Thẩm mỹ nha khoa có xuất được hóa đơn đỏ năm 2024

Thuế của dịch vụ thẩm mỹ nha khoa , khám chữa răng miệng gồm những thuế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng thuộc đối tượng không chịu thuế

Luật thuế GTGT 2008 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định tại khoản 9 điều 5 như sau:

Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.

Thẩm mỹ nha khoa có xuất được hóa đơn đỏ năm 2024

Thuế của dịch vụ thẩm mỹ nha khoa , khám chữa răng miệng gồm những thuế nào

2. Bạn cung ứng dịch vụ thẩm mỹ

Nếu bạn cung ứng dịch vụ thẩm mĩ răng miệng, thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10% như các mặt hàng thông thường.

\>> Xem thêm: Công việc Kế toán dịch vụ nha khoa | Thông tư 133/2016/TT-BTC

3. Chi tiết ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chịu thuế

Phòng khám nha khoa, răng hàm mặt cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng như: khám răng, nhổ răng, nội nha thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Phòng khám cung ứng dịch vụ thẩm mỹ răng miệng: tẩy trắng răng, chỉnh nha, niềng răng, gắn đá thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10%.

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế:

– Điều 4 khoản 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về thuế GTGT

—-> Theo đó:

– Dịch vụ khám chữa bệnh nha khoa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng không được kê khai, khấu trừ.

– Dịch vụ nội nha, gắn răng giả, cạo vôi răng, chữa viêm nướu, nhổ răng, trám răng, chữa tủy thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp gia công răng giả cho khách hàng (mặt hàng răng giả thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) thì khi Công ty thực hiện hoạt động gia công răng giả cho khách hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp Công ty chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì vẫn phải nộp Tờ khai thuế

– Thiết bị, dụng cụ y tế: tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT và khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Mặt hàng thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp… và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế được hưởng mức thuế suất thuế GTGT 5%

Chi tiết :

1.Công văn 38125/CT-HTr ngày 8/6/2016 Chính sách thuế giá trị gia tăng dịch vụ gia công răng giả.

2.Công văn số 804/CT-TTHT ngày 27/1/2016 của Cục Thuế TP. HCM về thuế GTGT.

3.Công văn 3696/HQHCM-TXNK ngày 16/10/2014 thuế suất thuế giá trị gia tăng ghế khám chữa bệnh nha khoa Hồ Chí Minh.

Bảng chi phí các dịch vụ tại Nụ Cười Việt. Bảng giá chi phí khám chữa răng được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

(Chi phí khám chữa răng chưa bao gồm thuế VAT)

Hiện nay Nụ Cười Việt đã xuất được hóa đơn đỏ giúp anh chị dễ làm việc với bảo hiểm.

Bảng giá chung

Phục hình răng cố định

Thẩm mỹ nha khoa có xuất được hóa đơn đỏ năm 2024

Cắt phanh môi 600.000 Cắt phanh lưỡi 600.000 Cắt lợi trùm 400.000

Khi bạn mở Phòng khám tư nhân như (Nha khoa, Đa khoa, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi Họng ….), thì ngoài việc quan tâm đến thủ tục xin giấy phép mở Phòng khám tư nhân dưới hình thức hoạt động hộ kinh doanh cá thể, thì còn phải quan tâm tiếp ttheo chính là đóng những loại thuế, phí nào và bao nhiêu? Phòng khám tư nhân hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh sẽ phải đóng các loại phí, lệ phí sau:

Thuế phải nộp: Thuế môn bài + Giá trị gia tăng + Thu nhập cá nhân

Thẩm mỹ nha khoa có xuất được hóa đơn đỏ năm 2024

1. Thuế môn bài

Đóng 1 lần 1 năm vào đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh đã đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh. Nếu rơi vào 6 tháng đầu năm hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài 1 năm, nếu rơi vào 6 tháng cuối năm hộ kinh doanh đóng thuế cho nửa năm cuối. Khoản 2 và 3 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài. - Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với doanh thu trên 100 triệu đồng như sau: + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

2. Thuế GTGT

- Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, đối với cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng - Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm trở lên.

Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Theo Khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định "9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh. Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT." Như vậy, thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phòng khám nha khoa được chia làm 02 loại + Nếu Phòng khám nha khoa, răng hàm mặt cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng như: khám răng, nhổ răng,nội nha, chữa viêm nướu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Do đó, không phải nộp thuế GTGT Đối với hoá đơn đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được kê khai, khấu trừ. + Nếu Phòng khám cung ứng dịch vụ thẩm mĩ răng miệng: tẩy trắng răng, chỉnh nha, niềng răng, gắn đá thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10% số thuế giá trị đầu vào. + Nếu phòng khám sử dụng cả 02 dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế thì phải hạch toán riêng thuế GTGT cho từng dịch vụ. Nếu có hoá đơn đầu vào sử dụng chung thì ta phải phân bổ theo doanh thu

3. Thuế TNCN

- Đối với hoạt động kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thua nhập cá nhân; - Nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Số thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x thuế suất TNCN

- Thời điểm tính thuế

+ Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước tính thuế. + Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm, thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh

- Doanh thu tính thuế TNCN

+ Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. + Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn. + Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%. + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%. + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. + Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.