Tại sao gọi là hủ tiếu nam vang

“Ai hủ tiếu đây, ai hủ tiếu Nam Vang đây”… câu rao quen thuộc mà ngày nào mình cũng được nghe lúc còn đang sống ở Sài Gòn. Giờ thì mình đã chuyển đi một nơi khác để sinh sống nhưng mà mãi chẳng thể nào quên được hương vị của món hủ tiếu Nam Vang ấy, sự kết hợp của thịt bằm, trứng cút, tôm hòa quyện trong nước lèo ngọt lịm thanh mát từ xương sẽ là điều mình thương nhớ mãi. Hôm nay nhân dịp cuối tuần, mình sẽ vào bếp tự thực hiện cách nấu món hủ tiếu Nam Vang tại nhà, bạn nào cũng đang thèm món này thì triển ngay thôi nhé.

Công thức hủ tiếu Nam Vang vẫn luôn là điều bí mật mà các nhà gia đình chuyên làm hủ tiếu muốn giữ bí mật, tuy nhiên rất may mắn là mình đã quen một người đầu bếp nhà hàng và được anh chỉ cho công thức chuẩn của món ngon này, khi thử nghiệm thì mình thấy ngon không kém cạnh gì bên ngoài đâu.

  • Xương ống heo: 1.5 kg
  • Tôm: 500 gram
  • Thịt nạc heo: 400 gram
  • Trứng cút: 20 quả
  • Mực tươi: 200 gram
  • Mực khô: 2 con
  • Hành tím, tỏi, hành tây, hành lá
  • Cần tây, giá đỗ, hẹ
  • Lạc rang
  • Hủ tiếu
  • Các gia vị khác: dầu ăn, muối, đường, mắm, hạt tiêu, hạt nêm…

Bước 1: Xương ống heo rửa sạch, cho vào 1 nồi nước sôi chần qua 5 phút, sau đó vớt ra rửa lại, đổ phần nước chần đi. Có thể chặt khúc hoặc để nguyên tùy bạn.

Mực khô nướng bằng cồn, nướng chín thì xé sợi vừa, không cần quá nhỏ. Tôm tươi và mực tươi thì sơ chế sạch sẽ. Tôm rút chỉ, cắt râu, mực thì khứa chéo theo hình quả trám, thái mỏng.

Hành lá thái khúc, hành tím, hành tây bóc vỏ, phần hành tây chia làm 2, 1 phần băm nhỏ, 1 phần để nguyên. Tỏi cũng bằm nhuyễn. Thịt nạc băm hoặc xay nhỏ vừa, không cần nhuyễn mịn.

Bước 2: Dùng 1 cái nồi to, cho vào 4 lít nước, thêm xương ống đã làm sạch vào, đậy vung và ninh 6 tiếng. Với nồi áp suất thì nhanh hơn, khoảng 4.5 tiếng. Mục đích của việc hầm lâu như vậy là để xương ra hết chất ngọt bên trong.

Sau khi đã ninh xong nước dùng, bạn chắt 2/3 nước ra 1 cái nồi khác, còn 1/3 lượng nước còn lại trong nồi thì cho mực khô, hành tím, hành tây vào nồi, ninh 20 phút. Sau khoảng thời gian này cho lại nước đã chắt vào.

Bước 3: Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho 20 ml dầu ăn vào, trút tỏi băm vào xào thơm, đợi khi nào tỏi hơi  vàng thì cho ra bát, cuối cùng thịt nạc băm cho ít nước dùng, để lên chảo xào khi nào ráo nước thì đổ thịt ra.

Trứng cút luộc chín bóc vỏ, tôm và mực đem hấp với sả. Tôm bạn có thể bóc vỏ hoặc để nguyên đều được.

Bước 4: Hủ tiếu chần qua nước sôi, xếp ra bát, lần lượt cho từng lớp giá, hẹ, mực, trứng cút, tôm, thịt băm lên trên, chan nước dùng vào và thưởng thức. Khi ăn, bạn ăn kèm với rau sống các loại, có thể cho thêm gan, tim, cật vào.

Tham khảo cách nấu phở bò ngon tại nhà 

Đã bao giờ bạn thắc mắc, hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ đâu hay chưa? Tại sao lại có món ăn với tên gọi đặc biệt như thế này nhỉ. Thì theo nhiều tài liệu, hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia, được người Hoa học lại cách làm và Việt Nam đã kế thừa tinh hoa ấy. Món ăn này được trực tiếp người Khmer chế biến, có nguồn gốc từ Nam Vang[là tên phiên âm của Phnôm Pênh].

