Thủ đô của nước lào là gì năm 2024

- Đúng là hiện có hai cách viết/phiên âm khác nhau trong tiếng Việt chỉ thủ đô của nước Lào, Viêng Chăn và Viên Chăn.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thủ đô nước Lào trong tiếng Lào là ນະຄອນຫຼວງວຽງຈັນ, phiên âm la-tinh thành Nakhonluang Vientiane, trong đó Nakhon là “thành phố”, luang là “chính” hoặc “lớn”.

Tên gọi của thành phố Lào này bắt nguồn từ tiếng Pali, ngôn ngữ diễn đạt văn chương của Phật giáo tiểu thừa. Nghĩa ban đầu của nó là “Khu rừng đàn hương của nhà vua” (đàn hương là loại cây quý, theo kinh điển Ấn Độ). Trong tiếng Lào, Viêng Chăn có nghĩa là “Thành (phố) Trăng”.

Vì sao từ “Khu rừng đàn hương của nhà vua” lại biến thành “Thành (phố) Trăng”? Các nhà nghiên cứu cho rằng cách phát âm và phép chính tả của tiếng Lào hiện đại không phản ánh rõ ràng từ nguyên tiếng Pali này. Tuy nhiên, tên gọi của thành phố này trong tiếng Thái เวียงจันทน์ vẫn giữ được nguyên gốc từ nguyên và nghĩa của nó “Thành Đàn hương”.

Viêng Chăn phiên âm la-tinh là Vientiane, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nó phản ánh sự khó khăn của người Pháp khi đánh vần phụ âm “ch” của tiếng Lào; một kiểu đánh vần dựa trên tiếng Anh là “Viangchan”, hoặc đôi khi là “Wiangchan”.

Thủ đô của nước lào là gì năm 2024

Vậy, viết đúng là Viêng Chăn hay Viên Chăn?

Từ điển Bách khoa mở Wikipedia ghi là Viêng Chăn và chú thích cách đọc từ này theo bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA - International Phonetic Alphabet) là /vjɛnˈtjɑːn/. Tuy nhiên, ở đây có sự mâu thuẫn, bởi theo cách phiên âm này, phải đọc là “Viên Chăn”, tương tự như cách đọc Tiananmen Guangchang là phiên âm la-tinh của “Quảng trường Thiên An Môn”, bính âm là Tiān’ānmén. (Bính âm là cách thức sử dụng chữ cái la-tinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc).

Ngay cả phiên âm của từ đang xét trong tiếng Pháp và tiếng Anh, như đã nói trên, cũng không thống nhất. Nếu Vientiane đọc là Viên Chăn thì Viangchan hay Wiangchan lại đọc là Viêng Chăn.

Sự không thống nhất trong cách viết/đọc này không phải là hiếm trong đời sống của ngôn ngữ trong xã hội. Nhiều lúc các nhà soạn từ điển cũng phải chạy theo ngôn ngữ xã hội và bổ sung vào từ điển những từ không đúng chính tả. Ví dụ như “đang cai” đã viết sai thành “đăng cai”.

Đang cai (hay đương cai) được các từ điển giảng là “(1) Chịu trách nhiệm, theo sự phân công lần lượt, tổ chức vật chất một đám hội trong làng xóm ngày trước. (2) Đứng ra tổ chức một cuộc gì đó có nhiều người hoặc nhiều tổ chức tham gia”. Tuy nhiên, theo tác giả An Chi trong mục “Chuyện Đông chuyện Tây” báo Kiến thức Ngày nay, ở miền Bắc, sau năm 1954, khi nói đang cai, người ta đã liên tưởng đến yếu tố đăng trong đăng ký (đăng ký mua hàng, đăng ký kết hôn, đăng ký khám bệnh…). Do áp lực của đăng trong đăng ký mà đang trong đang cai đã bị phát âm thành đăng vì nghĩa của từ này làm liên tưởng đến từ kia. Mãi đến năm 1992, Từ điển tiếng Việt mới ghi nhận đăng cai, vì hiện nay cả miền Bắc lẫn miền Nam dường như chẳng còn ai nói đương cai hoặc đang cai nữa mà chỉ nói đăng cai, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tóm lại, Viêng Chăn đã trở thành phổ biến trong đời sống xã hội. Ngay cả một người Lào là nhạc sĩ Đuông Mi Xay cũng viết là Viêng Chăn trong thư gửi cho cô giáo cũ người Việt của mình là cô Phạm Minh Lý (ảnh).

