Thành phần hóa hóc của cây đinh lắng lá nhọn năm 2024

Đinh lăng (Polyscias fruticosa L.), còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm. Sở dĩ có tên cây gỏi cá, vì trong dân gian, lá đinh lăng có thể dùng để chế biến thành món ăn, như cắt vào trộn gỏi.

Trong lá dược liệu này chứa 8 chất saponin oleanolic mới, tên là polysciosides A đến H và 3 saponin được biết đến. Rễ cây chứa chất saponin giống như sâm, vitamin B1,2,6, vitamin C và 20 acid amin thiết yếu.

Đinh lăng có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có khoảng 7-8 loại đinh lăng. Cây đinh lăng lá nhỏ (còn được gọi là Sâm Nam Dương) là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.

Thành phần hóa hóc của cây đinh lắng lá nhọn năm 2024

Đinh lăng lá nhỏ còn được gọi là sâm nam dương rất phổ biến ở nước ta.

Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ. Ngoài ra còn có các loại đinh lăng khác hiếm gặp hơn như đinh lăng đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá vằn, đinh lăng mép lá bạc.

Lá đinh lăng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ ở nước ta mà còn ở các quốc gia nhiệt đới khác. Ở Indonesia, có món ăn gọi là Pecel dùng thảo dược này làm nguyên liệu chính, lá được trộn kèm với các loại rau khác và ăn với nước sốt đậu phộng. Mùi cay nồng của thảo dược tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn.

Hoặc như người Bali có món Urab cũng dùng thảo dược này làm nguyên liệu chính, trộn thêm với lá lốt, dừa nạo, ớt và nước cốt chanh.

Người Philippine có món cháo Arroz Caldo, sử dụng đinh lăng là gia vị cùng với bột nghệ.

Thành phần hóa hóc của cây đinh lắng lá nhọn năm 2024

Lá đinh lăng được sử dụng như gia vị trong món ăn ở nhiều nước trên thế giới.

2. Tiềm năng sử dụng đinh lăng trong chữa bệnh

Việc sử dụng vị thuốc như thực phẩm là một đặc trưng của các nền y học cổ truyền, tích lũy từ kinh nghiệm dân gian. Đối với y học hiện đại, nghiên cứu dịch chiết của các cây thuốc cũng là một xu hướng khoa học.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí MDPI vào tháng 02/2023, dịch chiết ethanol từ lá đinh lăng liên quan đến tác dụng bảo vệ thần kinh chống lại sự chết tế bào qua trung gian glutamate, thông qua kích hoạt con đường AKT/BDNF/CREB. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của chiết xuất lá thảo dược trong điều trị các bệnh lý thiếu máu não.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí MDPI vào tháng 09/2023, thực hiện tại Đại học Khoa học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc, về cơ chế chống oxy hóa và chống viêm từ dịch chiết lá đinh lăng, cho thấy chiết xuất lipophilic từ dược liệu mang lại khả năng chống oxy hóa, cung cấp khả năng bảo vệ chống lại stress oxy hóa bằng cách tạo ra sự biểu hiện của catalase và heme oxyase-1 trong tế bào RAW 264,7.

Ngoài ra, các phân đoạn lipophilic từ dược liệu cho thấy khả năng chống viêm trong việc điều hòa giảm mức độ của các yếu tố gây viêm trong các đại thực bào.

3. Có nên sử dụng đinh lăng cho phụ nữ mang thai, cho con bú?

Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi nhận, dùng rễ dược liệu để thông tia sữa, chữa căng vú. Cụ thể, dùng 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước, uống ấm từ 2-3 ngày, sẽ giảm căng tức tuyến vú.

Tuy nhiên, trong dược liệu chứa nhiều loại saponin, alcaloid, khi dùng nhiều có thể lợi tiểu, gây hoa mắt chóng mặt. Vì vậy, không nên sử dụng kéo dài chỉ một loại nước đinh lăng, không uống thay thế nước lọc.

Cần lưu ý trên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vì sử dụng đinh lăng có thể làm kích thích co bóp tử cung, gây bất lợi cho thai kỳ.

Sử dụng lá, rễ cây đinh lăng với mục tiêu điều trị bệnh cụ thể nên được tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh những tác dụng quá liều của thuốc.

Củ đinh lăng được biết đến như một loại nhân sâm của người nghèo. Cây đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau để ăn kèm với một số món ăn, mà còn được sử dụng như vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, đồng thời có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh. Bài viết sẽ phân tích sâu hơn về tác dụng của loại cây này.

1. Thành phần của cây đinh lăng

Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm có tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. thuộc họi Nugx gia bì.

Cây đinh lăng thường được lấy lá để sử dụng ăn cùng với món gỏi cá. Thân cây nhỏ, nhẵn, không có gai, và thường có độ cao trong khoảng từ 0.8m đến 1.5 m. Lá đinh lăng kép 3 lần xẻ lông chim dài, cuống lá dày, phiến lá có răng cưa không đều và mùi hương đặc trưng. Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta, và có thể sử dụng để làm cây cảnh.

Đinh lăng được sử dụng nhiều chủ yếu phần lá và rễ đinh lăng hay còn gọi củ đinh lăng. Rễ cây được thu hoạch vào mùa đông và thường có tuổi từ 4-5 tuổi trẻ lên. Như vậy, rễ đinh răng mới có nhiều hợp chất tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

2. Thành phần dược liệu trong rễ đinh lăng

Trước đây, cây đinh lăng ít được thấy với vai trò sử dụng làm thuốc. Gần đây do các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem củ đinh lăng có tác dụng gì? đã khiến cho mọi người quan tâm nhiều hơn đến thành phần này.

Thành phần các hợp chất có chứa trong đinh lăng bao gồm: Alcoloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin nhóm B, cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Lysin, systein, methionin...

Thành phần hóa hóc của cây đinh lắng lá nhọn năm 2024

Củ đinh lăng chứa những thành phần tốt cho sức khỏe

3. Thí nghiệm thực hiện với rễ cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng được chiết xuất hợp chất dược liệu và được thực hiện nghiên cứu bởi khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý của Viện y học quân sự Việt Nam vào năm 1991 thử nghiệm tác dụng của đinh lăng trong việc tăng cường sức dẻo dai của cơ thể và nghiên cứu cũng đóng góp được một số kết luận:

  • Rễ cây đinh lăng được sắc lấy nước uống có tác dụng trong việc làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm. Khi so sánh với củ tam thất và các cây khác trong cùng họp cũng có tác dụng làm tăng tính dẻo dai của cơ thể. Nhưng trên thí nghiệm kéo dài, tác dụng này nhanh chóng bị mất hoặc có thể được tích lũy đến một liều lượng nhất định.
  • Sử dụng liều 0.1mm đinh lăng ở dạng cao lỏng cho 20 gam thể trọng sống làm giả hoạt động của chuột nhắt trắng.
  • Khi thử nghiệm đinh lăng tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch kết hợp cùng với việc cô lập theo phương pháp straub với liều nhất định giúp làm giảm trương lực cơ tim, từ đó làm tim co bóp tần suất yếu và thưa, thậm chí có thể tiến tới tình trạng tim ngừng đập.
  • Sử dụng liều dùng với hàm lượng dung dịch nước 0.2% đến 1% rễ cây đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov.
  • Sử dụng liều 0.5 ml dung dịch cao đinh lăng với hàm lượng 100 - 200% trên 1kg thể trọng khi tiêm tĩnh mạch vành tai thấy có khả năng tăng cường hô hấp cả về biên độ và tần số: huyết áp nhất thời hạ xuống.
  • Trên tử cung tại chỗ, sử dụng liều 1ml đinh lăng ở dạng dung dịch cao với hàm lượng 100% cho 1kg thể trọng với phương pháp tiêm tĩnh mạch vành tai làm co bóp tử cung nhẹ.
  • Đinh lăng có tác dụng giúp tăng tiết niệu gấp 5 lần so với bình thường khi được sử dụng với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng với hàm lượng 100% cho 100 gam thể trọng được thực hiện trên chuột bạch.
  • Một thực nghiệm với đinh lăng ở trên người: các nhà nghiên cứu đã nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc người. Và viên bột được tán từ rễ đinh lăng còn giúp làm tăng khả năng chịu đựng của bộ độ, vận động viên thể dục thể thao với các nghiệm pháp gắng sức trong quá trình luyện tập.

4. Công dụng và liều sử dụng của rễ đinh lăng

Củ đinh lăng có tốt không? Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 với thí nghiệm áp dụng trên người sử dụng bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ với hàm lượng là 0.23 gam đến 0.5 gam bột, và thí nghiệm cho kết quả giúp tăng khả năng sức khoẻ dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Trong dân gian, cây đinh lăng ngoài công dụng sử dụng lá để ăn gỏi cá, thì còn có tác dụng chữa ho đặc biệt là ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Hơn nữa, một nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ của tác giả K.M.Naikarai cũng cho kết quả về lợi ích của đinh lăng trong việc sử dụng để chữa sốt và làm săn da.

Thành phần hóa hóc của cây đinh lắng lá nhọn năm 2024

Củ đinh lăng ngâm rượu là cách dùng thông dụng hiện nay

5. Đơn thuốc sử dụng đinh lăng trong điều trị bệnh

  • Sử dụng rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô với hàm lượng 0.5 gam, thêm 100ml nước và đun sôi trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó, để nguội và chia thành 2-3 lần để uống trong ngày.
  • Sử dụng 30 gam đến 40 gam cùng với 500ml nước và sắc hỗn hợp này đến khi còn 250 ml. Nên uống nóng nước sắc và uống trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tác dụng của bài thuốc này giúp thông tia sữa, căng vú sữa từ đó giúp cho vú hết nhức, và sữa chảy bình thường.
  • Có thể sử dụng đinh lăng được giã nát và đắp lên trên vết thương, thành phần trong đinh lăng có tác dụng chữa lành vết thương.
  • Sử dụng 40 gam đinh lăng, giã nhuyễn, và đắp vào vết thương hoặc chỗ sưng đây. Như vậy, có khả năng chữa sưng đau cơ khớp.
  • Sử dụng đinh lăng phơi khô và có thể sử dụng lót trong vỏ gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm như vậy có thể giúp trẻ phòng chống được các cơn co giật.
  • Sử dụng 20 gam đến 30 gam đinh lăng sau đó sắc lấy nước và uống khoảng 3 lần trong ngày. Có thể sử dụng phối hợp với cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây để tăng khả năng chữa đau lưng mỏi gối ở những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam kỷ từ, 12 gam, cám nếp, 8 gam trâu cổ, 8 gam cao ban long, 6 gam sa nhân. Đem hỗn hợp này đi sắc lấy nước uống. Hỗn hợp này có tác dụng chữa liệt dương.
  • Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam biển đậu, 12 gam rễ cỏ tranh, 8 gam nghệ. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan.
  • Sử dụng 100 gam rễ đinh lăng tán thành bột và sắc uống hàng ngày có tác dụng chữa bệnh thiếu máu.
  • Sử dụng 10 gam đinh lăng khô sắc chung với 200ml mước và uống hàng ngày có tác dụng chữa dị ứng, ban sơi, ho và kiết lỵ.
  • Sử dụng 8 gam rễ đinh lăng, 8 gam đậu săng, 8 gam tang bạch bì, 8 gma nghệ vàng, 8 gam tần dày lá, 6 gam bồ công anh, 4 gam gừng khô, cùng với 600 ml được đem đi sắc để lấy 250ml. Chia hỗn hợp này ra làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho suyễn lâu năm.

6. Một số lưu ý khi sử dụng rễ đinh lăng

Tương tự như các loại cây có nhựa mủ, thì đinh lăng cho nhựa nhiều ở phần vỏ. Phần nhựa này cũng nằm trong thành phần dược chất được chiết xuất từ đinh lăng. Và liều lượng dùng quá mức quy định có thể gây độc đối với người dùng. Liều chết LD50 xác lập trên chuột của đinh lưng là 32.9 gam/kg, còn với nhân sâm 16.5 gam/kg; ngũ gia bì 14.5 gam/kg.

Ngoài ra, thành phần độc tố saponin trong đinh lăng có thể gây vỡ hồng cầu. Nếu uống quá nhiều đinh lăng có thể dễ gặp phải tình trạng say, mệt mỏi và tiêu chảy.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Rượu đinh lăng có tác dụng gì?
  • Cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình được không?
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc viêm đường hô hấp và tiêu chảy như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.