Trong tiếng gọi của người Khmer, Nam Vang có tên là “kuay tiev”, nguyên liệu chính là hủ tiếu bột lọc, nước dùng là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Dù trải qua nhiều khoảng thời gian biến động, người ta đã thêm thắt nêm nếm với nhiều hương vị, nguyên liệu khác nhau như tôm, cua, cá, mực nhưng nhất thiết và bắt buộc phải có thịt bằm.

Muốn ăn hủ tiếu Nam Vang chuẩn thì chắc chắn là phải đặt chân tới Sài Gòn, tại đây từ những quán ăn lớn, bình dân lớn nhỏ hay các gánh hàng rong đều có món hủ tiếu Nam Vang. Sau đây mình sẽ gợi ý và giới thiệu cho các bạn một vài địa điểm ăn hủ tiếu Nam Vang ngon chuẩn ở Sài Gòn nhé.

Nhân Quán là một trong những quán hủ tiếu nhất ở Sài Gòn, được mọi người tin tưởng và lựa chọn vì đây là một quán có những tô hủ tiếu Nam Vang nấu đúng cách, vị “chuẩn nhất”. Quán có khá nhiều cơ sở khác nhau ở Sài Gòn như:

  • 72 Nguyễn Thượng Hiền, quận 3
  • A67 Nguyễn Trãi, quận 1
  • 27 Âu Cơ, quận 11
  • 23/9 Quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

Hủ tiếu Nam Vang Đạt Thành được thực khách yêu thích bởi những tô hủ tiếu đầy đặn, nhiều thịt, tôm, tim, gan và sợi mì thơm, nước lèo đậm đà rất riêng không có quán nào giống. Địa chỉ:

  • 607 Cách Mạng Tháng 8, quận 10
  • 31 Trần Hưng Đạo, quận 5
  • 232 Nguyễn Thị Thập, quận 7

Hủ tiếu ở đây cực ngon bởi nước lèo thanh mát, ăn không gây ngấy, nhân tôm, cá, thịt, mực cũng được nêm nếm vừa khẩu vị. Địa chỉ:

  • 494 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Quy, quận 7

Không phải là nhà hàng, cũng không phải là quán ăn lớn, đây chỉ là một quán cóc nhỏ, ấy vậy mà lại được xem như là những hàng quán hủ tiếu Nam Vang đầu tiên tại Sài Gòn. Tới thời điểm hiện tại, quán vẫn hút khách rất đông không kém gì các quán lớn. Địa chỉ:

  • 84 Hồ Thị Kỷ, phường 14, quận 10

Hủ tiếu Nam Vang ở Liến Húa được nấu theo phong cách của người Hoa, gia vị có phần đậm đà hơn so với những hàng quán khác, thịt tẩm ướp rất tơi, tôm, mực cũng là loại ngon. Vì vậy, dù mức giá nhỉnh hơn một chút so với những quán khác nhưng mà Hủ tiếu Liến Húa lúc nào cũng đông khách. Địa chỉ:

  • 321 An Dương Vương, phường 3, quận 5
  • 90D Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3
  • 151 Nguyễn Duy Trinh, quận 2

Quán hủ tiếu này vị trí khá dễ tìm, hương vị lại thơm ngon, cọng hủ tiếu không bị thấm nước nên khi thưởng thức vẫn bảo đảm giữ trọn vị dai. Quán còn có súp lơ và hành phi kèm ở trên, màu sắc bắt mắt. Mình tới đây lúc nào cũng sẽ phải gọi thêm gỏi bò khô, xíu mại ăn cùng. Địa chỉ

  • 197 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1

Hủ tiếu thì có nhiều loại lắm, từ hủ tiếu cá, hủ tiếu bò kho, nhưng hủ tiếu Nam Vang vẫn là loại hủ tiếu được nhiều người yêu thích nhất. Ngày trước cứ mỗi lần đến Sài Gòn là lượn quanh phố xá, đâu đâu cũng có những gánh hủ tiếu Nam Vang ngon xuất sắc mà lại còn rẻ. Đây cũng chính là lí do vì sao hủ tiếu Nam Vang lại được mệnh danh là “anh cả” của các loại hủ tiếu. Nếu là một người thích khám phá ẩm thực đó đây, tuyệt đối đừng bỏ lỡ cách nấu hủ tiếu Nam Vang phía trên mình chỉ nhé.

Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia do khmer chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.

chương trình - Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia do khmer chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.

Nguyên liệu
Nguyên liệu làm hủ tiếu Nam Vang bao gồm hủ tiếu khô, các thành phần làm nước dùng [nước lèo], các thành phần cho vào tô hủ tiếu, các loại rau ăn kèm. Dưới đây là một công thức cho món hủ tiếu Nam vang với các thành phần và tỷ lệ cơ bản:

Xương heo [khoảng 1.5 kg]; tôm thẻ [1/2 kg]; gan heo [300g]; thịt heo xay [300g]; tôm khô [khoảng 1 nắm nhỏ]; khô mực [1 con cỡ vừa]; hủ tiếu bột lọc [có người gọi là hủ tiếu dai]; dầu ăn; 1 củ tỏi; 4 tép hành lá; chanh; ngò ta [ngò gai]; lá hẹ; giá đỗ; cần tây; rau tần ô; đường, muối, bột ngọt [nếu thích]

Quy trình thực hiện - cách nấu

  1. Nấu nước lèo: Xương heo [nếu là xương ống thì trong hơn] trụng sơ nước sôi, đổ ra rửa sạch. Bắt 1 nồi nước khác lên đợi sôi rồi để xương vào, sau đó để 1 tí muối, đường phèn, khô mực nướng vừa chín xé làm bốn và tôm khô rửa sạch cùng bỏ vào nồi nước súp hầm với xương. Bỏ củ cải và cà rốt cắt khúc vào hầm mềm luôn. Sau đó nêm với đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.
  2. Gan heo: Đem luộc với một tí muối, khi chín vớt ra để nguội quấn trong cling phim khi nào ăn hãy xắt nếu không nó bị khô.
  3. Tôm: Lột vỏ [chừa đuôi tôm lại], sau đó cắt ở sống lưng tôm, lấy chỉ đen ra.
  4. Tỏi bằm ra cho thật nhỏ, bắt một cái nồi nhỏ lên bếp, để đầu vào, khi dầu sôi thì tỏi vào, lấy đũa quậy đều cho đến khi tỏi vừa hơi vàng thì tắt lửa và đem xuống khỏi lò [Khi đó dầu còn đang nóng sẽ làm cho tỏi vàng thêm tí nữa, nếu còn để trên bếp sẽ làm tỏi bị đen].
  5. Thịt heo xay: Trộn thịt heo cho chút nước súp, bắt lên chảo xào cho đến khi ráo nước.
  6. Rau: Cần tây, hẹ cắt khúc. Ớt tươi cắt mỏng, chanh cắt để ra dĩa cùng với giá, cần tây, rau tần ô, ngò gai, rau xà lách.

Trình bày
Luộc hủ tiếu khô và cho vào một cái tô sau đó cho chút tỏi phi vào trộn đều cho khỏi dính sau đó xếp lên tô: gan heo, tôm, thịt heo xaỵ, trứng cút. Nước súp đang sôi, để vào tô sau đó thì để lá hẹ, hành, ngò và tỏi chấy lên trên mặt tô.

Lưu ý khác

  • Khi nồi nước súp hoàn thành thì bỏ vào 1,2 muỗng tỏi phi thơm.
  • Tôm [thêm mực nếu thích tùy người] cho chút nước súp vào một nồi nhỏ nấu chín và sắp vào tô lấy nước luộc tôm mực đó cho vào luôn tô hủ tiếu.
  • Ngoài gan heo có thể thêm cật và tim

Biến thể
Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu của người Hoa có sự khác biệt rất rõ rệt. Nếu như hủ tiếu Nam Vang tôn trọng phụ liệu chính là lòng heo thì hủ tiếu Mỹ Tho lại có thêm tôm, mực, hải sản, ốc.Còn hủ tiếu Trung Hoa lại có vị béo của nước béo và thơm thơm của xì dầu. Dần dần, hủ tiếu Nam Vang dần mất đi cái gốc của nó, vì vậy muốn ăn hủ tiếu Nam Vang chỉ có đến Nam Vang [Phnôm Pênh] mới đúng gốc.

38 4 42 80 bài đánh giá

Video liên quan

Chủ Đề