Tại sao thai nhi hay đạp bên phải

Thai nhi đạp bên trái là trai hay gái?

Đây là câu hỏi được khá nhiều các mẹ đặt ra khi mang bầu. Phương pháp xác định giới tính của thai nhi dựa vào bên bé đạp chỉ là những quan niệm của dân gian. Đây là kinh nghiệm được mọi người truyền tai nhau qua những thế hệ và không có sự kiểm chứng nào. Vì vậy mức độ chính xác của cách xác định giới tính qua việc thai nhi đạp bên trái là không cao và cũng chỉ mang tính chất tham khảo. 

Theo như dân gian thì thai nhi đạp bên trái là bé trai, tuy nhiên mẹ cần đợi đến khoảng tháng thứ tư trở lên để siêu âm biết giới tính thai nhi. Đây chính là cách xác định giới tính của bé chính xác nhất.

Xác định giới tính theo y học

Để chắc chắn nhất về giới tính của con bạn nên tới bệnh viện để được tư vấn về các phương pháp chẩn đoán giới tính của bào thai. Tuy nhiên, hiện nay rất ít các bác sĩ nói về giới tính của em bé. Vì trong nước ta đang còn một số gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ và phá bỏ thai nhi khi giới tính không mong muốn.

Phương pháp đơn giản nhất để xác định giới tính là siêu âm. Bạn có thể biết chính xác giới tính bé từ tuần thứ 18 trở đi. Mẹ bầu có thể tới các phòng khám chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm sinh thiết gai nhau để kiểm tra về khả năng dị tật bẩm sinh của bé. Thiếu nhiễm sắc thể hoặc dư nhiễm sắc thể đều là nguyên gây ra dị tật. Phương pháp này vừa xác định giới tính và vừa kiểm soát được những dị tật không mong muốn. 

Quá trình hình thành giới tính thai nhi theo y học

Trong quá trình thụ thai nếu trứng của người mẹ [mang nhiễm sắc thể X] gặp tinh trùng của người cha mang nhiễm sắc thể X thì sẽ phát triển thành hợp tử XX. Đây là giới tính nữ

Ngược lại, nếu như trứng của người mẹ gặp được tinh trùng mang giới tính Y thì sẽ hình thành hợp tử XY là giới tính nam.

Tuy nhiên dù là trai hay gái thì mỗi em bé được sinh ra đều là một thiên thần. Cha mẹ hãy yêu thương và trân trọng những thiên thần bé nhỏ này. Con trai hay con gái thì đều là con và có trách nhiệm và nghĩa vụ với cha mẹ như nhau.

Một số dấu hiệu khác nhận biết giới tính theo dân gian 

Một số người lớn tuổi sẽ dự đoán giới tính của thai nhi khi nhìn bụng. Nếu bụng của người mẹ cao lên thì là con trai. Ngược lại, nếu bụng mẹ thấp xuống thì là con gái. Đây là một trong những kinh nghiệm dân gian được nhiều người truyền miệng và không có cơ sở khoa học.

Nhịp tim của thai nhi là con gái sẽ cao hơn nhịp tim thai nhi là con trai. Vì vậy sau khi siêu âm về các mẹ hay dùng nhịp tim để đoán giới tính con vào tháng đầu.

Có thể bạn còn chưa biết hình dáng rốn của người mẹ cũng là một trong những kinh nghiệm. Nếu rốn của mẹ lồi ra nhiều hơn so với bình thường là bé trai. Còn rốn thụt vô lại là con gái.

Tất cả các kinh nghiệm trên, kể cả việc thai nhi đạp bên trái, chỉ là truyền miệng nên không có gì chứng thực và chắc chắn. Đây cũng chỉ là dự đoán cho bạn có niềm vui khi mang thai nên bạn không cần có gì phải lo lắng về vấn đề này. Nếu muốn biết chính xác bạn hãy làm các phương pháp y học.

Khi thai nhi được 16-18 tuần, thai nhi đã có những cử động nhất định nhưng nhiều khi quá nhẹ nên mẹ khó có thể cảm nhận được. Đến khi thai nhi được 7 tháng tuổi thì nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao bé hay đạp ở bên phải bụng của mẹ, thậm chí có lúc di chuyển về phía bên phải. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Do vị trí ngôi thai

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi ngày càng lớn dần lên, tử cung của bà bầu thì ngày càng chật chội hơn. Thai nhi cần dùng hết sức để co duỗi bàn tay, bàn chân của mình. Nếu thai phụ cảm thấy rằng cử động của thai nhi ở phía bên phải, nhịp nhàng thì có thể con ở ngôi mông hoặc ngôi thai nằm ngang.

Khi ngôi thai nằm ngang và chân của con để ở bên phải bụng của mẹ, thì chuyển động của con cũng sẽ tự nhiên ở bên phải nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu thai nhi ở vị trí ngôi đầu thì đa phần cử động của thai nhi đều xuất hiện ở phía bên phải. Mẹ có thể cảm thấy bàn chân nhỏ bé yếu ớt của con yêu.

Do tư thế ngủ của bà bầu

Khi tư thế ngủ của bà bầu vô tình đè lên cơ thể thai nhi, thai nhi cảm thấy khó chịu nên sẽ dùng cử động của mình để ‘phản đối’. Nếu mẹ nằm nghiêng bên trái thì thai nhi có thể dùng chân đạp vào bên phải bụng của mẹ, để mẹ thỉnh thoảng trở mình cho bé thấy dễ chịu.

Khi bước vào tháng thứ 7, vị trí thai nhi chưa cố định, nước ối nhiều, thai nhi có khả năng thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Do đó cử động của thai nhi ở bên phải cũng là bình thường. Đôi khi cử động của con cũng sẽ xuất hiện ở bên trái hoặc ở chính giữa bụng bầu. Điều này là bình thường và chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt.