Thủ đô Viêng Chăn nằm trong khu đô thị đặc biệt Viêng Chăn. Ngày trước thủ đô Viêng Chăn nằm trong tỉnh Viêng Chăn nhưng đến năm 1989 đã tách ra làm đôi: tỉnh Viêng Chăn và khu đô thị đặc biệt Viêng Chăn. Thủ đô Viêng Chăn nằm ở phía tây bắc CHDCND Lào, trên một nhánh sông Mekong, chính là biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan.

Cuộc sống bên bờ sông Mekong

Dân số: Thủ đô Viêng Chăn có dân số khoảng 200.000 người, trong khi dân số toàn khu đô thị Viêng Chăn là khoảng 730.000 người (năm 2005)

Diện tích: 180 km2

Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thấp nhất khoảng 19 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm.

Lịch sử:

Theo Sử thi Phra Lak Phra Lam của Lào, Hoàng tử Thattaradtha đã lập ra thành phố Chanthabuly Si Sattanakhanahud, được cho là nguồn gốc của thành phố Viêng Chăn hiện nay.

Ngày nay, các nhà sử học cho rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung quanh một ngôi đền Hindu. Năm 1354, khi vua Fa Ngum lập ra vương quốc Lane Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố quan trọng, dù nó không phải là thủ đô. Năm 1560, Viêng Chăn trở thành thủ đô vương quốc Lane Xang.

Năm 1893, Viêng Chăn rơi vào tay thực dân Pháp và năm 1899 Viêng Chăn trở thành thủ đô của nước Lào thuộc quyền bảo hộ của thực dân Pháp. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngày nay, Viêng Chăn vẫn là thủ đô của nước CHDCND Lào.

Trên đường phố Viêng Chăn ngày nay

Tên Viêng Chăn được cho là bắt nguồn từ nguyên gốc tiếng Lào, có nghĩa là “Thành phố của mặt trăng”.

Chính trị:

Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương:

Thủ đô Viêng Chăn được chia thành các quận: Chantabuly, Sikhottabong, Xaysetha, Sisattanak, Hadxaifong, nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân và Thành ủy.

Lãnh đạo thành phố:

  • Bí thư Thành ủy: Sombat Yaliho
  • Đô trưởng: Xinlavong Khoutphaythoun

Kinh tế:

Vai trò của Viêng Chăn đối với sự tăng trưởng của Lào:

Là trung tâm văn hóa, thương mại và hành chính của Lào, thủ đô Viêng Chăn cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Năm 1994, cầu Hữu nghị chính thức được khánh thành, nối giữa Viêng Chăn với tỉnh Nong Khai của Thái Lan, mở ra một hướng giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho việc thông thương, phát triển kinh tế của thủ đô Viêng Chăn. Viêng Chăn cũng là nơi có sân bay quốc tế Wattay lớn nhất cả nước.

Cầu Hữu nghị

Các ngành nghề là thế mạnh:

Du lịch, thương mại, công nghiệp là những lĩnh vực có thế mạnh của Viêng Chăn. Những ngành nghề đặc biệt phát triển là công nghiệp thực phẩm, dệt lụa, kéo sợi bông, thuộc da, đóng đồ gỗ, làm hàng thủ công mỹ nghệ.

Văn hóa - xã hội:

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng:

Khải hoàn môn Patousai được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX, để kỷ niệm việc nhân dân Lào giành được độc lập từ tay Pháp. Khải hoàn môn được xây dựng theo mô hình Khải hoàn môn ở thủ đô Paris, nhưng mang phong cách kiến trúc Lào với những phù điêu nữ thần Kinnari nửa người nửa chim.

