Tại sao không cho trẻ ăn bột ngọt

Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân Đã trả lời: Ngày 17/03/2021
Dinh dưỡng

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục dinh dưỡng. Câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ  luôn khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho con ăn theo chế độ ăn nhạt gọi là BRAT, là chế độ ăn bao gồm đồ ăn bao gồm những loại thực phẩm có kết cấu mềm, hương vị nhẹ nhàng, ít chất xơ và giúp trẻ dễ tiêu hóa trong thời gian bắt đầu ăn dặm. Chế độ ăn này đặc biệt hữu hiệu đối với những bé gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa bởi các thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ ăn này có khả năng làm giảm kích thích tiêu hóa ở trẻ. Ngoài ra, ăn nhạt trong thời điểm này giúp cơ thể bé làm quen nhiều hơn với việc tiếp nhận năng lượng từ việc bắt đầu “học cách tự tiêu hóa” thức ăn. Những thực phẩm cần tránh đưa vào chế độ ăn nhạt của trẻ là trái cây, rau sống, đậu.

Không nên nêm gia vị như bột ngọt, mắm muối khi trẻ mới tập ăn dặm, đặc biệt là khi trẻ dưới 1 tuổi. Việc cho gia vị vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Việc quen dần với đồ ăn mặn còn tạo ra thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra,  trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này cũng rất dễ bị tổn thương não bộ.

Bạn không nên quá lo lắng về khẩu phần ăn của trẻ không nêm muối có đủ kali, natri hay không bởi bản chất trong sữa, trứng, thịt gà, rau tươi,… đều đã cung cấp đủ natri cũng như các chất cần thiết khác cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, sau khi bé được 12 tháng tuổi có thể bắt đầu nêm gia vị vào trong thức ăn của trẻ. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ thử đa dạng hương vị hơn như bắt đầu nêm mắm, muối hay các gia vị khác để bé thưởng thức tốt nhất và cung cấp đầy đủ chất cho trẻ. Song không nên nêm quá mặn, quá ngọt hay quá cay,… trong các thực phẩm trẻ dùng. Khuyến nghị lượng gia vị sử dụng của bé ít hơn người lớn rất nhiều, và không nên quá 2-3 gam mỗi ngày.

Trên đây là chia sẻ của tôi về thắc mắc của bạn. Một lần nữa cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Những ai lần đầu làm mẹ sẽ thường gặp phải khó khăn không biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên như thế nào và cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu? Cleanipedia sẽ bật mí cho bạn, khi bắt đầu quá trình ăn dặm, mẹ hãy chọn những loại bột ngọt, lợ và có vị gần giống vị sữa mẹ để bé làm quen dần. Trong lần đầu tiên, mẹ chỉ nên dùng 1 muỗng bột ăn dặm, pha thật loãng và cho bé ăn 1 cữ/ngày. Sau đó, theo dõi quá trình đi đại tiện của bé, nếu bé không bị táo bón thì mẹ có thể pha đặc hơn một chút. Từ từ để bé thích nghi tốt thì tăng lên 2 cữ/ngày.

Trong thời gian ăn bột ngọt, mẹ có thể thêm sữa vào. Tuyệt đối không cho thêm rau củ hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác vào bột ngọt nhé. Cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu là câu hỏi mà các bạn đang mong chờ đúng không nào? Thông thường, bé chỉ cần ăn bột ngọt trong tháng đầu tiên để hệ tiêu hóa làm quen với dạng thức ăn khác ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Vậy nên, đến khoảng tháng tiếp theo, nghĩa là đến tháng thứ 7 trở đi là đã có thể ăn bột mặn rồi bạn nhé.

Tại sao không cho trẻ ăn bột ngọt

Tại sao không cho trẻ ăn bột ngọt

Một thắc mắc tiếp theo mà các bà mẹ thường hay hỏi bác sĩ là cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi? Câu trả lời là từ tháng thứ 7 trở đi bé đã sẵn sàng hấp thụ 2 bữa ăn/ngày. Lúc này, bé có thể “tạm biệt” món bột ngọt thân thuộc và chuyển sang bột mặn để kích thích vị giác hơn rồi. Bột mặn mà mẹ cần chọn mua cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản là: Bột, đạm, vitamin - khoáng chất, và chất béo để bổ sung chất dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển toàn diện của trẻ.

Như vậy, đến đây bạn đã tìm được câu trả lời “Nên cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu?” rồi đúng không nào. Khi đến thời điểm chuyển sang ăn bột mặn, bé sẽ ăn rất ngon và mau lớn vì mùi vị của bột có thể kích thích vị giác và tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Lúc này, trẻ đã có thể thích ứng với nhiều khẩu vị mới của bột mặn và hệ tiêu hóa cũng đã dần hoàn thiện để hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng trong bột rồi nên mẹ có thể yên tâm nhé.

Tại sao không cho trẻ ăn bột ngọt

Tại sao không cho trẻ ăn bột ngọt

Khi con càng lớn cũng là lúc nhu cầu ăn của bé nhiều hơn, đến khoảng tháng thứ 8 trở đi, bạn đã có thể bắt đầu đổi bột mặn thành cháo xay nhuyễn để bé làm quen với tinh bột rồi nhé. Bạn sẽ bắt đầu bằng cháo xay nhuyễn, sau đó đến cháo vỡ hạt và cuối cùng là cháo nguyên hạt.

Từ tháng thứ 8, mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cháo xay nhuyễn để bé quen dần với thức ăn lợm cợm. Bé ăn cháo xay khoảng 2 tháng thì bạn có thể đổi sang cháo vỡ hạt nhé.

Đến tháng thứ 10, mẹ có thể cho bé ăn cháo vỡ hạt và có độ thô nhất định, lúc này dạ dày của bé đã quen với thực phẩm nên sẽ tiêu hóa được cháo thô rồi đấy. Mẹ không cần phải xay nhuyễn cháo như trước nữa mà chỉ cần nấu kỹ một chút là được. Giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu tập nhai nên bạn có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé và để bé ăn nhiều lần trong ngày.

Khi bé được 1 tuổi, cơ hàm và hệ tiêu hóa đã phát triển ổn định hơn rồi, lúc này mẹ có thể để con ăn cháo nguyên hạt mà không cần xay nhuyễn hay tán vỡ nữa. Cháo ăn dặm giai đoạn này có thể được thêm vào một ít củ như khoai tây, cà rốt, bắp ngọt… để bé cảm nhận được thức ăn và nhai nhiều hơn. Cháo nguyên hạt với hương vị phù hợp giúp bé ăn ngon miệng và thích ăn hơn đấy.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được một vài thông tin về thời gian cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu và khi nào nên chuyển sang bột mặn và ăn cháo của bé rồi. Cleanipedia chúc bạn sẽ có những phương pháp chăm sóc bé thật khoa học và hiệu quả để bé yêu được phát triển toàn diện nhất!

Xuất bản lần đầu 16 tháng 7 năm 2020