Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết leflair

Đồng hồ cơ hay bị chết, hay nghiêm trọng hơn là không chạy? Nguyên nhân từ đâu, và cách xử lý thế nào? Liệu có phải đã lâu rồi bạn chưa tiến hành lau dầu chiếc đồng hồ của mình không? Cùng tìm hiểu xem sao nhé.

Đồng hồ cơ hoạt động như thế nào?

Chẳng phải là trước khi tìm hiểu lý do vì sao, chiếc đồng hồ cơ hay bị chết. Thì cũng cần nắm qua nguyên lý hoạt động của chúng hay sao? Một chiếc đồng hồ cơ, thông thường sẽ gồm các bộ phận sau:

  1. Bộ phận tạo năng lượng
  2. Bánh răng
  3. Bộ hồi
  4. Phần điều khiển [hay còn gọi là bộ dao động]
  5. Cơ cấu hiển thị thời gian
  6. Bộ phận hiển thị thời gian

Bạn có thể tham khảo thêm về cấu tạo đồng hồ cơ tại bài viết này

Nguyên lý hoạt động:

  • Đồng hồ tích trữ năng lượng bằng cách vặn núm lên dây cót. Hoặc bánh đà đối với dòng Automatic
  • Sau khi năng lượng được nạp vào cót, sẽ truyền tới các bánh răng. Và các bánh răng này sẽ tự truyền năng lượng cho nhau.
  • Giờ sẽ là chức năng của bộ hồi, và bộ dao động sẽ giữ các bánh răng chạy theo một tiến độ nhất định và đồng đều.
  • Các kim chỉ thời gian sẽ được kết nối với các bánh răng, xoay theo một tiến độ nhất định.
  • Và đó chính là nguyên lý hoạt động của một chiếc đồng hồ cơ.

Đồng hồ cơ hay bị chết – nguyên nhân từ đâu đến?

Trong trường hợp đã lâu bạn không sử dụng. Thì năng lượng dây cót của chiếc đồng hồ sẽ cạn kiệt dần. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng đồng hồ cơ hay bị chết. Vậy làm thế nào để khắc phục điều này đây?

Khắc phục đồng hồ cơ hay bị chết?

Sẽ có 2 giải pháp đơn giản như sau:

  • Đồng hồ cơ lên dây bằng tay: Bạn vẫn để nguyên núm chỉnh giờ ở vị trí ban đầu [không kéo núm ra đâu nha]. Sau đó vặn núm theo chiều kim đồng hồ, khoảng 10 – 15 vòng. Thì dây cót sẽ căng lên, và hoạt động trở lại như bình thường. Và bạn hãy lặp lại hàng ngày, đây là cách khắc phục đồng hồ cơ hay bị chết thường thấy.

  • Đồng hồ cơ tự động: Với loại đồng hồ này, thì bạn cần đeo ít nhất 8 tiếng/ngày. Để nó có đủ năng lượng hoạt động. Nhưng cũng có khá nhiều mẫu đồng hồ Automatic lên dây thủ công. Hãy vặn núm để lên dây đồng hồ như cách ở trên nhé.

Cách chỉnh giờ đồng hồ cơ

Sau một thời gian dài sử dụng, thì chiếc đồng hồ của bạn chạy sai giờ. [có thể nhanh hay chậm hơn] Thì đây cũng là chuyện khá bình thường. Nhưng nếu để lâu thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến đồng hồ cơ hay bị chết.

  • Hãy rút mạnh nút chỉnh giờ ra 2 nấc. [nếu là đồng hồ có kim giây – thì chiếc kim dây này sẽ tự dừng lại]
  • giờ thì chỉnh lại theo giờ hiện tại. Rồi đóng núm chính lại cho khít. Để tránh bụi và nước.

Đồng hồ cơ hay bị chết vặt?

Khi bị khô đầu, chiếc đồng hồ sẽ bị sai giờ, hay chết vặt,.. Những giải pháp lên dây cót như đã hướng dẫn cũng chỉ là tạm thời. Nên hãy tiến hành lau dầu đồng hồ của bạn. Để tránh làm hỏng các bộ phận bên trong máy.

Tuy nhiên, lau dầu đồng hồ không phải dễ dàng gì. Chúng đòi hỏi sự tỷ mẩn, khéo léo, hay các dụng cụ chuyên dụng,… Bởi thế, chúng phải được thực hiện bởi những người thợ có kinh nghiệm, am hiểu về dòng đồng hồ.