Tính cách của thai nhi

Một số thai nhi sẽ hoạt động nhiều hơn nên thai nhi cũng có những hoạt động nhiều vào ban đêm. Cử động bên tay phải cũng thể hiện tính cách và hình thức vận động của thai nhi khác nhau.

Cũng có những trường hợp thai nhi hoạt động nhiều do mẹ ăn uống không phù hợp khiến bụng khó chịu, hoặc chơi điện thoại, xem phim, thức khuya… Những hoạt động này khiến thai nhi bị kích thích và làm con tăng động hơn bình thường.

Khi nào thì bà bầu cần lo lắng?

Đa phần trường hợp thai nhi đạp bụng bầu bên phải thì mẹ không cần quá lo lắng, nếu như con vẫn cử động bình thường và nhịp nhàng. Tuy nhiên nếu mẹ thấy những dấu hiệu này thì cần cảnh giác và đi khám càng sớm càng tốt:

  • Cử động của thai nhi đột ngột trở nên thường xuyên hơn, sau một thời gian cử động của con sẽ ngừng lại. Đây có thể là trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ.

  • Chuyển động của thai nhi biến mất sau vài giờ hoặc cử động ít hơn 3 lần trong vòng 1 giờ.

  • Không nghe thấy tim thai và cử động của thai nhi cũng biến mất.

Trên đây là những lưu ý về vấn đề thai nhi hay đạp bụng bên phải của bà bầu, mẹ có thể lưu ý để chăm sóc con tốt nhất có thể. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

  • 16:56 09/05/2022
  • Xếp hạng 4.86/5 với 20483 phiếu bầu

Đếm số lần thai máy là trải nghiệm đầu tiên của thai phụ về sự có mặt của một cơ thể khác đang phát triển từng ngày trong chính cơ thể mình. Nhiều người phụ nữ lần đầu làm mẹ thường lo lắng thai máy nhiều bên trái hơn hay thai máy bên phải nhiều hơn là tốt

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thì cử động của thai nhi hay còn được gọi là thai máy. Đây là dấu hiệu khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào cử động thai để theo dõi biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đi đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ của thai nhi đang kém đi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể đó là do thai đang suy hay thai đã chết lưu trong tử cung.

Bác sĩ cho biết các phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Ban đầu, thai máy chỉ là những cử động nhẹ nhàng, xuất hiện một vài lần trong ngày, mẹ sẽ có cảm giác như có cái gì đó cựa quậy trong bụng mình. Càng về những tháng cuối thai kỳ, tần số thai máy nhiều hơn và mức độ cũng mạnh hơn.

Ở tuần thai thứ 30 – 38, tần suất thai máy sẽ đạt tối đa theo chu kỳ 10 – 30 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.


Ở tuần thai thứ 30 – 38, tần suất thai máy sẽ đạt tối đa theo chu kỳ 10 – 30 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ

Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ nhận thấy rằng, thai nhi của mình có thể chỉ đạp bên trái mà không đạp bên phải, có một số bà bầu thì thấy hiện tượng ngược lại.

Khi mới nhận biết được thai máy, bà mẹ sẽ thấy bé yêu cử động khắp vùng bụng dưới. Bởi vì lúc này bé còn khá nhỏ nên có thể thoải mái chuyển động trong bụng bà mẹ.

Nhưng trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước của bé lớn hơn, không gian tử cung không còn đủ rộng rãi khiến bé phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của bà mẹ.

Khi xoay đầu xuống dưới, mông của bé sẽ ở đáy tử cung, còn phần lưng thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay về bên trái. Như vậy, bà mẹ sẽ cảm nhận được hoạt động của bé tác động chủ yếu lên vùng bụng trái gây ra thai máy nhiều bên trái.

Tương tự như trường hợp thai máy nhiều bên trái, thì với hiện tượng thai máy bên phải nhiều, cách giải thích đơn giản là:

Nếu lưng của thai nhi nằm ở bên trái thì chân và tay của bé sẽ ở bên phải. Ở tư thế này, bé sẽ thường xuyên dùng tay và chân đạp vào bụng mẹ nên mẹ cảm thấy sự chuyển động của bé hầu hết ở bên phải

Thai máy bên trái

Thông thường, các bà mẹ sẽ cảm nhận được cảm giác thai máy khi thai kỳ bước sang tuần 20. Sớm hay muộn còn là do mẹ mang thai con so hay con rạ. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh thai máy bên trái là trai hay gái. Tuy nhiên, nếu mẹ sớm cảm nhận được thai máy so với thời gian chuẩn thì có nhiều khả năng mẹ đang mang thai bé trai. Nguyên nhân là bởi các nhiễm sắc thể XX của một bé gái hoạt động mờ nhạt hơn so với các nhiễm sắc thể XY của một bé nam. Đây là lý do tại sao một bé gái luôn gặp khó khăn hơn khi vùng vẫy trong bụng mẹ so với những bé trai.

Bên cạnh đó, sức mạnh của mỗi lần thai máy cũng cho mẹ biết được dấu hiệu rõ ràng hơn. Bé trai thường cử động mạnh và hay vặn vẹo mình nhiều hơn so với bé gái. Trong khi đó bé gái thường có những cái cử động uyển chuyển và nhẹ nhàng. Theo các mẹ chia sẻ, bé trai thường thích phóng một cú đạp thật mạnh và đột ngột trước khi di chuyển xung quanh. Ngược lại, bé gái thường di chuyển từ từ và đa phần bà mẹ có thể đoán được khi nào thai nhi vận động.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề