Tại sao nấu canh phải vớt bọt

Skip to content

Nếu bạn là một người thường xuyên nấu ăn, thì chắc hẳn sẽ biết biết đến lớp bọt khí nổi lên khi nấu canh, nấu cháo hay hầm xương,…hay khi chúng ta pha nước trà, hay rót bia cũng sẽ thấy một lớp bọt khí nổi lên trên bề mặt chất lỏng. Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không? Hãy cùng itrithuc.net tìm hiểu nhé.

Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Tìm hiểu bọt khí khi nấu ăn là gì?

Tại sao có bọt khí khi nấu ăn là gì?

  • Để hiểu được vì sao lớp bọt khí được tạo ra, khi chúng ta luộc hay hầm thực phẩm thì trước tiên chúng ta cần biết về “sức căng bề mặt” là gì.
  • Sức căng bề mặt do là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước, để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là  lực co của bề mặt chất lỏng.
  • Nước tinh khiết có sức căng bề mặt lớn, và lực co rút bề mặt của chất lỏng khá lớn nên không dễ tạo bọt. Còn đối với nước khi nấu súp, canh hay hầm thực phẩm,…thì sức căng bề mặt nhỏ nên dễ dàng tạo ra bọt khí nổi trên bề mặt hơn.
  • Khi chế biến thực phẩm, các chất hữu cơ có trong thực phẩm như carbohydrate, protein, … sẽ bị hòa tan, phân tán trong nước, làm cho sức căng bề mặt của chất lỏng giảm xuống. Từ đó tạo ra liên tục lớp bọt dày đặc trong quá trình nấu.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Lớp bọt khí khi nấu ăn có tốt không?

  • Bản thân chất bọt khí là một chất dinh dưỡng. Thực phẩm tạo ra bọt, vì nó có chứa chất hữu cơ, được hòa tan trong nước và tạo ra bọt khi chúng ta dùng đũa để khuấy.
  • Trong lớp bọt khí còn chứa một số chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K tan trong chất béo.
  • Bên cạnh đó, lớp bọt khí cũng được tạo ra khi chúng ta pha trà, nó có chứa saponin, có khả năng kháng khuẩn, điều hòa lipid trong máu và có tác dụng bảo vệ tim mạch.
  • Tương tự, lớp bọt có trong sữa đậu nành khi nấu cũng chứa saponin, nó có chức năng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, và chống xơ vữa động mạch.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Bọt khí khi chế biến thực phẩm có hại không?

  • Tuy những lớp bọt khí này có chứa các chất hữu cơ, và một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Tuy nhiên nó cũng không phải hoàn toàn tốt, bởi các loại thuốc kháng sinh, tăng trưởng hay thuốc trừ sâu…thì những chất có hại này cũng có thể xâm nhập vào bọt khí.
  • Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên hiện nay, không có cơ sở dữ liệu nghiên cứu về chất có hại trong lớp bọt khí khi nấu ăn, liệu nó có gây hại cho sức khỏe con người hay không.
  • Nếu những thực phẩm được do chính tay bạn nuôi dưỡng, trồng trọt, không sử dụng các loại thuốc nông nghiệp (như thuốc trừ sâu, tăng trưởng), thì bạn không cần phải lo lắng trong thực phẩm khi nấu ăn sẽ có chất độc hại, yên tâm mà sử dụng giá trị dinh dưỡng của lớp bọt khí.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Có nên vớt bọt khi nấu canh?

  • Hầu hết bọt được tạo ra khi nấu canh bởi các loại thực phẩm như thịt khi chúng được đun sôi. Lớp bọt khí khi nấu canh là do máu còn sót lại trong thịt hoặc xương, lớp cặn và protein bị biến đổi tính chất ở nhiệt độ cao.
  • Lớp bọt này có mùi tanh của thịt sống, sẽ ảnh hưởng đến hình thức và hương vị thực tế của món ăn chưa kể đến việc nếu thực phẩm không sạch thì lớp bọt tạo ra cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó, lớp bọt này cần được loại bỏ.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Cách xử lý bọt khí khi chế biến thực phẩm

Bọt trắng khi luộc thịt

  • Tại sao luộc thịt lại có bọt? Khi hầm xương hoặc luộc thịt, thì thường có hiện tượng nổi bọt, các thành phần chính của lớp bọt này là chất đạm, chất béo và các thành phần khác có trong thịt và xương.
  • Tuy nhiên, do trong thịt vẫn còn chứa huyết nên khi nấu lớp bọt này có màu đậm và mùi hôi, tuy không độc hại nhưng sẽ làm mất vị ngon của món ăn. Thế nên các bạn nên dùng thìa hớt bỏ lớp bọt khí đầu tiên đi nhé, còn lớp bọt sau có thể giữ lại được.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Lớp bọt được tạo ra khi nấu sữa đậu nành

  • Nếu bạn nào thường hay nấu sữa đậu nành, thì sẽ thấy rất nhiều bọt khí được tạo ra, do lượng chứa saponin trong đậu nành rất nhiều. Cho nên chúng ta không nên vớt bỏ lớp bọt khí này.
  • Các bạn có thể thêm một vài giọt dầu ăn vào trong nồi và tiếp tục đun sôi trong một thời gian. Mục đích, sẽ làm cho chất protease trong đậu nành, hạn chế sự được sự hoạt động của các chất chống dinh dưỡng.
  • Điều này làm sữa đậu nành sẽ thêm thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

>>Đọc thêm: Sầu riêng là gì? Sầu riêng kỵ với cái gì<<

Lớp bọt khí được tạo ra khi rót bia

  • Lớp bọt khí khi rót bia, đó chính là khí CO2 được giải phóng ra, bởi vì trong bia có chứa nhiều protein có trong lúa mạch.
  • Lớp bọt này tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, khó tiêu.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Lớp bọt khí khi nấu cơm, nấu cháo

  • Khi nấu cơm hay nấu cháo, thì trên bề mặt của chúng cũng xuất hiện các lớp bọt khí. Lớp bọt khí này có từ protein trong gạo tạo thành, chúng không gây hại đến sức khỏe của người dùng.
  • Vì vậy, các bạn cũng không cần phải vớt bỏ lớp bọt kí này, vì trong nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Lớp bọt khí khi pha cà phê

  • Khi cà phê được pha thì sẽ tạo ra một lớp bọt khí, để giải phóng khí CO2. Nguyên nhân là khi cà phê được rang nhiều thì sẽ sinh ra rất nhiều khí gas, đặc biệt là CO2.
  • Lớp bọt khí này hoàn toàn không gây hại và cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị thơm ngon của ly cà phê, nên các bạn hoàn toàn yên tâm mà uống nhé!.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

>>Đọc thêm:Tìm hiểu uống bột cần tây mật ong có tốt không<<

Lớp bọt khí khi pha trà

  • Khi pha trà bạn cũng sẽ thấy có lớp bọt khí ở phía trên, đây chính là saponin có trong một loại Glycosyd tự nhiên, thường gặp trong các loài thực vật.
  • Theo khoa học nghiên cứu cho thấy, chất saponin có khả năng kháng khuẩn, ức chế việc cơ thể hấp thu chất béo, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chất saponin trong lá trà quá nhỏ, nên khó có thể đạt được tác dụng như mong muốn.
Tại sao nấu canh phải vớt bọt
Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không

Trên đây là chia sẻ Lớp bọt khí khi nấu ăn là gì Có tốt không. Hy vọng nó sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức trong công việc nội trợ, cũng như công việc pha chế. Giúp các món ăn, nước uống trở nên ngon hơn nhờ những kiến thức này.