Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

Câu hỏi :Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.

(d) Cho dung dịch AgNO3vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.

(g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A.5

B.4

C.6

D.3

Trả lời:

Đáp án đúng:C. 6

Giải thích:

a) 12HCl + 9Fe(NO3)2→ 4FeCl3+ 5Fe(NO3)3+ 3NO↑ + 6H2O

b) FeS + HCl→ FeCl2+ H2S↑

c) Al + NaOH + H2O→ NaAlO2+3/2 H2

d) 3AgNO3+ FeCl3→ 3AgCl↓ + Fe(NO3)3

e) NaOH + NaHCO3→ Na2CO3+ H2O

g) Cu + 2FeCl3→ CuCl2+ 2FeCl2

=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về phản ứng hóa học là gì nhé!

1. Định nghĩa phản ứng hóa học

Quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là phản ứng hóa học.

Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).

Chất mới sinh ra là sản phẩm.

Phương trình chữ của một PƯHH:

Tên các chất phản ứng→ Tên các sản phẩm

Trong đó:

+ Chất phản ứng (hay chất tham gia): là chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng.

+ Sản phẩm: là chất mới sinh ra sau phản ứng.

Ví dụ:

Cacbon + Oxi→ Khí cacbonic

2. Các loại phản ứng hóa học

a. Phản ứng hóa hợp

Khái niệm:Phản ứng hóa hợp làphản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2→ 2P2O5

3Fe + 2O2→ Fe3O4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5+ 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

SO3+ H2O → H2SO4

b. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa:Phản ứng phân hủylà phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4K2MnO4+ MnO2+ O2

KClO3KCl + O2

CaCO3CaO + CO2

2Fe(OH)3Fe2O3+ H2O

c. Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa:Phản ứng oxi hóa khửlà phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

d. Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thếlà phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2

Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2

Fe + CuCl2→ FeCl2+ Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2

Mg + H2SO4→ MgSO4+ H2

3. Diễn biến của một phản ứng hóa học

Khi các chất phản ứng với nhau thì chính là các phân tử của các chất đó phản ứng với nhau. Người ta nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.

Sơ đồ hóa học tượng trưng cho phản ứng hóa học của khí hidro và khí oxi tạo ra nước.

Trước phản ứng

Trong quá trình phản ứng

Sau phản ứng

Số phân tử

1 phân tử oxi, 2 phân tử hidro.

Không có phân tử nào.

2 phân tử nước

Liên kết giữa các nguyên tử

2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau.

Không có liên kết.

2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử oxi.

Số nguyên tử H, số nguyên tử O

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

Nhận xét:Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Còn sốlượng các nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng, tức không có nguyên tử nào tự nhiên mất đi và cũng không có nguyên tử mới nào tự nhiên sinh ra trong phản ứng hóa học (sự bảo toàn nguyên tố).

Chú ý:nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.

4. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra

– Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau. (Bề mặt tiếp xúc càng lớn, PƯHH xảy ra càng dễ).

Ví dụ: Ở dạng bột, sắt và lưu huỳnh sẽ phản ứng dễ dàng hơn.

– Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định. (Có những PƯHHcần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, cúng có nhữngPƯHH không cần đun nóng).

Ví dụ: Nhôm phản ứng với axit clohidric mà không cần đun nóng. Trong khi sắt và lưu huỳnh cần nhiệt độ để phản ứng xảy ra, tạo thành sắt (II) sunfua.

– Thêm chất xúc tác. (Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên sauPƯHH).

Ví dụ: Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có chất xúc tác là men.

5. Dấu hiệu nhận biết một phản ứng hóa học là gì?

– Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (khác với chất phản ứng).

– Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng…

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

    Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

    - Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4, thu được 0,1 mol khí NO duy nhất.

    - Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất.

    Giá trị của a là 

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

  • Thức hiện các thí nghiệm sau Cho dung dịch HCl vào dung dịch feno3 3

    X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br2. Lượng của X trong E là


Xem thêm »

Câu 60765: Thực hiện các thí nghiệm sau


(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2


(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.


(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.


(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.


(e) Cho Si vào bình chứa khí F2.


(f) Sục khí SO2vào dung dịch H2S.


Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl. (c) Cho Al vào dung dịch NaOH. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3. (g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 5.           B. 4.           C. 6.           D. 3.