Bài văn quá trình tha hóa của chí phèo năm 2024

Bài văn quá trình tha hóa của chí phèo năm 2024

Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong

truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để thấy được giá trị hiện

thực sâu sắc của tác phẩm.

Bài làm

Nam Cao là một nhà văn lớn của dân tộc, là người có tấm lòng đôn hậu chan

chứa tình yêu thương và gắn bó với quê hương và những người nghèo khổ bị áp

bức trong xã hội cũ. Có người nói sự nghiệp Nam Cao sẽ không thể toàn vẹn nếu

thiếu đi tác phẩm “Chí Phèo” - một kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực. Tác giả

đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo với quá trình tha hóa từ người nông dân

lương thiện thành một tên lưu manh, “con quỷ dữ” đầy ám ảnh.

Cũng như bao người nông dân khác, Chí Phèo xuất hiện trong trang văn của

Nam Cao với hoàn cảnh xuất thân và lai lịch đáng thương. Chí là một đứa trẻ

không cha, không mẹ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Chí cứ từng ngày lớn lên bằng

cách truyền tay nhau của người làng. Lúc thì anh bị đem cho, khi thì bị đem bán…

rồi cũng lớn lên trở thành một anh canh điền hiền lành như đất. Hắn có một mơ

ước vô cùng bình dị đó là có “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê,

vợ dệt vải”. Chí có ý thức rất cao về nhân phẩm và lòng tự trọng của mình. Khi bị

bà Ba bắt bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thích. Có thể thấy, Chí Phèo là một người

nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng.

Thế nhưng, quãng đời lương thiện của Chí nhanh chóng bị chấm dứt bởi bàn

tay độc ác của giai cấp thống trị. Chỉ vì một cớ ghen vu vơ, Bá Kiến đã đẩy Chí

Phèo vào tù. Nhà tù vốn là công cụ cải tạo con người của chế độ thực dân nhưng

lại tiếp tay cho bọn phong kiến, cường hào địa chủ biến Chí từ một người nông dân

lương thiện thành tên lưu manh, côn đồ.

Ước mơ chân chính của Chí Phèo đã không thực hiện được. Nhà tù thực dân

là một bước ngoặt trong cuộc đời Chí. Bảy, tám năm trước từ cái cổng nhà Bá Kiến

đi ra còn là một con người, thế mà sau khi ở tù về, cái vẻ đẹp thời trai trẻ không

còn nữa, dáng hình Chí nhuộm một màu tàn ác, trông như thằng “săng đá”: “Cái

đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt

gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực

phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai

cánh tay cũng thế”. Từ chỗ là người có ý thức về nhân phẩm, Chí đã trở thành kẻ

lưu manh, côn đồ. Như vậy trong cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác, cái thiện đã

Bài văn quá trình tha hóa của chí phèo năm 2024

DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH

QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA CHÍ PHÈO

I.Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo, quá trình tha hóa của Chí Phèo

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa

độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai

đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần

cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, Chí Phèo là một kiệt tác

trong văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941. Truyện kể lại

cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là Chí Phèo. Chí Phèo là biểu hiện sống động của

bi kịch sinh ra là người mà không được làm người. Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng

đặc biệt, trong đó quá trình tha hóa của CP là một trong những đoạn thể hiện sâu sắc ý

nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

II.Thân bài

a)Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác

- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: từ lương thiện thành lưu manh, từ lưu

manh thành quỷ dữ

Truyện ngắn “Chí Phèo” nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”, rồi đổi tên là “Đôi lứa xứng

đôi”. Đến khi in lại trong tập “Luống cày” (1946), NC đặt lại tên là “Chí Phèo. Truyện đã dựng

lên bức tranh hiện thực về cuộc đời và số phận của nhân vật bất hạnh Chí Phèo. Chí là nạn

nhân đau khổ nhất, tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại. Truyện kể lại cuộc đời của một người dân cùng

khổ tên là Chí Phèo. CP là biểu hiện sống động của bi kịch sinh ra là người mà không được làm

người. Để quên đi số phận bất hạnh của mình, CP vùi đầu vào rượu, say triền miên và sống kiếp

sống mù tối của thú vật.

b)Phân tích

b1) Quá trình tha hóa từ lương thiện thành lưu manh

Trước khi đi tù