Tại sao phải học nguyên lý kế toán năm 2024

Trong chương trình của kinh tế, kế toán, tài chính, kiểm toán, nguyên lý kế toán là môn học không thể thiếu. Đây được xem là cơ sở lý luận và nền tảng quan trọng nhất của khoa học kinh tế nói chung và khoa học kế toán nói riêng.

Trong bài viết này, Quang Minh sẽ tổng hợp và chia sẻ với các bạn về những định nghĩa căn bản về nguyên lý kế toán. Xin mời bạn tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu của bản thân nhé!

Tại sao phải học nguyên lý kế toán năm 2024

Định nghĩa về kế toán

Kế toán được xem là quá trình các thông tin kinh tế được xác định, tổng hợp, ghi chép và báo cáo cho những người đưa ra quyết định.

Quá trình kế toán có thể được mô tả theo mô hình như sau:

Các sự kiện hay thông tin giao dịch ⇒ Phân tích, tổng hợp và ghi chép ⇒ Những báo cáo tài chính ⇒ Những người đưa ra quyết định.

Các đối tượng của kế toán

Các đối tượng của kế toán là gì?

Trong nguyên lý kế toán, đối tượng của kế toán là một định nghĩa quan trọng. Ở đây, đối tượng của kế toán là những tài sản thuộc khả năng sử dụng và quản lý của doanh nghiệp, cũng như sự thay đổi của tài sản trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Trong đó, tài sản trong doanh nghiệp được thể hiện ở hai mặt: kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản. Vì vậy, đối tượng của kế toán được xác định trên hai mặt này:

1. Kết cấu của tài sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản lưu động là những dạng tài sản thường có giá trị nhỏ và được luân chuyển thường xuyên trong tiến trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các dạng tài sản lưu động có thể được kể đến là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sản phẩm, nguyên vật liệu, nợ phải thu,…
  • Tài sản cố định là những dạng tài sản giá trị lớn và có thời gian luân chuyển, sử dụng hay thu hồi trên 1 năm trở lên. Chẳng hạn như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,…

2. Nguồn hình thành tài sản là nguồn cho biết tài sản của doanh nghiệp từ đâu và có trách nhiệm với nó. Các nguồn phổ biến hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm:

  • Các khoản nợ doanh nghiệp phải trả: Các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn,….
  • Nguồn vốn do chủ sở hữu hay các thành viên góp vào: Nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối,…

3. Bên cạnh đó, đối tượng cụ thể của kế toán cũng bao gồm những giai đoạn khác nhau trong quá trình doanh nghiệp tái sản xuất.

Các đối tượng sử dụng những thông tin kế toán doanh nghiệp

  • Các nhà quản trị và điều hành doanh nghiệp.
  • Các cổ đông, thành viên, cán bộ công nhân viên; chủ sở hữu đối tượng kế toán.
  • Các đối tác liên doanh, nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn.
  • Các nhà đối tác cung cấp hay khách hàng của doanh nghiệp.
  • Các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý doanh nghiệp như cơ quan thuế; cục thống kê.
  • Các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản liên quan đến doanh nghiệp.

Tại sao phải học nguyên lý kế toán năm 2024

Các chức năng, nhiệm vụ của kế toán

  • Chức năng thu nhận, quan sát, và ghi chép những hoạt động kinh doanh thường ngày, những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và những sự kiện kinh tế khác một cách có hệ thống.
  • Thực hiện chức năng phân loại các sự kiện kinh tế và nghiệp vụ nhằm cô đọng khối lượng lớn các chi tiết một cách hữu dụng.
  • Chức năng tổng hợp những thông tin đã phân loại để tạo thành các báo cáo kế toán nhằm đáp ứng các yêu cầu của người ra quyết định.
  • Bên cạnh đó, quá trình kế toán còn có nhiệm vụ truyền đạt, phân tích và giải thích các thông tin kế toán đến những đối tượng quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh doanh nhất định.

Các yêu cầu cần có đối với kế toán

a. Kế toán phải trung thực, chính xác và khách quan

  • Chứng từ kế toán của doanh nghiệp phải chính xác: Trong nguyên lý kế toán, chứng từ là bước đầu tiên và khởi điểm của kế toán. Vì thế, số liệu và nội dung ghi trên chứng từ cần trung thực và chính xác với thực tế của các hoạt động kinh tế. Tất cả các công tác kế toán có khách quan hay không hầu như phụ thuộc vào bước đầu tiên lập chứng từ này.
  • Vào sổ kế toán yêu cầu chính xác: Số liệu kế toán phải được kiểm tra, tính toán và ghi chép chính xác. Kế đến, các chứng từ, hoá đơn cần được sắp xếp, lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp và đầy đủ.
  • Thực hiện báo cáo chính xác: Người lập báo cáo phải kiểm tra số liệu cẩn thận và chính xác trước khi tiến hành nộp cho những đơn vị tiếp nhận theo yêu cầu quản lý hay theo quy định.

b. Kế toán phải thực hiện kịp thời

  • Bên cạnh yêu cầu về tính chính xác, kế toán cần phải cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý. Nhằm đảm bảo quá trình đưa ra quyết định và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra suôn sẻ.

c. Kế toán phải phản ánh đầy đủ

  • Kế toán cần phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ trên cơ sở các hoá đơn và chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp, không bỏ sót, không thêm bớt.
  • Đồng thời, tất cả các hoạt động kinh tế tài chính, thuộc tài sản các loại của doanh nghiệp phải được phản ánh đầy đủ.

d. Kế toán phải thực hiện rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu, so sánh

Trong nguyên lý kế toán, kế toán phải trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu đối với tất cả các khâu bao gồm:

  • Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các hoá đơn và chứng từ gốc;
  • Thực hiện phân loại các nghiệp vụ kinh tế dựa trên các sổ sách kế toán;
  • Việc tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế trên các báo cáo kế toán.

