Tham luận về vai trò của phụ nữ

Vai trò của phụ nữ trong an toàn vệ sinh thực phẩm

Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), và đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển giống nòi.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 25/6/2011 vừa qua, tại khách sạn La Thành, Hà Nội, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Hội KH-KT ATTP VN) phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam (Hội NTT VN) tổ chức Hội thảo với nội dung “Vai trò của phụ nữ với việc đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”.

Hội thảo vinh dự được đón tiếp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan –, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cùng hơn 200 đại biểu là chuyên gia các bộ ngành liên quan, các nhà khoa học, các nhà quản lí, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đến dự.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: Chiếm 50% dân số, ngày nay phụ nữ đã và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy, từ Hội thảo này, các cơ quan chuyên môn cần có một nghiên cứu tổng thể về vấn đề VSATTP, đặc biệt hướng tới đối tượng trọng tâm là phụ nữ để đưa ra những khuyến nghị đúng hướng và chính xác; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề VSATTP. Trước thách thức đặt ra đối với phụ nữ, chúng ta cần xác định trách nhiệm của từng nhóm phụ nữ có liên quan đến VSATTP và trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề này. Phó Chủ tịch nước cũng gợi ý một số biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Cuộc vận động Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng trong các cấp Hội Phụ nữ, tăng cường mối quan hệ giữa Hội với các cơ quan chức năng; đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, trong đó nòng cốt là Hội LHPN Việt Nam đối với việc thực hiện VSATTP.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, trình bày tham luận tập trung làm rõ các vấn đề: Thực trạng, thách thức, giải pháp và vai trò phụ nữ trong việc giải quyết vấn đề VSATTP. Không ngừng nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề VSATTP, xây dựng mạng lưới tuyên truyền từ TW tới địa phương; xây dựng quy trình sản xuất hiện đại bảo đảm vệ sinh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước trở thành những chế tài xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm VSATTP…Bên cạnh đó, Hội thảo cũng được nghe ý kiến một số đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩmvà đại diện người tiêu dùng xung quanh vấn đề này.

Sắp tới, Hội NTTVN và Hội KH-KT ATTP VN sẽ đồng hành cùng Hội LHPN VN tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và phụ nữ về vấn đề VSATTP, góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm an toàn vì sức khỏe của cộng đồng và của mỗi người, mỗi gia đình.

Theo http://hoilhpn.org.vn

Tham luận về vai trò của phụ nữ
Cô Nguyễn Thị Chưởng, hội viên Hội Phụ nữ Phường 3, Tân Bình phát biểu tại hội nghị.

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 4/3, Quận ủy quận Tân Bình tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo quận với đại diện cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ quận tại hội trường Trung tâm hành chính quận Tân Bình. Đến tham dự có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Long, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tân Bình…

Tại buổi đối thoại, cán bộ, hội viên phụ nữ đã bày tỏ những vấn đề quan tâm như: Trật tự lòng lề đường; trật tự giao thông đường bộ; trật tự an toàn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền cho phụ nữ và trẻ em gái; trang bị kỹ năng cho phụ nữ; vai trò của phụ nữ trong giám sát các hoạt động của cơ quan chính quyền; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ hội phụ nữ; khó khăn về nhân sự cán bộ hội phụ nữ cơ sở biến động thường xuyên; việc thực hiện Nghị định 34 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; chăm lo, đảm bảo cuộc sống, tăng mức phụ cấp cho tổ trưởng, tổ phó của tổ chức Hội Phụ nữ…

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận Tân Bình Nguyễn Hoàng Long đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền, tạo điều kiện cho các cấp hội phụ nữ tham mưu và phối hợp, tham gia với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác hội phụ nữ, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới; thực hiện rà soát, đảm bảo quy hoạch, đào tạo, điều động, luân chuyển cán bộ hội, vận động nữ đảng viên tham gia công tác Hội.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Long cũng đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ quận và các chi, tổ hội cần xây dựng, tham mưu các đề án, công trình, chỉ tiêu thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, kiến nghị của hội viên, phụ nữ, phù hợp với đặc điểm, tình hình của quận, nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia các cuộc vận động, phong trào công tác hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế tại địa phương, đơn vị; tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện thành công Đại hội Hội phụ nữ quận và cơ sở, trong đó đảm bảo cơ cấu nhân sự phụ nữ cho nhiệm kỳ mới.

Lê Đặng Hoàng Anh

Tin liên quan

Một trong những nội dung mà Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh quan tâm chỉ đạo là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Để làm tốt nội dung này, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã chú trọng việc tổ chức các khóa tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chị em, coi đây là chìa khóa giúp chị em mở cánh cửa tri thức, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Các cấp Hội đứng ra tín chấp với các ngân hàng để giúp chị em được vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Không chỉ là “cứu cánh” cho những phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế trong xã hội, những khoản vay này còn giúp cho các phụ nữ khác vươn lên, thực hiện được những ý tưởng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp đã đứng ra hỗ trợ thành lập các nhóm sở thích, tổ hợp tác; mô hình phát triển kinh tế, cửa hàng liên kết, giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn…đến nay đã có gần 184 nhóm sở thích, tổ hợp tác, trên 500 mô hình phát triển kinh tế, hàng trăm hợp tác xã do phụ nữ làm chủ được thành lập.

