Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Tại sao tác giả lại cho rằng chợ tình khau vai là phiên chợ tình độc đáo

Chợ Khau Vai là gì ?

Chợ tình Khâu Vai là một phiên chợ tình nổi tiếng ở Hà Giang, được tổ chức vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm. Chợ nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng của cao nguyên đá Đồng Văn.

Chợ tình Khâu Vai độc đáo bởi những lý do sau:

  • Lịch sử lâu đời: Chợ tình Khâu Vai có lịch sử hơn 100 năm, là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang.
  • Nguồn gốc độc đáo: Chợ tình Khâu Vai bắt nguồn từ một truyền thuyết về chàng Ba người dân tộc Nùng và nàng Út người dân tộc Giáy. Họ yêu nhau tha thiết nhưng do không cùng dân tộc nên bị ngăn cấm. Họ đã cùng nhau trốn lên núi Khâu Vai để sống, nhưng cuối cùng vẫn phải chia tay. Từ đó, người dân nơi đây đã lấy ngày 27/3 âm lịch hàng năm làm ngày họp chợ tình, để tưởng nhớ về mối tình trắc trở của chàng Ba và nàng Út.
  • Tham gia của đông đảo người dân: Chợ tình Khâu Vai thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều dân tộc thiểu số ở Hà Giang và các tỉnh lân cận. Họ đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, hát giao duyên và tìm kiếm bạn đời.
  • Các hoạt động văn hóa đặc sắc: Chợ tình Khâu Vai không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa đặc sắc như hát giao duyên, múa khèn, chơi các trò chơi dân gian,...

Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của chợ tình Khâu Vai. Chợ đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Giang, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chợ tình Khâu Vai còn là một biểu tượng của tình yêu đôi lứa, của sự chung thủy và thủy chung. Chợ đã góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang.

Chợ Khau Vai, còn gọi là chợ tình Khau Vai, là chợ lễ hội ở bản Khau Vai xã Khâu Vai huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[1]

 

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Quang cảnh chợ tình Khau Vai năm 2011

 

Tên gọi "Khau Vai" theo tiếng Tày - Nùng có nghĩa là "đèo gai", tuy nhiên nhiều văn liệu đã ghi thành "Khâu Vai".[2] Du khách có khi gọi chợ là chợ Phong Lưu. Hàng năm chợ chỉ họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ đã có từ gần 100 năm nay [3], trong đó có nguồn nói là từ năm 1919.[4]

Lúc đầu chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.[4]

Hiện nay, chợ tình Khau Vai đang bị thương mại hóa khiến nó mất dần đi vẻ mộc mạc vốn có và trở thành nơi bày bán đủ loại hàng hóa.[5][6]

Sự xuất hiện của chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khau Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.[3]

Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3 - ngày mà năm nào họ quyết định chia tay và cũng là ngày họp chợ. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là "miếu Bà" và "miếu Ông" ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái [7]

Chợ tình Khau Vai của Người Mông. Chuyện kể rằng: ngày ấy, không nhớ là năm nào hay từ bao giờ, có một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị cha mẹ ngăn cấm, đôi trai gái ấy biết chẳng chống lại được tục lệ hà khắc nên rủ nhau đến mỏm đá tai mèo nơi chợ tình Khau Vai bây giờ để gieo mình tự vẫn. Hồn thiêng của họ cứ lẩn khuất nơi đó khóc than ai oán….Để giúp oan hồn được giải thoát, thầy cúng của người Mông phải đến đây làm lễ… Từ đó, cứ đến ngày này là bà con người Mông lại về đây họp chợ. Chợ hầu như chả bán gì mà chỉ là nơi để các đôi uyên ương xưa từng lỡ dở về đây hò hẹn, tình tự. Vợ người này có thể đến hốc đá riêng để ngủ với chồng của nhà khác. Tất cả mọi người đểu chả ai ghen tuông với ai cả. Một năm có một lần như thế để họ được tự nguyện hóa giải hết mọi mong chờ, khát khao…, rồi ai lại về nhà nấy, tiếp tục cuộc sống thường nhật.

Tiến sĩ Bàn Tuấn Năm viết tiếp. Năm ấy, cụ ông Mã Văn Sủng đến chợ từ rất sớm. Ông chờ bà cụ từ chiều hôm trước đến tận sáng hôm sau mà vẫn không thấy bà đến chợ. Thương tình bà cụ bán nước mới nói cho cụ biết “Bà cụ đã mất từ trong năm rồi ông ạ”. Nghe vậy, cụ ông Mã Văn Sủng lẳng lặng đi mua một chai rượu và đôi giày về đặt vào trong hốc đá để cúng hồn người tình. Cúng xong, ông đập vỡ chai rượu tưới vào hốc đá, nơi ông bà đã bao năm cùng tình tự. Phần còn lại, ông tưới lên đầu của mình rồi khóc rằng: KHAU VAI ƠI – TỪ NAY TA KHÔNG ĐẾN NỮA.

Đó là một tục lệ nhân văn, không chỉ văn minh mà còn rất NGƯỜI của người Mông xưa và nay, hiếm có dân tộc nào trên thế giới tìm được thứ văn minh đỉnh cao như họ.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chợ_Khau_Vaioldid=68543295”

 

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Những mối tình thiếu một chữ duyên

Chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ phong lưu nằm ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần duy nhất vào ngày 27/3 Âm lịch. Tuy gọi là chợ, nhưng người ta tìm đến đây không phải để trao đổi mua bán hàng hóa như thông thường, mà để trao tình yêu thương. Vì gắn liền với khao khát tâm hồn rất nhân văn của con người: được yêu và được sẻ chia, nên đã hơn 1 thế kỷ trôi qua, chợ tình Khâu Vai vẫn được duy trì và ngợi ca.

Nhân dịp cuối tuần, tôi cùng hai cặp đôi khác rủ nhau ngược lên cao nguyên đá Đồng Văn. Đến TP. Hà Giang khi trời đã xế chiều, ánh nắng chỉ còn vài tia nhỏ lay lắt xuyên qua mỏm núi đằng xa, chiếu xuống những khe nứt sâu và hẹp phía dưới. Từ trên cao nhìn xuống là rất nhiều căn nhà cheo leo lưng chừng núi của đồng bào Mông, là những thửa ruộng bậc thang trải dài triền dốc, là những đồi hoa đang trổ bông rực rỡ sắc màu. Dòng sông Nho Quế hiền hòa, lặng lẽ trôi “như một nỗi niềm chảy về từ cổ tích”.

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Đoạn đường tiếp theo từ Hà Giang lên tới Khâu Vai là một thách thức thật sự với dân thành thị, bởi có quá nhiều đoạn đường hiểm trở. Ba chiếc xe máy chúng tôi thuê ở Hà Giang phải oằn mình vượt cổng trời Quản Bạ, dốc Chín Khoanh, dốc Pác Sum, cửa trời Cán Tỷ, đỉnh Mã Pí Lèng... toàn cua tay áo sát bên vực thẳm cheo leo. Nhưng đến được Khâu Vai mới thấy không uổng công sức chút nào.

Xã Khâu Vai là một trong những vùng đất có địa hình tương đối đặc biệt. Những dãy núi đá cao ngất từ Vân Nam, Trung Quốc chạy đến Lũng Cú, Sà Phìn, đổ tới Khâu Vai đột ngột hạ thấp đã tạo cho nơi đây những khe nứt, lối đi hoàn toàn bằng đá với nhiều hình thù kỳ thú giống như một căn phòng rộng có nhiều ngăn. Tôi mò đoán rằng, đây cũng là một trong số các lý do khiến Khâu Vai được chọn làm nơi tổ chức phiên chợ tình nổi tiếng nhiều năm gần đây.

