Tại sao không bình luận được trên báo mới

Powered by Quảng Cáo Siêu Tốc

Góp Ý & Khiếu Nại Đến CEO :  -0987 087 034 (Mr.Hải)

Tại sao không bình luận được trên báo mới

PHÒNG MARKETING THUÊ NGOÀI

Giải pháp kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp thời hậu Covy

Hồng Hải 24/02/2021 1.281 bình luận

Khi kết nối mạng của bạn không ổn định, bạn sẽ không thể bình luận được trên Facebook. Lúc này, bạn sẽ thấy cụm từ Sẽ xuất hiện khi trực tuyến xuất hiện.

Kết nối mạng không ổn định thì không chỉ Facebook mà cả Google, YouTube cũng sẽ không thể load. Do đó, bạn hãy bật Google, Youtube hay các mạng xã hội khác trên điện thoại để kiểm tra. Nếu không thì bạn có thể đợi đến khi kết nối ổn định lại. Ngoài ra, nếu trong trường hợp gấp, bạn có thể sử dụng dữ liệu di động để kết nối mạng ổn định hơn.

Bạn sẽ không thể bình luận được vào bài biết đã bị xóa. Do đó, bạn có thể thoát khỏi bài viết, vào lại tường Facebook của người đó để xem bài viết có còn hay không, nếu không thì bài đã bị xóa.

Đôi khi lúc đầu, người đăng bài đặt chế độ Công khai cho bài viết, nhưng sau đó chuyển về chế độ Chỉ mình tôi hay chế độ Tùy chỉnh (chỉ người được thêm vào mới xem được bài viết), hoặc bạn nằm trong danh sách hạn chế của họ thì cũng bị lỗi tính năng bình luận.

Với những bình luận có nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, tài khoản Facebook của bạn sẽ bị tạm khóa hoạt động, hoặc thậm chí là tạm khóa tài khoản. Do đó, bạn không thể bình luận được trên Facebook, hãy đợi sau thời gian tạm khóa và thực hiện theo hướng dẫn của Facebook để khắc phục.

Nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không phải, khả năng rất cao ứng dụng Facebook của bạn đang bị lỗi. Bạn hãy thử xóa dữ liệu hoặc gỡ cài đặt lại ứng dụng Facebook sau đó thử lại.

Tại sao không bình luận được trên báo mới

Một số mẫu điện thoại đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp lỗi không bình luận được trên Facebook. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hẹn gặp ở những bài viết sau.

Với hệ thống bình luận mới của Dân trí, người dùng sẽ cần đăng ký một tài khoản Dân trí ID hoặc sử dụng chính tài khoản Facebook/Google của mình để gửi bình luận trên các bài viết của Dân trí.

Hệ thống bình luận mới của Dân trí sẽ giúp bạn đọc tương tác tốt hơn với các bài viết được đăng trên Dân trí, cho phép trả lời các bình luận của bạn đọc khác hoặc nhấn “Thích” các bình luận mà bạn đọc cảm thấy ưng ý.

Hướng dẫn các bước để gửi bình luận lên Dân trí

Nhấn nút “Đăng nhập” nếu bạn đã sở hữu một tài khoản Dân trí ID. Nếu chưa có tài khoản Dân trí ID, bạn nhấn nút “Đăng ký” tại mục bình luận của Dân trí để khởi tạo một tài khoản mới một cách đơn giản.

Đăng ký tài khoản để gửi bình luận trên Dân trí

Tại hộp thoại đăng ký, bạn đọc điền các thông tin đơn giản tương ứng vào hộp thoại, điền thêm mã xác nhận rồi nhấn nút “Đăng ký”.

Quá trình đăng ký tài khoản diễn ra rất nhanh chóng và không cần phải xác thực qua email. Sau khi hoàn tất bước đăng ký, bạn chỉ cần nhớ tên sử dụng và mật khẩu để có thể sử dụng đăng nhập vào những lần sau để có thể gửi bình luận đến Dân trí.

Đăng nhập bằng tài khoản Facebook/Google

Ngoài việc sử dụng Dân trí ID, bạn đọc cũng có thể sử dụng chính tài khoản Facebook hoặc Google mình đang sử dụng để đăng nhập và bình luận. Để làm điều này, bạn chỉ cần nhấn nút “Đăng nhập”, sau đó chọn Facebook hay Google và sử dụng thông tin tài khoản Facebook/Google của bạn để đăng nhập vào hệ thống gửi bình luận.

Sau khi đăng nhập vào tài khoản Facebook/Google, nhấn nút “Ok” hoặc “Chấp nhận” ở hộp thoại tiếp theo để đồng ý cho phép sử dụng tài khoản Facebook/Google để gửi bình luận trên Dân trí.

Lưu ý: các thông tin cá nhân trên Facebook/Google sẽ được bảo mật an toàn và không bị ảnh hưởng.

Chấp nhận sử dụng tài khoản Facebook để gửi bình luận lên Dân trí

Cho phép sử dụng tài khoản Google để gửi bình luận trên Dân trí

Sau khi hoàn tất bước đăng nhập, bạn đã có thể gửi bình luận trên các bài viết của Dân trí một cách bình thường.

Lưu ý: trong một vài trường hợp các trình duyệt web sẽ chặn các pop-up (cửa sổ Windows mới) khi bạn nhấn vào nút “Đăng ký” hoặc “Đăng nhập”. Trong trường hợp này bạn cần phải cho phép trình duyệt web mở Pop-up mới từ Dân trí.

Nhấn vào nút “Tùy chọn” và cho phép mở pop-up từ Dân trí (trình duyệt Firefox)

Cho phép mở pop-up trên trình duyệt Chrome

Báo điện tử Dân trí kính mong bạn đọc dành thời gian đăng ký Dân trí ID và tích cực tham gia bình luận cho các bài viết để nội dung của Dân trí ngày càng hấp dẫn hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

Dantri.com.vn

Comment hay hơn bài viết

Bàn về những bình luận của độc giả dưới các tin, bài trên báo điện tử, một đồng nghiệp của chúng tôi đã phải thốt lên: “Nhiều lúc đọc comment ở dưới bài còn hay và thú vị hơn cả bài viết”.

Quả thật đúng như vậy, bình luận của độc giả ngày càng được các báo điện tử coi trọng. Dưới mỗi tin tức, bài báo được quan tâm là hàng trăm bình luận, kèm theo đó là hàng nghìn độc giả bấm nút “like” các bình luận đó.

Tại sao không bình luận được trên báo mới

Ảnh minh họa: Hãy suy nghĩ kỹ trước khi comment hoặc đăng comment của độc giả. Ảnh:   I.T

Như ở mục thể thao của Báo điện tử VNExpress, có những độc giả tạo được thương hiệu cho chính mình với những bình luận bằng thơ. Ngay dưới các bình luận đó, có độc giả khác đã viết rằng: “Tôi bấm vào bài chỉ để xem comment của anh”.

Một vị quan chức đã nhận xét về hiệu quả khi các dự thảo văn bản cần lấy ý kiến nhân dân được đưa lên báo chí: “Chúng tôi lấy ý kiến rộng rãi người dân về dự thảo, đăng tải công khai trên Cổng thông tin của bộ nhưng mãi không có ai góp ý. Trong khi đó, chỉ đăng một phần nội dung dự thảo lên báo điện tử, trong một buổi sáng đã nhận được hàng nghìn ý kiến đóng góp của người dân”.

Bình luận dưới bài viết cũng đã trở thành một kênh tương tác hữu hiệu giữa các tòa soạn điện tử với người đọc. Ông Nguyễn Hà Thành – biên tập viên một tờ báo điện tử tại Hà Nội cho biết: “Trước đây, độc giả phải viết thư để bày tỏ cảm xúc hay góp ý về một bài báo, rồi chờ đợi được phản hồi. Giờ đây những ý kiến của độc giả có thể xuất hiện trên báo điện tử ngay sau khi sản phẩm báo chí được đăng tải”.

Bên cạnh đó, thông tin từ những bình luận do độc giả đem lại có thể là gợi ý cho tòa soạn triển khai các đề tài tiếp theo. Nhà báo Hà Thành cho hay: “Trong số hàng nghìn độc giả, có không ít người có kiến thức chuyên sâu về vấn đề nêu trong bài viết, hoặc cả những người dân sinh sống ở nơi bài viết đề cập đến. Đối với những vấn đề nóng được phản ánh trên báo, những bình luận, phản hồi của họ rất có giá trị, có thể gợi mở để thực hiện các bài viết tiếp theo”.