Tham luận về vai trò của phụ nữ

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Phụ nữ Việt Nam thăm gian hàng giới thiệu các sản phẩm mô hình phụ nữ phát triển kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên (tháng 6/2020)

Đồng chí Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: Việc “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Hội LHPN các cấp coi là khâu đột phá trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Hội. Để giúp chị em phụ nữ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh đã vận động các nguồn lực thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện giảm nghèo bền vững; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các trung tâm, các doanh nghiệp… tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ, giúp hội viên phụ nữ và con em của họ có việc làm sau đào tạo.

Trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, các cuộc thi đua, các phong trào của tổ chức Hội đã “ăn sâu, bám rễ” vào từng chi hội, tổ phụ nữ ở cơ sở. Đó là các phong trào: “Phụ nữ Thái Nguyên sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”; “Phụ nữ Thái Nguyên sản xuất sạch - chế biến sạch - tiêu dùng sạch”...; là các đề án như: “Hỗ trợ phụ nữ tiêu thụ sản phẩm thông qua mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn”; “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”; “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tăng giàu, giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh....

Tham luận về vai trò của phụ nữ

Ra mắt cửa hàng tự chọn nông sản an toàn tại thị trấn Đu, huyện Phú lương (năm 2018)

Đồng chí Khuông Thị Kim Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương, một trong những đơn vị làm tốt công tác này cho biết: Với đặc thù các hội viên tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm số đông, Hội đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp và nguồn lực của huyện trong đầu tư xây dựng nông thôn mới để lồng ghép tổ chức các hoạt động sát thực với từng cơ sở Hội; phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc cây trồng vật nuôi cho hội viên. Các cấp Hội của huyện đã thành lập và duy trì 21 tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, 03 hợp tác xã, mở 03 cửa hàng, ký kết hợp tác với 02 cơ sở kinh doanh ăn uống, 03 trường học về tiêu thụ nông sản, phối hợp mở 102 lớp tập huấn và dạy nghề, giới thiệu cho 845 lao động có việc làm, khai thác được trên 500 triệu đồng, tín chấp với hệ thống ngân hàng 3,5 tỷ đồng, huy động tiết kiệm 1,9 tỷ đồng để đầu tư, hỗ trợ cho các hộ hội viên phát triển kinh tế.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ giàu trong toàn tỉnh; nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên phụ nữ nói riêng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nói chung. Nhiều chị em đã nhanh chóng tiếp cận, mạnh dạn ứng dụng công nghệ và làm chủ quy trình sản xuất; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình hoặc trực tiếp đứng tên, điều hành những công ty, doanh nghiệp lớn, có doanh thu hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Như chị Đinh Thị Thu, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đông Cao (TX. Phổ Yên) tạo công ăn việc làm cho 30 phụ nữ tại địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng (huyện Đại Từ) tiêu biểu trong phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm an toàn, với sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao (Thanh Hải Trà), tạo công ăn việc làm cho 15 chị em phụ nữ tại địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Đào Thanh Hảo, chủ nhiệm Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) tiêu biểu trong lĩnh vực làm kinh tế giỏi, HTX tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 20 - 30 lao động, thu nhập từ 8 - 10 triệu/tháng, sản phẩm chè đạt OCOP cấp quốc gia, là một trong 2 sản phẩm duy nhất của tỉnh Thái Nguyên đạt sản phẩm OCOP 5 sao. Các chị Đàm Thị Quy, xã Tân Thành (huyện Phú Bình); chị Trịnh Thị Phường, xóm Nà Chú, xã Linh Thông (huyện Định Hóa); chị Dương Thu Chang hội viên phụ nữ xóm Phả Lý (xã Văn Hán, Đồng Hỷ) là điển hình từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững...

Từ năm 2016 đến nay, Thái Nguyên đã có thêm 02 tập thể được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, 02 chị được nhận giải thưởng Bông hồng vàng, 04 chị được nhận giải thưởng Phụ nữ tự tin tiến bước, 01 chị nhận danh hiệu Nữ Doanh nhân tiêu biểu cấp Quốc gia và Khu vực Asean.

Tham luận về vai trò của phụ nữ

Công nhân HTX Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) đang đóng gói chè

Sự đóng góp của chị em phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần duy trì tốc độ tãng trưởng kinh tế toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 11,1%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 90 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,4% năm 2016 xuống còn 2,82% năm 2020. Không những thế, những kết quả này còn giúp tăng quyền năng về kinh tế cho hội viên, phụ nữ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động của Hội và tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Về những mục tiêu hướng tới để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, đồng chí Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Các cấp Hội LHPN tỉnh sẽ chú trọng thực hiện mục tiêu: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia phong trào “Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Hội sẽ nỗ lực để thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939); Hỗ trợ thành lập, nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ quản lý; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; giúp chị em phụ nữ có cơ hội tiếp cận nền kinh tế số. Cùng với đó, Hội cũng tăng cường các hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ thoát nghèo bền vững; đặc biệt là đối tượng nghèo thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em...

Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, cộng với sự tự tin, trí thức khoa học và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền với vai trò nòng cốt là Hội LHPN các cấp, chắc chắn phụ nữ Thái Nguyên sẽ thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh cao cả của mình, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030; góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, văn minh.

Thu Hà
thainguyen.gov.vn