Tại sao trẻ cứ ăn vào là nôn

Thuốc thường được sử dụng ở người lớn để giảm buồn nôn và nôn thường ít được sử dụng ở trẻ em vì hiệu quả của việc điều trị không được chứng minh và vì những thuốc này có nguy cơ gây ra các phản ứng phụ và làm che lấp bệnh nền. Tuy nhiên, nếu buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng hoặc liên tục, thuốc chống nôn có thể được sử dụng một cách cẩn thận ở trẻ> 2 tuổi. Thuốc được sử dụng bao gồm

  • Promethazine: Đối với trẻ> 2 tuổi, 0,25 đến 1 mg/kg [tối đa 25 mg] uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc đặt hậu môn mỗi 4 đến 6 giờ

  • Prochlorperazine: Đối với trẻ> 2 tuổi và cân nặng từ 9 đến 13 kg, 2,5 mg uống mỗi 12-24 giờ; đối với trẻ từ 13 đến 18 kg, 2,5 mguống mỗi 8-12 giờ; đối với trẻ từ 18 đến 39 kg, 2,5 mg uống mỗi 8 giờ; đối với những người> 39 kg, 5 đến 10 mg sau mỗi 6 đến 8 giờ

  • Metoclopramide: 0.1 mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 h [tối đa 10 mg/liều]

  • Ondansetron: 0,15 mg/kg [tối đa 8 mg] tiêm tĩnh mạch mỗi 8 h hoặc, nếu sử dụng dạng uống, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, 2 mg mỗi 8 giờ; đối với trẻ từ 4 đến 11 tuổi, 4 mg mỗi 8 giờ; đối với người 12 tuổi, 8 mg mỗi 8 giờ

Promethazine là một thuốc ức chế thụ thể H1 [kháng histamine] bằng cách ức chế đáp ứng của trung tâm nôn với các kích thích ngoại vi. Tác dụng bất lợi phổ biến nhất là ức chế hô hấp và an thần; thuốc chống chỉ định ở trẻ

Prochlorperazine là chất ức chế thụ thể dopamine yếu, làm giảm vùng kích hoạt của các thụ thể hóa học. Cử động bất thường không ngừng và loạn trương lực cơ là những tác dụng phụ thường gặp nhất, xảy ra ở 44% bệnh nhân.

Metoclopramide là một chất đối kháng thụ thể dopamine, hoạt động cả ở giữa và ngoại vi bằng cách tăng vận động dạ dày và giảm xung động afferent đến vùng kích hoạt hóa học. Akathisia và dystonia xảy ra ở 25% trẻ em.

Ondansetron là một serotonin có chọn lọc [5-HT3] thụ thể ngăn chặn sự bắt đầu của phản xạ nôn ở ngoại biên. Một liều duy nhất của ondansetron là an toàn và hiệu quả ở trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp tính và không đáp ứng với liệu pháp bù nước uống Bù dịch đường uống [ORT]. Bằng cách tạo điều kiện cho ORT, thuốc này có thể ngăn ngừa sự cần thiết của dịch truyền tĩnh mạch hoặc, ở trẻ uống nước tiểu, có thể giúp ngăn ngừa bệnh viện. Thông thường, chỉ dùng một liều duy nhất vì liều lặp đi lặp lại có thể gây ra tiêu chảy liên tục.

Trẻ ăn vào là bị nôn là trường hợp gặp thường xuyên vì vậy mà nhiều bố mẹ chủ quan. Tuy nhiên, nôn ói sau khi ăn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng như viêm dạ dày ruột, viêm não, viêm màng não…

Vì vậy mẹ cần phải theo dõi bé cẩn thận khi bé bị nôn sau khi ăn để kịp thời khám chữa.

1. Vì sao trẻ ăn vào là bị nôn?

Nhiễm trùng dạ dày ruột là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nôn. [Ảnh minh họa]

Bé ăn vào bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

- Nhiễm trùng dạ dày ruột: Nguyên nhân gây nôn mửa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là nhiễm trùng dạ dày ruột. Bệnh do virus, đặc biệt là vi trùng và kí sinh trùng gây ra. Khi bị nhiễm trùng dạ dày ruột bé sẽ có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy và nôn.

- Dị dạng đường thiêu hóa: Các dị dạng đường tiêu hóa như teo hẹp thực quản, hẹp tá tràng, ruột non, phình đại tràng bẩm sinh và phì đại cơ môn ở phần cuối dạ dày cũng thường xuyên khiến bé bị nôn sau khi ăn. Trong các trường hợp này mẹ cần đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị cho bé.

- Ngộ độc thực phẩm: Nếu bé ăn phải các loại thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh có thể dẫn đến nôn mửa. Ngộ độc thực phẩm thường khiến bé bị nôn sau khi ăn vài giờ. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm đau bụng, tiêu chảy.

