Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

Cho dù là thịt tươi hay thịt đã chế biến thành thức ăn thì đều cần được bảo quản đúng cách. Thiếu hiểu biết trong cách bảo quản có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Không ít người thường mua thịt với số lượng nhiều. Cách này rất thuận tiện cho những gia đình có nhiều người, hoặc quá bận không có thời gian đi chợ. Mua số lượng nhiều cũng có thể tiết kiệm tiền hơn.

Thịt thường được bảo quản bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh. Không nên để một tảng thịt lớn vào trong ngăn đá. Nên chia thịt ra thành nhiều miếng nhỏ hơn, theo Health24.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào
Thịt tươi khi để trong ngăn đá tủ lạnh không nên để nguyên khối lớn mà hãy cắt thành từng phần nhỏ hơn

Ngoài ra, cần phải dùng bịch để gói lại trước khi để vào ngăn đá. Vì nếu không, thịt rất dễ bị hiện tượng cháy lạnh. Hiện tượng này xảy ra khi thực phẩm bị mất nước trong quá trình bảo quản ở ngăn lạnh. Thịt bị cháy lạnh thường có màu xám hoặc thâm. Tuy nhiên, nêu gói lại thì cũng không nên bọc nhiều hơn 4 lớp.

Một sai lầm mà nhiều người dễ mắc, đó là bỏ thịt vào ngăn đá khi thịt còn ấm, đặc biệt là với gia cầm vừa giết mổ. Không bao giờ nên làm như thế. Cần phải rửa sạch thịt để làm giảm nhiệt độ của thịt rồi mới bỏ vào tủ lạnh.

Nếu đã cho thịt vào ngăn đá và đóng băng thì khi rã băng không nên tiếp tục bỏ vào ngăn đá nữa. Vì cách này có thể dễ gây ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn tiếp tục bảo quản thịt thì hãy nấu, chế biến thịt rồi mới tiếp tục để vào ngăn đá trở lại, các chuyên gia cho biết.

Khi muốn rã đông, mọi người có thể chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn lạnh và để qua đêm. Nếu làm cách này vào buổi tối thì thịt có thể rã đông vào sáng hôm sau. Một cách khác là mang ra để bên ngoài không khí. Tuy nhiên, vào những tháng mùa hè nắng nóng, cách này có thể khiến thịt dễ bị hư khi để ngoài không khí quá lâu.

Các chuyên gia cũng lưu ý nếu muốn bỏ vào ngăn đá để bảo quản thực phẩm đã nấu chín thì cần phải để nguội thực phẩm trước khi bỏ vào ngăn đá. Cách này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.

Cho dù là bất kỳ loại thịt nào thì thời gian đông lạnh tối đa cũng là 6 tháng. Vì nếu để quá lâu, mỡ sẽ xuất hiện mùi hôi. Những loại nội tạng như gan, thận không được đông lạnh quá 3 tháng, theo Health24.

Theo Thanh Niên

(*) Bài viết đã đặt lại tít. Tít cũ: Những điều cần phải biết khi bảo quản thịt trong tủ lạnh

Một phần thực phẩm, đặc biệt là thịt, khi để trong tủ lạnh lâu ngày có thể chuyển sang màu xám hoặc bị thâm. Hiện tượng này gọi là cháy lạnh. Không ít người thắc mắc là liệu ăn thịt cháy lạnh có ảnh hưởng sức khỏe hay không.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

Thịt bảo quản trong tủ lạnh quá lâu có thể bị cháy lạnh. Ảnh: Shutterstock

Cháy lạnh là hiện tượng xảy ra khi thực phẩm bị khô. Vì cho vào ngăn đông tủ lạnh, hơi ẩm từ trong thực phẩm sẽ thoát ra ngoài, ngưng tụ lại thành các tinh thể băng, theo Reader’s Digest.

Những tinh thể băng này rất dễ phát hiện. Chúng thường xuất hiện trên bề mặt thịt hay thức ăn thừa đông lạnh mà mọi người hay trữ trong ngăn đông. Khi bị mất độ ẩm, thịt sẽ bị khô, xốp và chuyển sang màu thâm xám.

Thịt bị cháy lạnh thường do 2 nguyên nhân, hoặc là do bảo quản không đúng cách, hoặc là đã để trong ngăn đông quá lâu. Cháy lạnh mặc dù có màu sắc như thể thịt bị hỏng nhưng chúng hoàn toàn có thể ăn được. Do đó, chúng ta cũng không cần phải lo lắng mà bỏ toàn bộ số thịt bị cháy lạnh, theo Reader’s Digest.

Tuy nhiên, cháy lạnh là do thực phẩm bị mất nước nên kết cấu và màu sắc của chúng đã thay đổi, khiến hương vị không còn thơm ngon nữa.

Để ngăn ngừa thịt bị cháy lạnh, nguyên tắc đầu tiên là phải bảo quản đúng cách. Không nên để thịt trực tiếp tiếp xúc với khí lạnh trong ngăn đông mà hãy để thịt trong hộp nhựa, thủy tinh hoặc gói kỹ bằng màng bọc thực phẩm.

Ngoài ra, để bảo quản thực phẩm tốt hơn, nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh không được quá lạnh. Thực phẩm trong ngăn đông cũng không được quá nhiều vì như vậy hơi lạnh sẽ không đủ để bảo quản tốt và thiếu khoảng trống để không khí lưu thông. Nhiệt độ lý tưởng trong ngăn đông là 0 độ C.

Với thức ăn thừa, trước khi để vào ngăn đông, mọi người cần đảm bảo là thức ăn đã nguội hoàn toàn. Vì khi còn ấm, thực phẩm sẽ bay hơi. Hơi nước này sẽ ngưng tụ thành tinh thể băng trên bề mặt, dễ gây cháy lạnh, theo Reader’s Digest./.

Đối với thịt có số lượng lớn dùng trong thời gian dài thì cần có quy cách bảo quản thịt đảm bảo, đúng cách. Ngay sau khi chết, trong mô cơ của động vật xảy ra những biến đổi, tùy thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài, trong một thời gian nhất định, cuối cùng sẽ dẫn đến hiện tượng tự phân và sau đó là hư hỏng thối rữa.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

Sự biến đổi mô cơ của thịt động vật sau khi chết sẽ được chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn tê cứng: cơ thịt co lại, mất tính đàn hồi, chắc, màu đỏ, có mùi máu. Ở giai đoạn này chế biến sản phẩm sẽ có mùi vị kém, khó tiêu hóa và không được sử dụng trong chế biến đồ hộp.

– Giai đoạn tự phân: thịt mềm, có hương thơm, dễ tiêu hóa, còn gọi là hiện tượng chín của thịt.

– Giai đoạn phân hủy: thịt bị ướt, nhầy, mềm nhũn, có màu thẫm và chuyển sang màu xám hay xanh, có mùi khó chịu.

Khi đó có sự phân hủy protein là làm ẩm ướt bề mặt và xuất hiện chất nhầy, đồng thời với sự tiết chất nhầy trên bề mặt thịt, màu sắc, mùi, độ chắc và các chỉ tiêu khác của thịt cũng bị biến đổi. Thịt màu đỏ đầu tiên chuyển sang màu nhợt nhạt rồi sang màu xanh nhạt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hòa tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt này về lâu dài dễ sinh bệnh.

Cách bảo quản thịt lợn đúng cách, giữ được lâu

Khi bảo quản thịt cần phải bọc thật kỹ để giữ độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho vào tủ đông, nhiệt độ ở mức -25 độ C thì phải bọc nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C. Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp. Không đặt thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn. Hãy đông lạnh những phần thịt đã chín nếu muốn bảo quản chúng trong thời gian dài hơn.

Sơ chế những dụng cụ nấu nướng, dao, thớt. Vệ sinh quầy bếp và những bề mặt tiếp xúc với thịt sống. Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

Ưu điểm của phương pháp bảo quản thực phẩm lạnh

Phương pháp bảo quản thịt bằng kho lạnh sử dụng bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Xử lý thịt lạnh cũng như bảo quản ở nhiệt độ thấp là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự hư hỏng của thịt và duy trì đầy đủ các tính chất tự nhiên ban đầu của thịt.

Xem thêm kho lạnh bảo quản thịt lơn- Mitracao Food tại Hà Tĩnh

Với nhiệt độ âm sâu có thể bảo quản thịt được ở thời gian dài mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Nam Phú Thái chuyên lắp đặt, sửa chữa thiết kế kho lạnh, kho đông, kho bảo quản chất lượng đảm bảo đến Quý khách hàng.

Quả thực đây là vấn đề vô cùng nan giải đối với chị em nội trợ. Ở điều kiện thời tiết bình thường mức nhiệt độ ngoài trời không cao, thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được đảm bảo chất lượng trong thời gian dài. Thế nhưng mỗi khi vào mùa nắng thức ăn dù được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh mà vẫn nhanh chóng bị hư hỏng. Bạn có hiểu lý do vì sao không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân với chuyên gia sửa tủ lạnh - Công ty TNHH TM DV Điện Lạnh Tâm Đức nhé.

Nguyên nhân thực phẩm trong tủ lạnh thường bị hư hỏng vào mùa nắng.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

1. Tủ lạnh quá tải.

Tủ lạnh quá tải thức ăn, nước uống là tình trạng chung ở rất nhiều gia đình trong mùa nắng nóng. Đây là điều tất yếu vì hầu hết các loại thực phẩm (trừ hạt khô) sẽ bị hư nếu để bên ngoài nên mọi người  đều cố gắng tận dụng hết những khoảng không gian ít ỏi còn lại của tủ lạnh để cất giữ chúng. Bên cạnh đó nhu cầu nước giải khát, đá lạnh củng tăng đột biến trong thời điểm này. Khi bạn chất quá nhiều thức ăn, không gian bị bịt kín, không khí lưu thông kém làm cho hơi lạnh không lan tỏa  đến những vùng khuất , nhiệt độ lạnh không đạt yêu cầu để rồi thức ăn nhanh chóng bị hư hỏng.

