Tại sao không thể ngủ sâu giấc

Khoa phòng

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Vật tư thiết bị
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng Công tác xã hội
  • Khoa Dược
  • Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
  • Khoa Nội tổng hợp
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Nội Thận - Tiết niệu
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Thần kinh
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hồi sức tích cực Nhi
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa Y dược cổ truyền
  • Khoa Phục hồi chức năng
  • Khoa Khám bệnh
  • Khu Khám bệnh theo yêu cầu
  • Phòng khám Sức khỏe cán bộ
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Ngoại tổng hợp
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu
  • Khoa Sản
  • Khoa Phụ
  • Khoa Mắt
  • Khoa Răng hàm mặt
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Hoá Sinh
  • Khoa Huyết học
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Các Đơn nguyên

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một chứng bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và gây cho người bệnh nhiều phiền toái, khó chịu.

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ và/hoặc ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

Căn cứ vào thời gian kéo dài trong bao lâu và mức độ thường xuyên xảy ra, mất ngủ được phân chia thành mất ngủ cấp tính [trong thời gian ngắn] và mất ngủ mạn tính [trong thời gian dài]. Trong đó mất ngủ cấp tính có thể kéo dài từ một đêm đến một vài tuần. Mất ngủ được coi là mạn tính khi một người bị mất ngủ ít nhất là ba đêm trong một tuần trong tháng hoặc lâu hơn.

Tùy từng trường hợp mà biểu hiện của mất ngủ sẽ khác nhau:

  • Không ngủ cả đêm

  • Trong đêm thức dậy và không thể ngủ lại

  • Trong đêm chỉ ngủ được vài tiếng

  • Ngủ chập chờn trong đêm

Có rất nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ:

  • Sự căng thẳng trong quan hệ gia đình và xã hội

  • Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn

  • Thay đổi môi trường làm việc [ví dụ như chuyển từ ca ngày sang ca đêm]

  • Thói quen sử dụng máy tính, điện thoại trong đêm

  • Ăn quá nhiều vào buổi tối, có giấc ngủ ngắn vào buổi chiều

  • Hormon – estrogen: hooc môn thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

  • Các vấn đề về tâm lý - rối loạn lưỡng cực , trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần.

  • Các bệnh lý về Parkinson và bệnh Alzheimer, viêm khớp , tổn thương não, khối u, đột quỵ. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: đau mạn tính, hội chứng mệt mỏi mạn tính , suy tim sung huyết , đau thắt ngực , bệnh acid reflux [ GERD ], bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn…

  • Thiếu máu não: 80% trường hợp mất ngủ kinh niên là do thiếu máu lên não. Rối loạn giấc ngủ do thiếu máu não thường khó chịu, khó chữa với các biểu hiện đa dạng như: Không buồn ngủ, rất khó đi vào giấc ngủ, trở mình mãi mà không ngủ được, ngủ không sâu, cổ, lưng mỏi, chân tay tê buồn, bồn chồn, trằn trọc không ngủ tiếp được, gần sáng lại ngủ, sáng dậy thiếu ngủ, mệt mỏi, ban ngày ngủ gà ngủ gật

  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày, viêm khớp, hen suyễn, đau thắt lưng... cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến mất ngủ.

  • Các yếu tố khác: điều kiện di truyền, suy nghĩ quá mức, mang thai…

Những trường hợp mất ngủ cấp tính thường không cần điều trị. Mất ngủ nhẹ có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bằng cách xây dựng thói quen ngủ tốt. Nếu tình trạng mất ngủ gây khó khăn cho sinh hoạt đời thường do người bệnh quá buồn ngủ và mệt mỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong một thời gian để hạn chế. Không tự ý sử dụng thuốc ngủ không kê đơn vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và có xu hướng mất đi tính hiệu quả theo thời gian. Với những trường hợp mất ngủ dài ngày cần đi khám bệnh tại bệnh viện bởi mất ngủ có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tâm thần hoặc một bệnh cơ thể khác.