- Dị ứng thực phẩm: Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây các kích thích không mong muốn trong dạ dày của bé dẫn đến nôn sau khi ăn. Danh sách các loại thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm trứng, sò, ốc, sữa, lúa mì và cá.

- Các vấn đề về thần kinh và não: Khi bé bị chấn thương não hoặc có các khối u trong não cũng gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn. Vì vậy mẹ không nên chủ quan khi thấy bé nôn ói.

Ngoài các nguyên nhân trên, bé cũng có thể bị nôn do bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, viêm ruột thừa.

2. Trẻ ăn vào là bị nôn có sao không?

Trẻ dưới 6 tuổi thường ăn vào là bị nôn do dạ dày của bé chưa tạo thành góc cong như người lớn nên dễ bị nôn trớ. Hơn nữa, hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn thiện dễ gây ra kích thích co bóp dạ dày tạo ra tình trạng này.

Khi bé bị nôn trớ do sinh lí không kèm theo một trong các dấu hiệu như đau bụng, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, chậm lớn… thì mẹ không cần quá lo lắng. Nôn trớ do sinh lý sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn, hệ thống tiêu hóa phát triển hoàn thiện.

Trong trường hợp bé bị nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

3. Cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn

Điều quan trọng nhất khi bé ăn vào là bị nôn là mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.

Đối với bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi:

Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ khi bị nôn. [Ảnh minh họa]

- Mẹ cần chú ý để bé không bị mất nước. Các dấu hiệu mất nước bao gồm tiểu ít, bé hay khát nước.

- Nếu bé đang bú sữa mẹ hãy tiếp tục cho bé bú. Thời gian cho bé bú là 1 đến 2 phút mỗi lần. Sau mỗi 10 phút cho bé bú một lần.

- Không thay sữa mẹ bằng nước.

- Nếu bé uống sữa công thức mẹ nên cho bé uống thêm dung dịch bù nước.

Đối với bé từ 7 đến 12 tháng tuổi:

- Nếu bé vẫn bú sữa mẹ hãy tiếp tục cho bé bú. Không thay thế sữa mẹ bằng nước.

- Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm dung dịch bù nước để tránh mất nước.

- Không thay thế dung dịch bù nước hoặc sữa mẹ bằng nước suối, nước trái cây hoặc nước ngọt. Nước ép trái cây và soda chứa quá nhiều đường và không đủ các khoáng chất và muối cần thiết mà bé cần. Nước suối thiếu lượng calo mà bé cần vào lúc này.

- Mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn trẻ nhẹ như chuối, ngũ cốc hoặc bánh quy nếu bé đã biết ăn.

Đối với bé trên 1 tuổi:

- Cho bé uống khoảng 30ml dung dịch bù nước sau khoảng 20 phút.

- Tăng dần lượng chất lỏng nếu bé không bị nôn tiếp.

- Tránh nước sô đa, nước trái cây và nước uống khi bé bị nôn.

- Bắt đầu cho bé ăn thức ăn nếu bé không còn nôn sau 6 giờ. Một số loại thức ăn thích hợp là bánh mì nướng, canh, súp nhẹ, khoai tây nghiền, gạo và bánh mì.

- Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu vì chúng khó tiêu hóa hơn. Tránh thức ăn có hàm lượng đường cao như kem và bánh kẹo.

Bác sĩ Lê Thị Hải mách cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị nôn trên báo Sức khỏe và Đời sống như sau:

- Nếu trẻ nôn đột xuất kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải gửi trẻ đi bệnh viện ngay, nhất là có kèm theo các triệu chứng của bệnh não màng não, hoặc các bệnh về ngoại khoa như: lồng ruột tắc ruột, viêm ruột hoại tử…

- Nôn do sai lầm trong ăn uống: tìm nguyên nhân để xử trí.

Cho trẻ ăn nhiều bữa, giảm số lượng ăn trong 1 bữa, sau ăn không nên đặt trẻ nằm ngay. Bế trẻ cao đầu 15 - 20 phút sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, trẻ không bú mẹ cho ăn sữa bò bằng cốc hoặc thìa, trẻ bú bình cho nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí.

- Sử dụng thức ăn đặc hơn khi trẻ đã 6 tháng tuổi bằng cánh dùng nước cháo pha sữa, bột quấy bột đặc dần lên.

- Dùng một số loại thuốc ức chế co bóp dạ dày: mutilium M, prinperan theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: khi trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu thấp để chất nôn không bị hít vào đường thở tránh cho trẻ khỏi bị sặc.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/tre-an-vao-la-bi-non-co-sao-khong-c32a621264.htmlNguồn: //khampha.vn/me-va-be/tre-an-vao-la-bi-non-co-sao-khong-c32a621264.html

Theo Lê Ánh [Dịch từ Theasianparent] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề