lẻo dần rồi đứt gãy.

Cuộc sống này sẽ còn lại được bao nhiêu ý nghĩa khi những người thân thiết với nhau lại không thiết tha nghe nhau nói?

Không phải hờ hững nữa, đó là bỏ mặc và vô tâm!

Lắng nghe trọn vẹn đôi lúc còn có giá trị hơn cả những lời nói an ủi bâng quơ, bởi cảm giác được trút hết cả cõi lòng mình ra cho một người thành thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm.

Nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó, chúng ta cần học cách yên ắng và lắng nghe nhau.

[Theo hoctruongdoi]

Bookmark the permalink.

Đại đa số sinh vật có 2 mắt. Một số loài không có mắt. Một số khác có 8, 12, hoặc 30000 mắt. Riêng những sinh vật có 1 hoặc 3 mắt thì bạn chỉ có thể tìm thấy chúng trong chuyện thần thoại hoặc phim ảnh chứ không phải ngoài tự nhiên. Tại sao lại thế?


Để biết vì sao không loài vật nào có 1 mắt, chúng ta hãy tìm hiểu phương pháp mà các nhà thiên văn học đo đạc khoảng cách đến những ngôi sao trong vũ trụ. Ví dụ như Sirius [hay còn gọi là sao Thiên Lang]. Nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Khoảng cách từ Sirius đến Trái Đất là 8,6 năm ánh sáng. Tức là nếu chúng ta di chuyển với vận tốc ánh sáng thì phải mất 8,6 năm mới đến được ngôi sao này. Bằng cách nào mà người ta tính toán được khoảng cách đến Sirius? Câu trả lời đơn giản đến bất ngờ.

Nếu ngại đọc, các bạn có thể xem video tại đây

Các nhà thiên văn học quan sát ngôi sao vào tháng 3. Rồi đến tháng 9, khi Trái Đất di chuyển sang phía đối diện trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, họ lại quan sát ngôi sao một lần nữa. Do vị trí quan sát thay đổi nên góc nhìn về phía ngôi sao cũng khác đi. Họ sẽ tính toán được sự thay đổi góc này. Khi đó, ta có 1 tam giác cân như trong hình với góc α đã biết. Từ đó, ta dễ dàng tính được góc β. Đồng thời, ta cũng biết cạnh AB của tam giác, chính là 2 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Hãy nhớ rằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 150 triệu km. Tức là cạnh AB có độ dài khoảng 300 triệu km. Bằng cách sử dụng hàm số Sin trong tam giác, ta sẽ dễ dàng tính được cạnh SA, chính là khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao.

Phương pháp đo lường khoảng cách bằng thị sai

Như vậy, ta cần 2 điểm quan sát khác nhau để đo lường khoảng cách đến 1 vật thể nào đó. Đối với các sinh vật, 2 điểm quan sát chính là đôi mắt. Khi đứng trước một đóa hoa, bộ não của bạn sẽ tự động tính toán sự chênh lệch góc nhìn giữa mắt phải và mắt trái rồi từ đó ước lượng khoảng cách đến đóa hoa. Bạn không thể làm việc này nếu chỉ có 1 mắt. Hãy thử che 1 mắt lại rồi chạy quanh nhà mà xem. Khả năng cao là bạn sẽ va vào các đồ vật vì không thể ước lượng khoảnh cách đến chúng.

Nói đến đây chắc là các bạn cũng đã biết lý do vì sao những loài săn mồi hoặc có chế độ ăn đặc biệt thường có 2 mắt nằm ở phía trước của khuôn mặt. Ví dụ như sư tử, đại bàng, hoặc con người. Trong khi đó, những loài bị săn hoặc có nguồn thức ăn dễ kiếm thì lại có mắt nằm ở 2 phía đối diện. Ví dụ như thỏ, hươu, hay ngựa vằn.

Mỗi mắt đều có vùng nhìn thấy của riêng nó. Phần giao giữa 2 vùng chính là khoảng không gian mà sinh vật có thể xác định được khoảng cách. Vì khi một đối tượng ở trong vùng đó thì nó sẽ được nhìn thấy bằng cả 2 mắt.

Với loài săn mồi như sư tử thì việc xác định được khoảng cách đến con mồi rất quan trọng. Nếu lao tới bữa trưa từ quá xa thì bữa trưa sẽ bỏ chạy kịp. Còn nếu tiếp cận quá gần thì dễ bị phát hiện. Vì thế, sư tử tiến hóa để 2 mắt cùng hướng về một phía. Điều này giúp vùng nhìn thấy của 2 mắt có phần giao rộng hơn, đồng nghĩa với việc chúng dễ dàng ước lượng khoảng cách đến nhiều con mồi tiềm năng hơn.

Con người không phải loài săn mồi theo kiểu của sư tử. Tuy nhiên, chúng ta có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Mặc dù có thể ăn được nhiều thứ nhưng các loại thực phẩm mà con người tiêu thụ thường không phổ biến trong tự nhiên. Tổ tiên chúng ta thường xuyên phải lang thang tìm kiếm cái ăn. Để có thể làm tốt việc này thì khả năng xác định khoảng cách là rất quan trọng.

Với thỏ thì ngược lại. Chúng ăn cỏ và lá cây. Miếng ăn lúc nào cũng tận mồm thì cần gì đến khả năng xác định khoảng cách chứ. Ngoài ra, chúng còn là bữa trưa của rất nhiều kẻ săn mồi. Cho nên, chúng tiến hóa theo hướng 2 mắt nằm cách xa nhau về 2 phía đối diện. Nhờ đó, chúng nhìn được toàn bộ 360 độ xung quanh. Điều này giúp chúng dễ dàng phát hiện ra kẻ săn mồi từ tất cả các hướng. Loài thỏ đã hy sinh khả năng xác định khoảng cách để đổi lấy góc nhìn siêu rộng.

Như vậy, chúng ta biết rằng các sinh vật sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ có 1 mắt. Đó là lý do chúng không tồn tại trong tự nhiên. Vậy còn 3 mắt thì sao? Chắc chắn sẽ tốt hơn là 2 mắt. Nhưng tại sao cũng không có sinh vật nào như vậy?

Bởi vì chỉ cần 2 mắt là đủ để đo lường khoảng cách rồi. Con mắt thứ 3 nếu có tồn tại thì cũng không mang đến nhiều lợi ích. Quá trình tiến hóa sẽ tự động đào thải những bộ phận có ít tác dụng để tập trung nguồn lực phát triển những bộ phận quan trọng hơn. Ta có thể hình dung giống như một công ty nếu cứ lãng phí nguồn lực vào những khoản đầu tư không hiệu quả thì sớm muộn gì cũng bị thị trường đào thải. Vì thế, những sinh vật 3 mắt nếu có thật thì cũng sẽ sớm bị loại bỏ khỏi cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt do lãng phí nguồn lực vào một bộ phận ít tác dụng.

Ý tưởng về những sinh vật có 1 hoặc 3 mắt quả thực rất thú vị. Tiếc rằng cuộc chiến sinh tồn không cho phép điều đó xảy ra. Nhưng biết đâu đấy, ngoài kia có một loài như vậy đang tồn tại. Dẫu sao vẫn còn rất nhiều loài mà con người chưa khám phá ra cơ mà. Cho đến lúc tìm ra sinh vật đó, chúng ta đành tạm hài lòng với những bộ phim và câu chuyện thần thoại nhé.

4

Video liên quan

Chủ Đề