Vì thế, không chỉ khi đồng hồ cơ hay bị chết – mà khi có bất cứ vấn đề gì về đồng hồ. Hãy tin tưởng và đến với Alowatch. Chúng tôi sẽ tư vấn, và sửa chữa nó giúp bạn tại địa chỉ 114 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội. Hotline: 096 912 6500. Xin chân thành cảm ơn.

Ngọc Minh.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG HỒ CƠ.

Đồng hồ cơ trên thị trường hiện nay bao gồm 2 loại:

- Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót [ Ký hiệu là Handwinding].

- Loại tự động lên dây cót[ Ký hiệu là Automatic].

Hai loại máy đồng hồ cơ trên thường là của Thuỵ Sỹ hoặc của Nhật Bản.

-  Đồng hồ lên dây: yêu cầu khi sử dụng phải vặn dây cót, mỗi lẫn lên dây dùng được khoảng 40- 80 giờ thời gian hoạt động có thể lâu hoặc ít hơn tùy vào loại đồng hồ.

-  Đồng hồ tự động: có một trục tự động xoay khi đồng hồ chuyển động theo cổ tay người dùng. Điều đó giúp chiếc đồng hồ dự trữ năng lượng và tự động chạy mà không cần lên cót.

ĐỒNG HỒ CƠ ĐỂ LÂU KHÔNG ĐEO THƯỜNG BỊ CHẾT?

Đây là một câu hỏi muôn thưở của những người mới chơi đồng hồ và đôi khi là của MỘT số khách hàng khi mua đồng hồ tại cửa hàng chúng tôi. Vậy trước khi đi sâu trả lời câu hỏi “vì sao đồng hồ cơ hay bị chết khi để lâu không đeo”. Chúng ta cần hiểu rõ những bộ phận cấu thành một chiếc đồng hồ cơ cùng với nguyên lí hoạt động của nó.

-  Những bộ phận của đồng hồ cơ:

Đồng hồ cơ thường có 5 bộ phận: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và phần hiển thị thời gian. Mỗi bộ phận đều có vị trí cùng chức năng riêng hỗ trợ nhau trong quá trình đồng hồ hoạt động.

Bộ phận chính cấu thành lên chiếc đồng hồ cơ.

-  Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát. Bộ thoát này chạy theo nhịp và nó liên tục khóa mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian [giờ, phút hoặc giây]. Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ chúng ta sẽ biết được thời gian.

GHI CHÚ: Có thể hiểu đơn giản đồng hồ cơ hoạt động dựa trên nguyên lí lên giây cót. Khi không sử dụng thì bộ cót sẽ tời ra hết, không có lực truyền vào các bánh răng nên khi để lâu đồng hồ sẽ ngừng hoạt động. Khi hết năng lượng chúng ta có thể nạp năng lượng bằng cách lên dây cót, còn không chúng ta phải đeo đồng hồ hằng ngày.

Nếu quý khách đang muốn sỡ hữu những mẫu đồng hồ nam chính hãng thì hãy liên hệ ngay với cửa hàng đồng hồ chính hãng của chúng tôi nhé hằng trăm mẫu đồng hồ cơ của nhiều thương hiệu đang chờ quý khách đấy.

Đồng hồ cơ bị chết vặt là hiện tượng rất dễ gặp. Vậy tại sao đồng hồ cơ hay bị chết? Có sửa được không? Có phải tại chất lượng kém nên đồng hồ bị như vậy không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết?

Bộ máy cơ đồng hồ Longines 

Nhiều người mua đồng hồ cơ về sử dụng, sau một thời gian ngắn thấy đồng hồ bị chết và nghĩ rằng đó là đồng hồ giả, đơn vị bán hàng không uy tín và nhiều hiểu lầm khác. Tuy nhiên, để biết những nhận định của bạn có đúng hay không thì hãy tìm hiểu một số nguyên nhân khiến đồng hồ cơ hay bị chết sau đây.

Thứ nhất, vì đồng hồ cơ không được lên dây cót mỗi ngày

Việc lên dây cót mỗi ngày là điều kiện quyết định cho đồng hồ cơ hoạt động. Khi lên dây cót, các bánh răng bên trong có năng lượng để dịch chuyển, hoạt động và giúp đồng hồ hoạt động bình thường. Hiện nay, có một số đồng hồ có thể trữ giờ từ 40-80 giờ. Có nghĩa là trong khoảng thời gian đó bạn có thể không cần lên dây cót mà máy vẫn hoạt động. Tuy nhiên, nếu sau 40-80 giờ bạn không lên dây cót, không đeo đồng hồ, không lắc hoặc tạo chuyển động gì đó thì năng lượng bên trong sẽ bị cạn kiệt và dẫn đến đồng hồ cơ bị chết. Như vậy, cho dù bạn mua đồng hồ cơ Thụy Sĩ chất lượng cao, giá thành tốt nhưng không đảm bảo việc máy được lên dây cót thì đồng hồ sẽ bị chết vặt.