2. Thực phẩm không còn tươi ngon trước khi bảo quản.

Thịt, cá, rau xanh bạn vừa mua từ chợ hay cửa hàng đông lạnh khi đem về đến nhà đã không còn tươi ngon, bằng mắt thường có thể bạn khó nhận biết nhưng chúng đã xuất hiện dấu hiệu hư hỏng (thịt cá chuyển màu và khô bên ngoài, rau bắt đầu héo). Dù bạn nhanh chóng tiến hành bảo quản kịp thời thì không thể nào giữ lại được sự tươi ngon như trước và nó sẽ nhanh hư hơn so với những lần bạn bảo quản trước đó ở điều kiện thời tiết bình thường.

3. Bảo quản thức ăn không đúng cách.

Không sử dụng bao gói trước khi bảo quản, thức ăn sống và chín lẫn lộn vào nhau, không rửa sạch rau củ quả . . . đó là một trong những sai lầm dẫn đến tăng tốc độ hư hỏng thức ăn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Bạn có thể tìm hiểu để có biện pháp bảo quản thực phầm an toàn ở bài viết Những điều nên tránh khi sử dụng tủ lạnh

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

4. Tủ lạnh đặt ở nơi có ánh nắng hoặc gần các thiết bị tỏa nhiệt.

Vị trí đặt tủ lạnh cần tránh xa các thiết bị tỏa nhiệt như bếp, lò nướng, lò vi sóng hay bức tường bị chiếu nắng từ bên ngoài. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên tủ. Nếu tủ lạnh phải hoạt động trong điều kiện nhiệt độ môi trường xung quanh cao thì khả năng làm lạnh sẽ giảm, nhiệt độ bên trong tủ không đạt yêu cầu. Hậu quả không chỉ là hư hỏng thức ăn mà còn gây nên các sự cố hư hỏng các thiết bị, linh kiện của tủ.

5. Thường xuyên mở cửa tủ lạnh.

Vào mùa hè hầu hết các gia đình đều cất giữ nước uống, nước mát giải nhiệt tại tủ. Tần suất uống nước liên tục đồng nghĩa với cửa tủ lạnh mở ra đóng lại nhiều hơn. Cứ mỗi lần mở cửa nhiệt độ trong tủ lại tăng lên một chút làm cho khả năng bảo quản lại giảm tác dụng tương ứng, quá trình biến đối chất trong thực phẩm diễn ra nhanh hơn.

6. Nguồn điện không ổn định.

Mùa hè đến là thời điểm các thiêt bị sử dụng điện luôn hoạt động hết công suất, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải lượng điện năng tiêu thụ, ở nhiều nơi hiệu điện thế không đạt yêu cầu, trồi sụt thất thường. Hậu quả tất yếu là các thiết bị hoạt động không ổn định, trong đó tủ lạnh không là ngoại lệ.

Thịt bảo quản lạnh thường xảy ra hiện tượng nào

7. Lưu ý quan trọng.

Nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của thực phẩm hoàn toàn là do vi khuẩn gây ra.  Thực phẩm để trong  môi trường tự nhiên ở nơi nhiệt độ càng cao thì càng thuận lợi cho phần lớn các chủng loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển dẫn đến quá trình biến đổi chất, phân hủy thực phẩm. Khi ta bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Ở tại ngăn đông có nhiệt độ âm (thông thường từ - 18 dộ C đến - 12 độ C) vi khuẩn ở trong trạng thái ngủ, thực phẩm tươi sống như thịt, cá được bảo quản tại đây sẽ an toàn trong thời gian dài.

Còn tại ngăn mát (nhiệt độ từ 4 đến 8 độ C) đa số vi khuẩn được kìm hãm trong trạng thái kém phát sinh nhưng có những loài vi khuẩn vẫn sống khỏe trong môi trường này, đó là nguyên nhân gây ra sự xuống cấp, hư hại ở thực phẩm.

Kết luận.

Để giữ gìn cho thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh luôn được tươi ngon, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản như sau:

- Lựa chọn thực phẩm còn tươi sống trước khi bảo quản.

- Phân loại khu vực bảo quản, đóng gói kỹ càng. Đối với các rau củ quả cần rửa sạch, để ráo nước trước khi bao gói để vào tủ. Không để lẫn lộn thức ăn sống và chín với nhau.

- Lượng thực phẩm vừa đủ, không quá nhiều, giữa mỗi loại thực phẩm cần có khe hở thông thoáng cho không khí lưu thông. Không để thực phẩm che kín quạt dàn lạnh hay sát vách sau của tủ.

- Lựa chọn vị trí đặt tủ ở nơi thông thoáng, tránh xa nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời, vách sau và hai vách hai bên cần cách tường tối thiểu 20cm.

- Luôn duy trì ổn định điện áp cần thiết cho tủ hoạt động.

- Hạn chế mở cửa tủ lạnh.

Có thể bạn cần biết
Tủ lạnh bốc mùi hôi nguyên nhân và cách xử lý
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách giúp ngăn ngừa ung thư