Tại khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa Đức giang đã gặp rất nhiều các trường hợp mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên mà chủ yếu là trong bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, hoặc ở bệnh nhân đang điều trị một bệnh lý cơ thể nào đó. Tại đây ngoài điều trị bằng thuốc chúng tôi còn kết hợp các liệu pháp tâm lý, hướng dẫn các bài tập thể lực để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

Tóm lại để có giấc ngủ thoải mái và đảm bảo nhất, cần phải có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm lý thật thoải mái để đi vào giấc ngủ, chuẩn bị nơi nằm ngủ hợp lý, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Khi mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì cần đến khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ và được tư vấn những phương pháp điều trị tốt nhất.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ có thể là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc do một số kích thích khác. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Vậy đó là những bệnh lý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của những bệnh lý gì?

Bệnh mất ngủ

Mất ngủ có nghĩa là khó ngủ hoặc không ngủ được. Nếu mất ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn [mất ngủ cấp tính], nguyên nhân thường là do căng thẳng và có thể cải thiện được bằng cách tránh các yếu tố căng thẳng. Nếu mất ngủ kéo dài có thể trở thành mãn tính và dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là có thể dẫn đến tử vong.

Mất ngủ ảnh hưởng đến 23 – 24% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy giảm các chức năng có liên quan và gây ra một số bệnh lý lâu dài khác. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả. Do đó, nếu mất ngủ kéo dài, hãy đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Stress, căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cản trở nhịp sinh học gây rối loạn giấc ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc thức trắng cả đêm. 90% những người mắc bệnh trầm cảm, hay lo lắng thường khó ngủ vào buổi tối.

Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, nhịp thức ngủ thất thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50 – 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.

Suy giảm trí nhớ

Việc thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ. 

Rối loạn tiền đình

Mất ngủ, người mệt mỏi, thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn là triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não, bao gồm cả giấc ngủ. Chính vì vậy, tình trạng rối loạn về giấc ngủ, mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của thiểu năng tuần hoàn não.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy, ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp có liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến và nguy hiểm. Bởi vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác [đặc biệt là ở người trung niên].

Bệnh cường giáp

Theo thống kê có khoảng 3 – 10 triệu người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này được gọi là cường giáp. Bệnh cường giáp làm rối loạn quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến run rẩy, đổ mồ hôi và ban đêm, nhịp tim nhanh và lo lắng. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mất ngủ.

Rối loạn cơ xương

Một người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa có khả năng dẫn đến tình trạng tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và bệnh mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng hormone gây căng thẳng làm cho tình trạng đau khớp và trầm cảm tồi tệ hơn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hầu hết người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều có một dòng axit và thức ăn chảy vào thực quản. Điều này dẫn đến chứng ở nóng và trào ngược axit khi bạn nằm xuống, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và có thể dẫn đến bệnh mất ngủ. Mất ngủ có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị ho và nghẹt thở. 

Một số lời khuyên cho giấc ngủ chất lượng

Một người bị mất ngủ có thể thay đổi thói quen ngủ và lối sống để có giấc ngủ tốt hơn. Một số lời khuyên cho giấc ngủ tốt hơn bao gồm:

  • Lên lịch đi ngủ vào giờ nhất định
  • Đặt cổ ở vị trí tự nhiên nhất bằng cách cần chọn một chiếc gối vừa phải, tránh cao quá hay thấp quá
  • Chọn tư thế ngủ đúng, trong đó nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất
  • Tắt tất cả các nguồn ánh sáng có màu xanh như điện thoại di động, đồng hồ kỹ thuật số, tivi,…để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Đảm bảo giường đệm luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo luôn có một giấc ngủ ngon nhất
  • Kể từ bữa trưa hãy tránh xa caffeine trong cả thực phẩm và đồ uống
  • Tránh ăn đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối, không ăn vặt trước khi ngủ
  • Nói không với căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí và ngủ
  • Tự giảm bớt công việc cuối ngày
  • Tập thể dục mỗi ngày, nhưng không tập ngay trước lúc ngủ
  • Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ

Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài hoặc không được cải thiện mặc dù bạn đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý. Bởi như đã nói trên, đó có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Video liên quan

Chủ Đề