Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

(HNM) - Cùng với nợ xấu, sở hữu chéo tại các ngân hàng đang là vấn đề “nóng” trên các diễn đàn. Việc ngân hàng này có cổ phần ở ngân hàng khác, hoặc lãnh đạo ngân hàng này cũng là cổ đông lớn tại ngân hàng khác không còn là điều lạ. Tuy nhiên, tình trạng sở hữu chéo mang lại nhiều rủi ro cho hệ thống, nên đã đến lúc ngành chức năng cần quyết liệt xử lý nhằm tránh các cổ đông lớn thao túng tổ chức tín dụng...
 

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng BIDV.


Nhiều ngân hàng sở hữu chéo Tại hội nghị triển khai Đề án 1058 về tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được tổ chức mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, sẽ tăng cường xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn thao túng tổ chức tín dụng. Trên thực tế, hiện nay những ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)... đều là cổ đông lớn, với việc sở hữu cổ phần của một số ngân hàng khác. Không chỉ có các ngân hàng lớn, một số ngân hàng nhỏ cũng có cổ phần của tổ chức tín dụng khác. Rõ ràng, sở hữu chéo không phải là tình trạng hiếm thấy, mà khá phổ biến trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Mặc dù sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tình trạng sở hữu chéo đã giảm, nhưng vẫn chưa triệt để. Chẳng hạn, Vietcombank sở hữu khoảng 7% cổ phần Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), trước đó là 9,8%; cùng với 8,19% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); 4,3% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank); 5,07% cổ phần Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Trong khi tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu tối đa của không quá hai tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng đó... Tình trạng một ngân hàng đang sở hữu cổ phần của các ngân hàng khác là những tồn tại từ quá khứ nên chưa thể xử lý ngay trong thời gian ngắn. Trong đề án tái cơ cấu của một số ngân hàng gần đây, xử lý chéo đã bị ngăn chặn khá triệt để, chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ngân hàng này đã từng nhiều lần trình Ngân hàng Nhà nước đề án tái cơ cấu, nhưng không được thông qua, vì những vướng mắc liên quan đến sở hữu chéo và nợ xấu từ Ngân hàng TMCP Phương Nam. Song, cuối cùng đề án tái cơ cấu Sacombank được thông qua với phương án Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) là ông Dương Công Minh ứng cử sang HĐQT Sacombank (sau đó ông Dương Công Minh được bầu làm Chủ tịch HĐQT). Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu ông Dương Công Minh và nhóm người liên quan thoái toàn bộ vốn tại LienVietPostBank trước khi ứng cử sang Sacombank. Trước đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam là cổ đông sáng lập, cùng nhóm người liên quan sở hữu 14,98% vốn điều lệ, tương đương 96,77 triệu cổ phiếu của LienVietPostBank.

Cần tìm ra các cổ đông “ẩn”

Về tình trạng sở hữu chéo, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tìm chính xác nguồn vốn góp của cổ đông lớn chi phối ngân hàng, cùng với đó trong quá trình ngân hàng hoạt động, cấp tín dụng cần chú ý, vì đó là biểu hiện “sân sau” của các nhóm cổ đông chi phối. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu, những quy định về giảm tỷ lệ sở hữu chéo chưa được thực hiện phần lớn là do ý thức của các cổ đông. Bởi, họ có cổ phần lớn, nhờ đó lợi dụng được vị thế để phát triển kinh doanh, lợi dụng được cổ phần để gom quyền lực thì những cổ đông này không muốn tước bỏ quyền lực. Với nhiều người, việc nắm quyền điều hành một ngân hàng là có một công cụ tài chính rất hữu hiệu để tài trợ những dự án, doanh nghiệp của họ, mặc dù có giới hạn về tín dụng, nhưng họ vẫn có cách để vượt giới hạn đó. Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, dù chỉ đạo đã được đưa ra, nhưng việc thực hiện chưa đủ mạnh, nên chưa thể thanh, kiểm tra toàn diện để tìm ra những sở hữu chéo các tổ chức tín dụng “ẩn” trong hệ thống để xử lý triệt để. Theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật và thông lệ quốc tế. Do đó, giải pháp đặt ra là phải bổ sung các quy định để tăng cường xử lý sở hữu chéo các tổ chức tín dụng, ngăn ngừa lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng và các bất cập về pháp lý liên quan khác. Đề án đã đặt ra yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung khái niệm “người có liên quan” để bảo đảm bao quát rộng hơn các trường hợp có cùng lợi ích; rà soát, sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện với các chức danh chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc… theo hướng chặt chẽ hơn. Cùng với đó là sửa đổi các quy định về giới hạn sở hữu cổ phần đối với cổ đông của tổ chức tín dụng nhằm đại chúng hóa cổ đông, hạn chế sự thao túng...

Sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng vẫn là vấn đề tồn tại khá lớn và xử lý triệt để cần phải có thời gian. Tuy nhiên, cũng giống xử lý nợ xấu, xử lý sở hữu chéo cần được thực hiện quyết liệt hơn để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, giữ vai trò là “xương sống khỏe” cho toàn bộ nền kinh tế.