Nếu không được lên dây cót đồng hồ cơ sẽ bị chết

Bộ máy Powermatic 80 với thời gian trữ cót lên đến 80 giờ của Tissot

Thứ hai, do chưa đóng núm điều chỉnh

Đối với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay, bạn phải kéo núm điều chỉnh ra để vặn dây cót tạo năng lượng. Lúc này kim giây sẽ ngừng hoạt động và đồng hồ coi như đã “chết tạm thời”. Nếu sau khi vặn dây cót xong, do vô tình bạn quên chưa đóng hoặc đóng chưa kĩ núm điều chỉnh thì đồng hồ cũng chưa hoạt động trở lại được.

Thứ ba, do người dùng sử dụng không đúng cách

Bạn đeo đồng hồ cơ để chơi thể thao, đồng hồ bị va đập mạnh, bạn chỉnh giờ khi đang ở dưới nước...đều là những cách sử dụng sai khiến đồng hồ cơ có thể bị chết.

Thứ tư, nguyên nhân đến từ nhà sản xuất

Đồng hồ cơ có cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn linh kiện nhỏ, siêu nhỏ khác nhau. Có thể trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất đã bị sơ suất ở một khâu nào đó khiến đồng hồ bị chết. Lúc này, bạn cần mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành, sửa chữa, không tự ý tháo đồng hồ để sửa nếu không có kinh nghiệm.

2. Cách sửa đồng hồ cơ bị chết trong nháy mắt

Tùy vào từng nguyên nhân tại sao đồng hồ cơ hay bị chết mà áp dụng các phương pháp sửa chữa khác nhau:

- Nếu do chưa lên dây cót thì rất đơn giản, đối với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay thì mỗi ngày bạn vặn từ 10-12 vòng để tạo năng lượng cho máy. Với đồng hồ cơ lên dây cót tự động thì bạn lắc nhẹ đồng hồ hoặc đeo trên tay 8 tiếng mỗi ngày là máy sẽ hoạt động trở lại. Khi hoạt động lại, bạn mới chỉnh giờ theo đúng thời gian hiện tại.

>>> Đừng sửa đồng hồ đeo tay ở Hà Nội khi chưa biết những điều này!

Lên dây cót để tạo năng lượng hoạt động cho đồng hồ cơ

- Nếu do chưa đóng núm điều chỉnh thì kiểm tra kỹ lại xem có bị hở không.  Hoặc rút ra một lần nữa và đóng lại.

- Không nên sử dụng đồng hồ cơ để chơi thể thao vận động mạnh như đá bóng, đánh tennis, đánh bóng chày...Không điều chỉnh thời gian khi đang ở dưới nước.

- Nếu nguyên nhân từ nhà sản xuất thì bạn nên mang đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành, không tự ý tháo lắp có thể khiến máy bị hư hỏng hơn.

Mang đồng hồ đến các trung tâm để bảo hành, sửa chữa, không nên tự ý tháo lắp

Tại các TTBH chính hãng sẽ có máy móc chuyên dụng để sửa chữa đồng hồ


Địa chỉ sửa đồng hồ cơ được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay

Tại Hà Nội bạn có thể tham khảo trung tâm bảo hành, sửa chữa đồng hồ tại Donghochinhhang.com Vincom Bà Triệu, Aeon Mall Long Biên.

Đội ngũ kỹ thuật viên tại Donghochinhhang.com

TTBH sửa chữa đồng hồ tại Donghochinhhang.com Vincom Center Bà Triệu

TTBH sửa chữa đồng hồ tại Donghochinhhang.com Aeon Mall Long Biên

Như vậy là bạn đã được lý giải tại sao đồng hồ cơ hay bị chết và cách khắc phục nhanh chóng rồi. Nếu cần biết thêm thông tin chi tiết về cách sử dụng đồng hồ cơ, sản phẩm nào đáng sở hữu nhất, giá cả như thế nào...thì liên hệ ngay với Donghochinhhang.com nhé!

BÌNH LUẬN

Video liên quan

Chủ Đề