Theo em, vì sao cây tre vẫn la một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 1

Câu 1 [trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết nói về cây tre.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh: 

- "Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam". 

- "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

- "Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân".

- "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất".

- "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".

- "Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi."

Câu 3

Câu 3 [trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm các chi tiết nói về khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam trong bài: 

- Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

- Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền.

- Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi:

+ Với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre

+ Với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình

+ Với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày...

- Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.

Câu 5

Câu 5 [trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những đoạn viết về người nông dân.

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam": 

- Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

- Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn".

=> Việt Nam có nhiều loại cây nhưng có lẽ gắn bó sâu sắc nhất với người nông dân vẫn là cây tre hiền hòa.

Câu 6

Câu 6 [trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Đây là câu hỏi mở, em trả lời dựa theo hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em đang sống ở thời điểm hiện đại, khi sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình:

- Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, qua hình ảnh măng mọc"

- Trên đường làng, tre vẫn xanh và tỏa bóng mát cùng những cơn gió hiền hòa cho thôn xóm.

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình đong đưa theo gió, reo vui với muôn loài.

- Tre chiếm một vị thế quan trọng trong quần thể Lăng Chủ tịch như thể canh gác, che chở cho giấc ngủ của Bác.

- Cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam nên cho dù xã hội phát triển thế nào thì tre luôn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

 HocTot.Nam.Name.Vn

6173 điểm

QueNgocHai

Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc" , tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.Trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đọc bài thơ sau BUỔI SÁNG Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh. Trời như lồng bàn Úp lên đồng lúa Nhốt cả bầy chim Đang còn mê ngủ. Cỏ non sương đêm Trổ đầy lưỡi mác Nắng như sợi mềm Xâu từng chuỗi ngọc. Đất vươn vai thở Thành khói lan a đà Trời hừng bếp lửa Xóm làng hiện ra. [Lam Giang] Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
  • Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau: a] Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ. b] Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh. c] Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên [đứa em xấu số], giấu mẹ, mang sang cho Hiên. d] Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà. đ] Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên. Em hãy cho biết: • Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào? • Nếu không có sự việc [c] thì có xảy ra sự việc [đ] hay không?
  • hành động phẩm chất thử thách của sọ dừa
  • Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?
  • Đọc hiểu
  • Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người [Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần]. Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.
  • Chữa lại các lỗi về dùng từ trong các trường hợp sau: 1. Sau khi qua đời, Bác Hồ đã để lại một di sản vô cùng rạng rỡ và hùng cường. 2. Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiếu tối thiểu cho các trạm y tế xã. 3. Những kết quả trên đây trong 50 năm qua là do sự nỗ lực to lớn của toàn ngành, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân.
  • bài ông già ăn xin câu 1
  • Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
  • bài thơ trưa hè của anh thơ ngữ văn 6 tập 2 1 bài thơ thuộc thể thơ gì 2 những hình ảnh miêu tả cảnh vật nông thôn trong bài thơ là 3 cảm nhận của anh /cj về cảnh trưa hè trong khổ thơ 1 4 từ đoạn thơ rút ra thông điệp có ý nghĩa với bản thân

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề