Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

+ ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong đực....

+ ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, sinh sản bằng bào tử ở rêu, củ khoai lang nảy chồi ...

- con thằn lằn đút đuôi rồi tái sinh lại đuôi mới không phải là sinh sản. vì đó chỉ là hiện tượng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị mất, chứ không phải là tạo ra một cơ thể mới hoàn chỉnh.

Khái niệm và cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính, ưu điểm, hạn chế của sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính, ứng dụng của sinh sản vô tính.

  1. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Quảng cáo

Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

Hình 1: Phân đôi ở trùng roi (a) và phân mảnh ở giun dẹp (b)

Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

Hình 2: Nảy chồi ở thuỷ tức và Trinh sinh ở ong

Cơ sở tế bào học:

Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

Ưu điểm của sinh sản vô tính:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.

2. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

3. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

4. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sông ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

Nhược điểm của sinh sản vô tính:

Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

III. ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Nuôi mô sống:

Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp → mô tồn tại và phát triển.

Ứng dụng vào hiện tượng nuôi cấy mô ghép mô, chữa bệnh:

- Tự ghép (Autologous) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể và cấy ghép lại cho chính cơ thể đó. Ví dụ: lấy da ở vùng đùi ghép lên mặt, đầu hoặc nối lại tay, chân bị đứt rời khỏi cơ thể…

- Dị ghép (Allogeneic) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể một người tương hợp với bệnh nhân cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ví dụ: lấy thận, gan… của người này ghép cho người khác bị hỏng thận, gan.

- Đồng ghép (Syngeneic) – lấy tế bào từ anh/chị/em song sinh cùng trứng ghép cho nhau.

Nhân bản vô tính:

Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân → kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới → đem cấy trở lại vào dạ con.

Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:

+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc, mang những đặc điểm sinh học giống như cá thể cho nhân.

+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở ngư­ời.

Sơ đồ tư duy sinh sản vô tính ở động vật:

Thế nào là sinh sản vô tính cho ví dụ năm 2024

  • Cho ví dụ về một số động vật có sinh sản vô tính. Điền dấu × vào ô □ cho câu trả lời đúng nhất về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật. Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 171 SGK Sinh học 11.
  • Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 173 SGK Sinh học 11.
  • Bài 1 trang 174 SGK Sinh học 11 Giải bài 1 trang 174 SGK Sinh học 11. So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật? Bài 2 trang 174 SGK Sinh học 11

Giải bài 2 trang 174 SGK Sinh học 11. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?