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Lúc chúng tôi đến tuy mới là trưa 26/3 Âm lịch, nhưng con đường vào trung tâm xã Khâu Vai dài hơn 2 cây số đã chật kín người đi chợ. Ngoài khách du lịch miền xuôi, con đường còn được nhuộm đủ màu sắc váy áo thổ cẩm của thanh niên trai gái người Mông, Dao, Tày, Giáy, Nùng… Người và xe nối đuôi nhau nườm nượp đổ về làm tắc nghẽn nhiều đoạn đường.

Đến khúc qua miếu Ông, miếu Bà thờ đôi tiên đồng ngọc nữ gắn liền với sự tích chợ tình Khâu Vai, thì chúng tôi không thể di chuyển được thêm, đành phải dừng xe ngồi chờ ở quán nước ven đường. Tại đây, câu chuyện về chàng Ba, cô Út được rất nhiều khách thập phương truyền tai nhau kể lại.

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nhà nghèo tên Ba, người dân tộc Nùng khôi ngô, tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi trót yêu say đắm cô Út xinh đẹp là con gái một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng bị gia đình phản đối nên quyết định cùng trốn nhà lên hang núi Khâu Vai. Vì lý do này mà hai dòng tộc đã diễn ra một trận xô xát đẫm máu, trở nên thù hận nhau. Thương cha mẹ, thương dân bản, chàng Ba và cô Út chia tay nhau về làng, thề kiếp sau kết duyên vợ chồng.

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Ngày chia tay là 27/3, họ thề rằng mỗi năm cứ đến ngày này sẽ lên Khâu Vai gặp lại một lần ở chốn cũ. Đôi trai gái tâm tình, ca hát bên nhau hết đêm rồi đến sáng hôm sau lại trở về với cuộc sống thường ngày. Qua truyền miệng, ngày “gặp lại” này được nhiều người bắt chước làm theo và được chọn làm ngày họp chợ tình. Nơi dựng miếu Ông, miếu Bà ngày nay hóa ra chính là nơi chàng Ba và cô Út ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng.

Chính sự giao thoa từ quá khứ đến hiện tại, hòa với dư âm của chuyện tình huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên sức hút mạnh mẽ của phiên chợ này. Chợ tình Khâu Vai hôm nay không chỉ là chợ của những mối tình trắc trở, trái ngang, mà nó còn trở thành điểm đến của nhiều nam thanh nữ tú đến chợ hò hẹn, tìm bạn, để từ đó có nhiều đôi lứa đã nên vợ nên chồng.

Vì không đặt phòng từ trước, nên chỉ nhận được những cái lắc đầu của các khu nhà nghỉ. May mà gặp được một chị bán nước tốt bụng đã đồng ý cho chúng tôi thuê 2 phòng ngủ trên tầng 3. Chị đưa chúng tôi về nhà rồi cứ thế giao lại một chiếc chìa khóa, dặn tôi đi đâu thì cứ khóa cửa lại. Nhà chị đêm nay có khi chẳng về đâu vì “26/3 rồi, khách xem chợ tình đông lắm, phải tranh thủ bán hàng nữa”.

Ai trong đời chẳng có một Khâu Vai

Tuy đêm mai mới là đêm họp chợ chính, nhưng mọi ngả đường vào Khâu Vai bây giờ đã ngập tràn tiếng cười nói. Nhiều người đến chợ tình Khâu Vai từ sớm mong tìm một đêm trọn vẹn niềm vui.

Cả khu chợ như khoác lên mình chiếc áo rực rỡ đủ màu sắc của các cô gái trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Các chàng trai đem theo khèn, theo ô nét mặt rạng rỡ rẽ vào các quán bán đồ ăn uống rượu ngô và chờ đợi người thương. Đêm nay, tiếng khèn này sẽ rắt réo tìm bạn tình.

Theo anh chỉ tài sao tác gia lại chợ rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo

Trong số những người đi chợ tình đêm nay có cả người ở xa, phải vượt núi vượt đèo cũng quyết tìm về bến đợi yêu thương. Phiên chợ cũng xuất hiện cả những gương mặt đã vào cái tuổi xế chiều vẫn đi chợ tình để mong gặp lại cố nhân một lần.