Khải hoàn môn Patousai

Chùa That Luang ở Viêng Chăn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, trên tàn tích của một ngôi chùa theo phong cách Khmer có sớm nhất từ thế kỷ XIII. Đến thế kỷ XIX, ngôi chùa bị người Thái tàn phá nặng nề, nhưng ngay sau đó nó đã được khôi phục lại. Kiến trúc của ngôi chùa tiêu biểu cho những nét văn hóa Lào. Ngày nay chùa That Luang được xem là biểu tượng quốc gia của Lào.

That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào

Chùa Wat Sisaket là một trong những ngôi chùa cổ nhất Viêng Chăn, được nhà vua Chao Anouvong cho xây dựng vào năm 1818. Trong chùa có nhiều tượng Phật cổ, có giá trị nghệ thuật cao, niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Chùa Wat Sisaket

Tại thủ đô Viêng Chăn còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như chùa Vat Phra Keo, Wat Ong Teu Mahawihan, Wat Si Muang, Wat Sok Pa Luang, Công viên Phật, Bảo tàng Quốc gia Lào…

Lễ hội đặc sắc:

Tết cổ truyền Bunpimay hay còn gọi là Lễ hội té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Vào ngày đầu tiên của Tết Lào, người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa rồi lên chùa. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật sau đó họ còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến những người xung quanh. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc cho năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều. Ngoài ra, trong những ngày này, người ta cũng buộc vào cổ tay nhau những sợi chỉ nhiều màu để chúc phúc.

Tết Bunpimay đối với người Lào là lên chùa...

...Và té nước cầu may

Website chính thức:

http://www.laoembassy.com/discover/sites/vientianecity.htm

Hoạt động hợp tác:

Văn kiện ký kết:

* Thỏa thuận về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa TPHCM và thành phố Viêng Chăn.

Ngày ký: 01/09/2001.

Nơi ký: Thành phố Viêng Chăn.

Người ký: Phó Chủ tịch UBND TPHCM Mai Quốc Bình và Phó Đô trưởng Viêng Chăn Thongmy Phomvisay.

Nội dung: Tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao giữa TPHCM và thành phố Viêng Chăn luân phiên mỗi năm một lần; TPHCM tiếp nhận chuyên viên của thành phố Viêng Chăn sang học tập kinh nghiệm trong nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, tài chính - đầu tư, quản lý đô thị; TPHCM sẽ tặng thành phố Viêng Chăn một trường trung học; hai bên sẽ thực hiện một số dự án hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nhựa, du lịch, thành lập trung tâm chẩn đoán y khoa.

* Bản Ghi nhớ giữa TPHCM và thành phố Viêng Chăn.

Ngày ký: 18/12/2001.

Nơi ký: Thành phố Hồ Chí Minh

Người ký: Phó Chủ tịch UBND TPHCM Mai Quốc Bình và Phó Đô trưởng Viêng Chăn Bunchan Sinthavong.

Nội dung: Kiểm điểm lại kết quả bước đầu thực hiện nội dung Thỏa thuận về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thực hiện.

* Bản Ghi nhớ giữa TPHCM và Thành phố Viêng Chăn.

Ngày ký: 06/06/2002

Nơi ký: Thành phố Viêng Chăn

Người ký: Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM Nguyễn Hữu Tín và Giám đốc Sở Kế hoạch và Hợp tác Viêng Chăn Siphone Sukhaphon.

Nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh các nội dung và dự án hợp tác đã được ký kết; trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo; TPHCM giúp thành phố Viêng Chăn xây dựng Trung tâm Dữ liệu Tài chính phục vụ cho công tác thu thuế; TPHCM sẽ cử chuyên gia sang giúp thành phố Viêng Chăn về công tác địa chính.

* Bản Ghi nhớ giữa TPHCM và Thành phố Viêng Chăn.

Ngày ký: 11/12/2006

Nơi ký: TPHCM

Người ký: Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài và Phó Đô trưởng Viêng Chăn Somvandi Nathavong

Nội dung: Tổng kết các hoạt động hợp tác trong thời gian qua trên các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, y tế, tài chính, giáo dục. Tiếp tục triển khai các dự án hợp tác trong giai đoạn 2007 – 2010.

Hoạt động giao lưu:

Các đoàn đã trao đổi:

Các đoàn TPHCM đã sang thăm thành phố Viêng Chăn:

  • 09/2001: Đoàn do Bí thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết dẫn đầu.
  • 06/2002: Đoàn do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Thanh Hải dẫn đầu.
  • 08/2004: Đoàn do Bí thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết dẫn đầu.
  • 06/2006: Đoàn do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Thanh Hải dẫn đầu.
  • 04/2007: Đoàn do Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dẫn đầu.

Các đoàn thành phố Viêng Chăn đã sang thăm TPHCM:

  • 12/2001: Đoàn do Phó Đô trưởng Bunchan Sinthavong dẫn đầu.
  • 07/2005: Đoàn do ông Xinlavong Khoutphaythoun, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Phó Đô trưởng Viêng Chăn dẫn đầu.
  • 10/2006: Đoàn do ông Xinlavong Khoutphaythoun, Đô trưởng Viêng Chăn dẫn đầu.
  • 12/2006: Đoàn do Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Sombat Yaliho dẫn đầu.

Dự án hợp tác:

Nông nghiệp: (Do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM phối hợp cùng Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn thực hiện).

Các chuyên viên của thành phố Viêng Chăn sang TPHCM thăm quan, tập huấn trong các lĩnh vực nuôi bò sữa, chăn nuôi heo…

Đưa một số cán bộ Sở Nông nghiệp thành phố Viêng Chăn đi thăm quan tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá bè tại tỉnh An Giang.

TPHCM giúp thành phố Viêng Chăn lắp ráp một dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá và tập huấn cho cán bộ Sở Nông nghiệp thành phố Viêng Chăn về kỹ thuật sản xuất thức ăn cho gia súc, cho cá.

Công ty Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đã thành lập một Văn phòng đại diện tại Viêng Chăn và trong thời gian qua, Văn phòng đã hoạt động tại hầu hết các tỉnh Trung và Nam Lào để quảng bá các loại thuốc trừ cỏ của SPC, đưa 02 giống bắp lai đơn và một số thuốc trừ sâu do VN sản xuất vào thị trường Lào bước đầu được người dân chấp nhận.

Y tế:

Dự án Thành lập Trung tâm chẩn đoán Y khoa MEDIC tại Viêng Chăn. Hiện dự án đang được triển khai.

Năm 2003, đoàn bác sĩ TPHCM do Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Thành phố sang mổ mắt miễn phí cho những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể của Viêng Chăn.

Đầu tư:

Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn đầu tư vào dự án đầu tư nhà máy Nhựa Saplast-Vientiane tại thành phố Viêng Chăn. Nhà máy có năng lực thiết kế 300-1.000 tấn sản phẩm/năm. Tình hình thực hiện: Nhà máy đã đi vào sản xuất thử và tìm mở thị trường vào tháng 12/2004, bước đầu đã có một số thuận lợi như sản phẩm mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp, chất lượng tốt, khả năng cung ứng tại chỗ nhanh chóng…

Viện trợ:

TPHCM hỗ trợ kinh phí xây dựng và trang bị trường Trung học Viêng Chăn. Tặng trường 25 bộ máy vi tính

Thủ đô của Lào tiếng Anh là gì?

Quốc tế Thủ đô Viêng Chăn (hay Vientiane), tạm dịch là Thành Trăng, là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất ở Lào, là đơn vị hành chính địa phương cấp 1 ngang với các tỉnh khác.

Lào có bao nhiêu thủ đô?

Thủ đô của Lào là Viêng Chăn, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.

Viêng Chăn có nghĩa là gì?

Nghĩa của Viêng Chăn là "Thành (phố) Trăng" trong tiếng Lào. Cách phát âm và phép chính tả hiện đại Lào không phản ánh rõ ràng từ nguyên tiếng Pali này. Tuy nhiên tên gọi trong tiếng Thái เวียงจันทน์ vẫn giữ được nguyên gốc từ nguyên, và "Thành Đàn hương" là nghĩa gốc của tên gọi này.

Thủ đô Viêng Chăn có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Viêng Chăn có diện tích 15.927 km2 với 10 huyện nằm ở giữa tây bắc Lào.