Thang điểm đánh giá tinh thần của trẻ

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, bằng sự quan sát trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, cha mẹ có thể nhận thấy con mình phát triển từng ngày, từng giờ. Trong đó, sự tăng trưởng của não là nền tảng cho sự phát triển các chức năng về nhận thức và tư duy. Sự tăng trưởng các mô cơ, xương là cơ sở cho sự phát triển các chức năng vận động của cơ thể. Các quá trình này luôn có sự tương tác và thúc đẩy lẫn nhau tạo ra sự phát triển hài hòa và liên tục trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.

Việc theo dõi sát quá trình phát triển về nhận thức và vận động giúp cha mẹ nhận biết sự thay đổi của con, sớm phát hiện những sai sót hoặc rối loạn bệnh lý và có thể những can thiệp cần thiết. Có nhiều chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ như cân nặng, chiều cao, tinh thần, vận động, cha mẹ có thể dựa vào thang đo các chỉ số phát triển vận động và tâm lý bình thường của trẻ sau đây để biết con mình phát triển nhanh hay chậm:

Thang điểm đánh giá tinh thần của trẻ
Các chỉ số về vận động và tâm lý phù hợp với sự phát triển của trẻ theo độ tuổi.

Lưu ý: Đa số trẻ phát triển bình thường tương ứng các mốc về vận động và tâm lý, ngôn ngữ trong bảng trên. Tuy nhiên một số trẻ có thể phát triển sớm hoặc muộn hơn đôi chút về một chức năng nào đó song không phải bệnh lý. Trường hợp trẻ phát triển chậm hơn so với các mốc thời gian như trên kéo dài hoặc thờ ơ với mọi thứ xung quanh, cha mẹ nên đưa con đến khám chuyên khoa để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp với từng bé.

Trẻ chậm phát triển vận động có thể do suy dinh dưỡng, còi xương, sai khớp, bệnh lý ở hệ cơ, thần kinh hoặc một bệnh lý toàn thân khác. Một số trường hợp đặc biệt do các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải tại não. Đối với các bé bị bệnh liên tiếp cũng làm chậm tăng trưởng thể chất, từ đó làm chậm phát triển vận động thô sơ và các kỹ năng. Tình trạng này dẫn đến hạn chế sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gây thiếu thông tin cho não nên không kích thích bé phát triển nhận thức.

Trẻ chậm phát triển tâm lý, ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân, đôi khi rất phức tạp. Có thể do môi trường và hoàn cảnh sống bất lợi, thiếu tình thương yêu, thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo từ cha mẹ, người nuôi trẻ, bị bỏ rơi, mồ côi. Khi bé sống những năm đầu đời trong một môi trường ít kích thích, ít cảm xúc và không nhận được sự hỗ trợ thể chất, tinh thần thì sự phát triển não bộ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm chạp trong vận động, nhận thức và hành vi giao tiếp.

Nghiên cứu cho thấy, nếu được chăm sóc tốt trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ phát triển về thể chất, vận động, nhận thức và học hỏi tốt hơn. Do đó tất cả những gì cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển tốt là chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, dành cho trẻ tình yêu thương và khuyến khích bé thử nghiệm, trao đổi, học hỏi, tạo sự tự tin cho trẻ để chúng lớn lên khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi và thành công.

Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Các bà mẹ cần theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ qua giám sát sự tăng trưởng về thể chất và phát triển tinh thần vận động.

Thang điểm đánh giá tinh thần của trẻ

(Ảnh minh họah. Nguôn: Internet)

  1. Sự tăng trưởng về thể chất

Để đánh giá sự tăng trưởng về thể chất thường dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay…

1.1 Tăng trưởng về cân nặng

  • Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 3000g. Con trai thường lớn hơn con gái, con dạ thường nặng hơn con so.
  • Sau đẻ do có mất cân sinh lý 10% (khoảng 150-300g) trong tuần đầu và đạt được cân nặng ban đầu vào ngày thứ 10 sau đẻ
  • Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, cân nặng tăng gấp đôi khi trẻ được 4-5 tháng và cuối năm cân nặng tăng gấp 3 lúc đẻ.
  • Từ năm thứ 2 trở đi cân nặng tăng chậm hơn (1,5-2kg/năm)
  • Công thức tính cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:

Cân nặng (kg) = 9 + 1,5 (N – 1)

(N = số tuổi của trẻ tính theo năm)