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sở hữu chéo ngân hàng và nỗi lo "bẻ lái" tín dụng

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn tỏ ra e ngại khi có nhiều cổ đông lớn tại các ngân hàng là ông chủ của các tập đoàn bất động sản có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.

Kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản

Ngân hàng tiếp tục "đổ tiền" mua trái phiếu doanh nghiệp?

Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dấu hỏi sở hữu chéo trong trái phiếu ngân hàng

Về bản chất,sở hữu chéokhông xấu, có nhiều hình thức khác nhau và là hiện tượng phổ biến củangân hàngcác nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sở hữu chéo bị biến tướng, nó tạo ra sự lỏnglẻo, mất vốn, tham nhũng...

Bất động sản tăng mua cổ phần ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được kiểm soát.

Cụ thể, nếu năm 2012, toàn hệ thống có 7 cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau thì đến ngày 31/12/2019, tình trạng này đã được khắc phục hết.

Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp từ 56 cặp sở hữu chéo tính đến tháng 6/2012, thì hiện nay chỉ còn 1 cặp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng về mặt danh nghĩa, tình trạng sở hữu chéo giảm đi nhiều, nhưng gần đây doanh nghiệpbất động sảngia tăng đầu tư cổ phần vào nhà băng. Đồng thời, vị trí chủ chốt ở một số ngân hàng “kết nạp” thêm lãnh đạo của công ty bất động sản.

Điển hình, mới đây bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc Sunshine Group, vừa được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) tạiKienlongbank. Cùng với bà Hằng, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của ngân hàng này cũng đã thông qua việc bổ sung ông Lê Hồng Phương, Tổng giám đốc BB Group, vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 – 2022.

Hiện ông Phương đang đảm nhận vị trí CEO tại BB Group, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, bất động sản, F&B và tài chính.

Hay nhưMSBvừa quyết định bán 7,9 triệu cổ phiếu, tương đương 0,67% vốn điều lệ ngân hàng cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam.

Tương tự, tại một sự kiện hồi tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thaiholdings(hoạt động trong lĩnh vực bất động sản) được giới thiệu là đại diện cổ đông lớn của LienVietPostBank.

Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sáchtài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo vẫn là vấn đề cần quan tâm bởi quy định hiện hành chưa giám sát hết các mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông lớn.

Vẫn đáng lo

Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đếndự án bất động sản sân sau.

Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.

Theo báo cáo tài chính năm hợp nhất quý IV/2020 của Thaiholdings ghi nhận, năm qua doanh nghiệp này đã rất thành công trong hoạt động huy động vốn "khủng", trong đó có phần lớn từ nguồn vay nợ ngân hàng.

Trong hơn 918 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn củaThaiholdings thì có đến hơn 570 tỷ đồng từ ngân hàng LienVietPostBank cho vay. Cụ thể, LienVietPostBank chi nhánh Thăng Long chiếm hơn 276 tỷ đồng và LienVietPostBank chi nhánh Ninh Bình chiếm gần 300 tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã trả hơn 115 tỷ đồng ngay trong năm.

Đối với khoản vay ở chi nhánh Thăng Long, Thaiholdings đã sử dụng gần 820.000 cổ phần tạiCông ty Cổ phần Du lịch Kim Liên (chủ sở hữu khách sạn Kim Liên) để làm tài sản bảo đảm.

Hồi tháng 10/2020, tại nghị quyết thông qua việc vay vốn, ban lãnh đạo Thaiholdings kì vọng sẽ vay được tối đa 500 tỷ đồng từ LienVietPostBank - con số khá cao so với tài sản thế chấp là cổ phần của Du lịch Kim Liên (giá mua ban đầu là 305.100 đồng/cổ phiếu).

Để giám sát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có (dư nợ này đã bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp các công ty, tập đoàn bất động sản sở hữu mạng lưới công ty con, công ty cháu chằng chịt thì giới hạn tín dụng rất dễ bị vượt qua. Tức ngân hàng có thể cho các nhóm liên kết này vay vượt 25% vốn tự có của mình mà không vi phạm quy định về “người liên quan”.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao, cho dù sở hữu chéo, về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng của cổ đông lớn và người liên quan.

In bài viết

tín dụng tổ chức tín dụng cổ đông sở hữu chéo ngân hàng

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

    6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BAOVIET Bank tăng 56,8% so với cùng kỳ năm trước

  • Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

    Lo ngại thắt chặt tiền tệ

  • Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

    Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ngành bất động sản giảm mạnh

Tin nổi bật

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Đồng bộ các giải pháp quản lý khai thuế những tháng cuối năm 2022

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Xử lý nghiêm các sai phạm của cán bộ, công chức tại Cục DTNN khu vực Thái Bình

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Đảng bộ Bộ Tài chính tham dự Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII

Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, hiện nay

Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp