Tại sao Nội phạm tội nhưng chưa chắc đã là tội phạm

Tìm hiểu các khái niệm về tội phạm tại Điều 8 “Khái niệm tội phạm” BLHS năm 2015

18/12/2020
9498
Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự.

Ảnh minh họa.
  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Tội phạm theo luật hình sự phải là hành vi của con người. Những tư tưởng, ý định hay suy nghĩ của con người dù có sai lệch đến đâu cũng không thể là tội phạm vì chúng không thể gây nguy hại cho xã hội. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra sự gây hại cho xã hội. Khẳng định “Tội phạm là hành vi…” là sự xác nhận một nguyên tắc của pháp luật nói chung và của luật hình sự nói riêng là nguyên tắc hành vi, và sự xác nhận này chính là một trong những đảm bảo cho con người không bị truy bức về tư tưởng hay định kiến. Về vấn đề này, Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tôn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của pháp luật”. Từ quy định tội phạm là hành vi cũng như nhận xét trên đây của Các Mác thì không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ý định hay khuynh hướng tư tưởng của con người nếu như khuynh hướng, ý định đó chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi.

Nói tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa hành vi phạm tội phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; những quan hệ xã hội đã được xác định khái quát trong định nghĩa khái niệm tội phạm, đó là: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc…quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…”. Hành vi không gây ra thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ này không thể là tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là điều kiện đầu tiên, là cơ sở để xem xét hành vi nào đó là tội phạm và quy định nó trong BLHS. Việc đánh giá hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đó là cơ sở của việc tội phạm hóa [quy định tội phạm hoặc tội phạm mới trong luật] hoặc phi tội phạm hóa [bãi bỏ một hay một số tội phạm đã được quy định]. Ví dụ: BLHS năm 2015 đã quy định thêm nhiều tội phạm mới như tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp [Điều 124]; tội gian lận bảo hiểm y tế [Điều 215];…Và bãi bỏ một số tội như tội tảo hôn [Điều 148 BLHS năm 1999; tội kinh doanh trái phép [Điều 159 BLHS năm 1999]; tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế [Điều 167 BLHS năm 1999];…

Trong sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 thì chỉ những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao [nguy hiểm đáng kể] mới là tội phạm bởi “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

2. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS

Theo Điều 8 BLHS năm 2015, hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm nếu hành vi ấy được quy định trong BLHS [được quy định tại Phần các tội phạm của BLHS]. Như vậy “được quy định trong BLHS” là đặc điểm đòi hỏi phải có những hành vi được coi là tội phạm. Theo đặc điểm này, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu không hay chưa được quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm. Cần chú ý đặc điểm này, khi truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi của người nào đó cần phải xác định hành vi ấy đã được quy định là tội phạm trong BLHS. Được quy định trong luật là đặc điểm về hình thức pháp lý của tội phạm, là sự thừa nhận một trong những nguyên tắc được thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc: “Không ai bị cáo buộc là tội phạm vì bất cứ hành động hoặc sự không hành động nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự, theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế, vào thời điểm thực hiện…” [khoản 2 Điều 11]. Khẳng định tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS không những là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất mà còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân không bị xử lý tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật trong thực tiễn.

3. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS chỉ được coi là tội phạm nếu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của BLHS năm 2015 là Bộ luật bổ sung chủ thể thứ hai của “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS”. Chủ thể thực hiện hành vi này không chỉ là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” như quy định trước đây [Điều 8 BLHS năm 1985, Điều 8 BLHS năm 1999] mà còn có thể là “pháp nhân thương mại”.

Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó. Nhà nước quy định trách nhiệm hình sự [hình phạt, biện pháp tư pháp trong luật hình sự] và xử lý hình sự người phạm tội để trừng trị, giáo dục người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này chỉ có thể đạt được nếu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có lỗi. Điều kiện để người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi cố ý hay vô ý đối với hành vi đó là họ phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, người không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi thì không có điều kiện để có lỗi và do vậy bị coi là phạm tội khi thực hiện hành vi được quy định trong BLHS. Ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần [đã bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình] thực hiện hành vi đâm chết người thì hành vi này không phải là tội phạm.

BLHS năm 2015 đã bổ sung chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội…là pháp nhân thương mại. Theo quy định này, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Khi tội phạm do người đại diện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và có sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân đó thì không chỉ cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự mà pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc BLHS bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm của pháp nhân trong thời gian vừa qua và có những cơ sở khách quan và chủ quan sau: Về khách quan, pháp nhân có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi phạm tội của pháp nhân là hành vi “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” của pháp nhân và được thể hiện qua hành vi của người đại diện hoặc người được pháp nhân ủy quyền. Về chủ quan, pháp nhân có lỗi đối với hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên vì pháp nhân là “con người pháp lý” nên lỗi của pháp nhân có điểm khác với lỗi của cá nhân. Theo lý thuyết đồng nhất hóa, “do các nhân thực hiện hành vi phạm tội là nhân danh, thay mặt hay đại diện hoặc theo sự ủy quyền của tổ chức, pháp nhân, cho nên lỗi của cá nhân cũng được coi là lỗi của tổ chức, pháp nhân”. Pháp nhân có lỗi đối với hành vi của mình bởi vì pháp nhân vì lợi ích của mình đã “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” cho những cá nhân nhân danh mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

4. Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự.