1.2 Tăng trưởng về chiều cao

  • Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 48-50cm
  • Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng rất nhanh nhất là những tháng đầu sau đẻ
  • 3 tháng đầu mỗi tháng tăng lên 3-3,5cm
  • 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 2cm
  • 6 tháng cuối mỗi tháng tăng 1-1,5cm
  • Lúc 12 tháng chiều cao đạt từ 70-75cm
  • Trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng thêm 5cm
  • Công thức tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi:

Chiều cao (cm) = 75 + 5 (N-1)

(N: số tuổi của trẻ tính theo năm)

1.3 Tăng trưởng vòng đầu, vòng cánh tay

  • Vòng đầu của trẻ sơ sinh trung bình 30cm, lúc 1 tuổi là 45cm
  • Vòng cánh tay lúc 1 tháng tuổi khoảng 11cm. Trẻ 1-5 tuổi là 14-15cm
  • Với trẻ đẻ thiếu tháng có thể đánh giá phát triển thể chất dựa theo biểu đồ tăng trưởng Fenton, tính theo tuổi điều chỉnh của trẻ.
  • Sự phát triển tâm thần, vận động

Sự phát triển về tâm thần vận động của trẻ diễn biến song song với sự tăng trưởng về thể chất và sự trưởng thành các chức năng trong cơ thể. Theo dõi sự phát triển tâm thần vận động của trẻ sẽ giúp các bà mẹ chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp theo lứa tuổi.

*Biểu đồ tăng trưởng

Thang điểm đánh giá tinh thần của trẻ

2.1 Trẻ sơ sinh

  • Trẻ ngủ nhiều (20-24 giờ), có các phản xạ tự nhiên: tìm vú mẹ, bú, phản xạ nắm tay, phản xạ bắt chộp…
  • Đặt trẻ nằm ngửa: tay chân ở tư thế co duỗi khác nhau.vận động tự phát, không chủ động được mọi động tác.

2.2 Trẻ 2 tháng

  • Biết hóng chuyện, mỉm cười, mắt nhìn theo vật sáng di động.
  • Đặt nằm sấp có thể ngẩng đầu từng lúc.
  • Ngôn ngữ: phát âm líu lo.

2.3 Trẻ 3-4 tháng

  • Trẻ có thể nhìn theo vật di động.
  • Biết lẫy từ ngửa sang sấp.

2.4 Trẻ 5-6 tháng

  • Biết lạ quen, nhận được mẹ.
  • Lẫy được từ sấp sang ngửa, biết ngồi nhưng chưa vững.

2.5 Trẻ 7-9 tháng

  • Trẻ có cảm xúc vui mừng hoặc sợ hãi.
  • Tự ngồi vững hơn, trẻ biết bò.
  • Có thể vẫy tay chào, hoan hô, biết phát âm ba ba, ma ma…

2.6 Trẻ 10-12 tháng

  • Trẻ đứng vững, bắt đầu tập đi men, sử dụng ngón tay dễ dàng, linh hoạt.
  • Chơi được trò chơi đơn giản, nói câu 2-3 từ (bà ơi…).

2.7 Trẻ 1-2 tuổi

  • Lời nói phát triển nhanh, có thể nói được thành câu ngắn.
  • Chỉ được các bộ phận trên cơ thể mình (mặt, mũi, tai, mắt…).
  • Các động tác khéo léo hơn, có thể cầm cốc uống, cầm thìa ăn…
  • Đi vững, bò được lên cầu thang, đứng lên ngồi xuống một mình, nhìn xa.
  • Biết đòi đi vệ sinh.
    • Trẻ 3 tuổi
  • Lời nói phát triển nhiều, thường tự đặt câu hỏi, học thuộc bài hát ngắn.
  • Đi nhanh, chạy theo bậc cửa, tập múa được.
  • Tự phục vụ các một số việc đơn giản như cài cúc áo, đi tất, xúc cơm…

2.9 Trẻ 4-5 tuổi

  • Ngôn ngữ phát triển, thích nghe kể chuyện và kể chuyện lại.
  • Tay khéo léo, biết buộc dây, cầm dao kéo.
  • Thích tìm hiểu về môi trường xung quanh.
  • Khi đi học trẻ cảm thấy như bị bỏ rơi, trẻ cần được chăm lo vỗ về khi xa mẹ để thích nghi với đời sống cộng đồng.

Lưu ý: Trẻ sinh non đánh giá sự phát triển của trẻ theo tuổi điều chỉnh đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.