Bên cạnh đó là rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau xuống chợ. Đến nơi, chồng tìm bạn chồng, vợ tìm bạn vợ. Không ai tỏ thái độ ghen tuông, bực bội, vì với họ, đêm nay là đêm của sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần mỗi người.

Khi cặp đôi đã tìm thấy nhau, họ sẽ chọn cho mình một vách đá, một góc núi riêng tâm sự và để lại đôi dép ở ngoài cho người khác thấy thì tế nhị đi chỗ khác. Bỏ lại sau lưng những bộn bề của cuộc sống, những mối quan tâm, chồng, vợ, con cái, gia đình, chỉ còn lại những hồi ức xưa cũ mà không có sự ghen tuông, giận hờn.

Sáng ra ai về nhà nấy, không quấy rầy, không bỏ chồng bỏ vợ theo người tình cũ. Ai cũng ý thức rằng đêm chợ tình chỉ là nơi hẹn hò ngắn ngủi ôn lại chuyện cũ chứ không phải cơ hội để nối lại đoạn tình cảm còn dang dở.

Trời càng vào khuya, điệu hát tiếng kèn Mông gọi bạn tình càng trở nên da diết trong màn sương mỏng buông xuống thung lũng Khâu Vai. "Đợi anh hết mùa lạnh, đợi anh qua mùa đào/Vượt đỉnh Mã Pì Lèng, ta tìm về với chợ tình Khâu Vai".

Những ánh lửa bập bùng dưới các gốc cây, những khúc uốn lượn quanh co, những sắc màu của hoa cỏ cùng những ngôi nhà nhỏ nhắn, xinh xắn hòa vào các điệu nhạc khiến tôi có cảm giác cảnh vật nơi đây thật huyền ảo.

Trong các mái lều dựng tạm bằng tre nứa, mùi thức ăn đã tỏa hương thơm ngậy ngậy quyến rũ. Chúng tôi rẽ vào một quán nhỏ bán rượu và thắng cố, món ăn độc đáo mang đậm hương vị miền núi. Rượu Khâu Vai làm từ men lá và ngô nếp, đem ủ 100 ngày dưới đất mới cất thành rượu. Mới uống chỉ thấy ngọt và tê đầu lưỡi, nhưng càng uống càng thấy người lâng lâng sảng khoái.

Món thắng cố mới nhìn qua thì không thấy hấp dẫn do trình bày không đẹp mắt, nhưng khi uống một bát rượu ngô đã ngà say, nhấm nháp thêm một tô thắng cố nóng nghi ngút khói thì tạo hương vị cực ấn tượng. Không cần đi chợ, gặp lại người xưa mà thấy lòng mình cũng đã “say sưa quên cả lối về”.

Đến chiều 27/3 là lúc chợ tình tan. Chúng tôi cũng lên đường trở lại TP. Hà Giang cho kịp chuyến xe muộn về lại Hà Nội. Dãy Hoàng Liên Sơn mờ xanh trong nắng chiều le lói tạo nên sự huyễn hoặc giữa núi non và mây trời.

Phía sau lưng, các đôi trai gái đã tìm được cố nhân đang bịn rịn chia tay nhau. Kẻ chưa lại ngậm ngùi lẻ bóng ra về trong sự vô vọng và day dứt tâm sự. Tuy về tay không nhưng năm sau và sau nữa có lẽ họ vẫn đi chợ tình, vẫn kiên nhẫn đợi chờ người xưa như thế.

Chứng kiến những chuyện tình thức ngủ cùng thời gian ở Khâu Vai, tôi vẩn vơ nghĩ, vạn sự ở đời đôi khi chỉ vì thiếu một chữ duyên mà trở nên đáng tiếc. Suy cho cùng, ai trong đời này chẳng có một Khâu Vai để thầm thương trộm nhớ đôi chút rồi lại… cất đi.      

 

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:

 


Báo Đầu tư Bất động sản