Lần đầu tiên trong định nghĩa khái niệm tội phạm các nhà làm luật quy định: “Tội phạm là hành vi…mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đây là điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của BLHS năm 2015. Thứ nhất: BLHS quy định “phải xử lý hình sự” chứ không quy định “phải xử lý bằng hình phạt”. Người phạm tội bị xử lý hình sự có thể bị xử phạt bằng: hình phạt; biện pháp tư pháp hình sự;…chứ không phải luôn bị xử lý bằng hình phạt. Thứ hai, nói “tội phạm là hành vi…phải bị xử lý hình sự” có nghĩa mọi tội phạm do tính nguy hiểm cho xã hội đều bị đe dọa phải bị xử lý hình sự nhưng điều đó không có nghĩa là mọi trường hợp phạm tội và mọi người phạm tội đều bị xử lý hình sự. Quy định tội phạm phải bị xử lý hình sự không đồng nhất với việc phải xử lý hình sự tất cả những người phạm tội trên thực tế, bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự với quan điểm “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” BLHS Việt Nam có các quy định: miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện do luật định [Điều 29, Điều 59, khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015].

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Thanh Đạt

Share
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Print
Bài trướcBắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bỏ trốn
Bài tiếp theoTập huấn công tác lập hồ sơ cai nghiện ma túy

Tin cùng chuyên mục

  • Không có biển cấm, quay đầu xe ở 11 địa điểm sau vẫn sẽ bị phạt
  • Lương người hoạt động không chuyên trách cấp xã 2022
  • Hướng dẫn xác định, đo vẽ ranh giới mảnh đất
  • Infographic: Chơi bài ngày Tết coi chừng phạt nặng!
  • So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012

Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


Việc xác định một người nào đó chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là rất quan trọng vì nó quyết định tới việc người nào đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, hay chịu thì chịu ở mức độ nào. Thế nhưng, những khái niệm trên lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy, làm sao để có thể dễ dàng phân biệt cái khái niệm trên một cách chính xác.

Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt 3 khái niệm trên, các bạn có thể tham khảo nhé.

Tiêu chí phân biệt

Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội chưa đạt

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Khái niệm

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm,

Trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109 [Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân], điểm a khoản 2 Điều 113 [Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân] hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 [Tội khủng bố] của Bộ luật Hình sự.

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Cơ sở pháp lý

Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015

Hành vi

Chủ thể chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm [chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ], mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm về sau.

- Chủ thế đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, đã gây ra hậu quả cho xã hội.

- Người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa do nguyên nhân khách quan tác động [chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội] mà họ không thực hiện được tội phạm đến cùng.

- Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa.

- Ngoài ra, điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện hành vi phạm tội, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.

Hậu quả pháp lý

Người chuẩn bị phạm tộichỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội sau:

Điều 108 [Tội phản bội Tổ quốc], 109 [Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân], 110 [ Tội gián điệp], 111 [Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ], 112 [Tội bạo loạn ], 113 [Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân], 114 [Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam], 115 [Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội], 116 [ Tội phá hoại chính sách đoàn kết], 117 [Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam], 118 [Tội phá rối an ninh], 119 [Tội chống phá cơ sở giam giữ], 120 [Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân], 121 [Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân], 123 [Tội giết người], 134 [Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ], 168 [Tội cướp tài sản], 169 [Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản], 207 [Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả], 299 [Tội khủng bố], 300 [Tội tài trợ khủng bố], 301 [Tội bắt cóc con tin], 302 [ Tội cướp biển], 303 [Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia] và 324 [Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự] của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Bản án minh họa

- Bản án 83/2017/HSST ngày 18/08/2017 về tội giết người

- Bản án 414/2017/HSPT ngày 17/08/2017 về tội cướp tài sản

- Bản án 18/2018/HS-ST ngày 09/05/2018 về tội giết người chưa đạt

- Bản án 111/2017/HSST ngày 15/11/2017 tội trộm cắp tài sản [chưa đạt]

Bản án 20/2018/HS-ST ngày 18/10/2018 về tội cố ý gây thương tích

Sáng Nguyễn
4715
Từ khóa: chuẩn bị phạm tội | phạm tội chưa đạt | tự ý nửa chừng | chấm dứt việc phạm tội |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Video liên quan

Chủ Đề