Ngoài ra, tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Đơn vị tính được sử dụng trong kế toán

Đơn vị tính được sử dụng trong kế toán có thể được xem là một thực thể kế toán. Trong đó, một thực thể kế toán là mọi đơn vị kinh tế tham gia vào việc kiểm soát nguồn vốn và các hoạt động kinh tế.

Vì thế, mỗi cá nhân có thể là một thực thể kế toán. Một tổ chức như doanh nghiệp là một thực thể kế toán. Các cơ quan Nhà nước hay các câu lạc bộ, tổ chức phi lợi nhuận cũng là một thực thể kế toán.

Như vậy, đơn vị kế toán bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc kiểm soát nguồn vốn và các hoạt động kinh tế ở mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực khác nhau.

Tại sao phải học nguyên lý kế toán năm 2024

Kỳ kế toán là gì?

Kỳ kế toán trong nguyên lý kế toán được định nghĩa là quy định về một chu kỳ của hoạt động kế toán, bao gồm kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán quý và kỳ kế toán năm.

Những tập đoàn công ty nước ngoài, công ty liên doanh khác nhau có những quy định về kỳ kế toán khác nhau. Những quy định này giúp tương hợp với hệ thống được quy định trên quy mô toàn cầu và trong nước của tập đoàn đó.

Theo quy định phổ biến, kỳ kế toán có thể được quy định như sau:

  • Kỳ kế toán năm: Là kỳ kế toán trong 12 tháng, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 theo năm dương lịch của năm đó. Mỗi đơn vị kế toán có tổ chức, hoạt động đặc thù riêng sẽ được chọn kỳ kế toán thích hợp nhưng vẫn trọn năm 12 tháng theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. Quy định này được thông báo cho cơ quan quản lý thuế, tài chính để theo dõi.
  • Kỳ kế toán quý: Là kỳ kế toán trong ba tháng, được tính từ đầu ngày 01 tháng đầu của quý cho đến hết ngày cuối của tháng cuối của quý đó.
  • Kỳ kế toán tháng: Là kỳ kế toán được tính trọn một tháng, tính từ đầu ngày 01 cho đến hết ngày cuối cùng của tháng đó.

Những yêu cầu cần có đối với người làm kế toán

  • Yêu cầu đầu tiên đối với kế toán là phải trung thực: Kế toán cần cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực. Nhờ đó, đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • Thứ hai, người làm kế toán cần phải thật cẩn thận: Công việc của kế toán viên gắn liền với những con số, giấy tờ, tài liệu, sổ sách. Đó là những con số biết nói về tình trạng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kế toán viên yêu cầu cần cẩn thận trong việc lưu trữ chứng tờ, tài liệu và trong tính toán để chúng phản ánh chính xác nhất với người sử dụng thông tin.
  • Bên cạnh đó, người làm kế toán cần có sự năng động, kiến thức tổng hợp và hệ thống để phân tích và đánh giá để hỗ trợ cho người sử dụng thông tin đưa ra những quyết định đúng đắn và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị trong nguyên lý kế toán

Kế toán tài chính

  • Được xem là quá trình ghi chép, tổng hợp, phản ánh số liệu và lập báo cáo tài chính nhằm phục vụ nhu cầu thông tin cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, đơn vị là chính.
  • Đó là các đơn vị bên ngoài có thể là các cơ quan chức năng, cổ đông, các chủ nợ, ngân hàng…

Kế toán quản trị

  • Kế toán quản trị là quá trình chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt thực trạng, nhất là thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định của doanh nghiệp.
  • Trong đó, kế toán quản trị cần hiểu rõ gồm thông tin tài chính và cả thông tin phi tài chính. Bởi bản chất của thông tin đối với kế toán quản trị là không chỉ thông tin tài chính đơn thuần mà là thông tin quản lý.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán

  • Hành vi khai man, giả mạo, thỏa thuận hoặc hành vi ép người khác khai man, giả mạo, tẩy xóa tài liệu kế toán.
  • Hành vi cố ý thỏa thuận hoặc hành vi ép buộc người khác xác nhận, cung cấp số liệu, thông tin kế toán sai sự thật.
  • Hành vi để ngoài sổ kế toán các tài sản của đơn vị kế toán hay các tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
  • Hành vi hủy bỏ hoặc làm hư hỏng tài liệu kế toán một cách cố ý trước thời hạn lưu trữ đã được Luật kế toán quy định tại điều 40.
  • Hành vi ban hành, công bố chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán không đúng thẩm quyền cho phép.
  • Hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ để trù dập, đe dọa người làm kế toán khi thực hiện công việc kế toán.
  • Các hành vi khác liên quan đến kế toán được pháp luật nghiêm cấm theo quy định của Luật kế toán.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến kế toán và những quy định về nguyên lý kế toán. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn các nguyên lý kế toán. dịch vụ kế toán trọn gói