Thậm chí, với những báo điện tử hàng đầu, phần bình luận của mỗi độc giả còn được bố trí mở ra một trang riêng. Ở đó, có chia ra các mục bình luận mới nhất, được quan tâm nhất, trả lời nhiều nhất, hay nhất. Nói cách khác, hoạt động bình luận, đưa ý kiến của độc giả trên báo điện tử gần như trở thành việc sản xuất một sản phẩm trên báo điện tử.

Để làm được việc đó, phải có một bộ phận dành riêng để “chăm sóc” phản hồi, “còm” của độc giả gửi đến. Một chuyên gia truyền thông đánh giá: “Việc chăm sóc bình luận độc giả của các tòa soạn điện tử có thể so sánh như những dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp với khách hàng. Anh chăm sóc, o bế khách hàng tốt từ sản phẩm cho đến dịch vụ sau đó thì sẽ có càng nhiều khách hàng trung thành”.

Hạn chế những “còm sỹ” kích động

Bên cạnh những độc giả trung thành hay những bạn đọc có góp ý khách quan với bài viết, có không ít những “còm sỹ” để lại những nhận xét, bình luận mang tính chất phiến diện, có ý công kích người khác hay thậm chí là đưa ra những thông tin mang tính chất sai lệch.

Trưởng ban Thời sự một báo điện tử chia sẻ: “Cùng với việc tờ báo tăng trưởng, chúng tôi cũng phải dành nhiều thời gian hơn để xử lý bình luận, nhận xét của độc giả. Vì chưa có bộ phận chuyên trách riêng nên biên tập viên lĩnh vực, chuyên mục nào phải phụ trách bình luận của độc giả gửi đến bài viết thuộc chuyên mục đó”.

Vị này cho hay, với số lượng khoảng 50 – 100 bình luận gửi đến một chuyên mục một ngày, chưa phải là con số lớn đối với nhiều tờ báo điện tử khác nhưng cũng là vấn đề đối với người trực. Bởi có những lúc, khi căng thẳng vì công việc, biên tập viên có thể sơ suất duyệt đăng bình luận có nội dung không tốt.

Tôi đã gặp những trường hợp độc giả gửi nhận xét dưới bài viết về một doanh nghiệp với lời lẽ, ý đồ “dìm” doanh nghiệp đó mà không có bằng chứng nào cả. Nếu chẳng may để những nhận xét kiểu này được đăng tải thì rất nguy hại”.

Nhà báo Nguyễn Hà Thành

Về vấn đề này, luật sư Vũ Thái Hà – Văn phòng Luật sư Youme, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng: “Chúng ta phải nhớ rằng, mọi nội dung xuất hiện trên bất kỳ ấn phẩm nào, dưới hình thức nào của cơ quan báo chí đều thuộc sự quản lý của cơ quan báo chí đó. Chính vì vậy, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm kiểm soát nội dung trước khi xuất bản, kể cả là các nhận xét của bạn đọc. Các cơ quan báo chí phải tự có quy trình và biện pháp kỹ thuật để xử lý vấn đề này”.

Trên thực tế, với việc chỉ cần đăng nhập bằng email hay tài khoản Facebook, một người có thể gửi bình luận, nhận xét dưới mỗi tờ báo để chờ duyệt. Trong trường hợp chẳng may những “còm” có nội dung không tốt được xuất bản, luật sư Hà cho rằng đối tượng bị ảnh hưởng bởi những nhận xét đó hoàn toàn có thể kiện tòa soạn báo. “Nếu cơ quan báo chí cho đăng tải những thông tin không đúng sự thật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải là đơn vị chịu trách nhiệm đối với hành vi đó, việc cho đăng tải các nhận xét của độc giả cũng không phải là ngoại lệ” - ông Hà nói.

Còn đối với những độc giả nhận xét, bình luận nội dung không đúng sự thật, vu khống, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác, Luật sư Hà cho rằng họ cũng phải chịu trách nhiệm: “Một cá nhân A có nhận xét vu khống dưới bài báo về doanh nghiệp B thì doanh nghiệp B hoàn toàn có thể kiện cá nhân A về hành vi vu khống và yêu cầu cá nhân A phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có) về hành vi đó...”.