Thực vật chủ yếu của môi trường ôn đới hải dương là gì

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 158 sgk Địa lí 7

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Bài làm:

So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:

- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

  • Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm [ Khoảng 800-1000 mm/năm] , nhìn chung là ẩm ướt.
  • Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:

  • Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.
  • Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

Câu hỏi:So sánh sựkhác nhau giữakhí hậu ôn đới hải dương vàkhí hậu ôn đới lục địa.

Lời giải:

- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

+ Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm [ Khoảng 800-1000 mm/năm], nhìn chung là ẩm ướt.

+ Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ C

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên châu Âu nhé!

1.Vị trí địa hình

a] Vị trí:

- Thuộc lục địa Á - Âu.

- Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, ba mặt giáp các biển và đại dương lớn: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

- Diện tích 10 triệu km², đứng thứ 3 trên thế giới.

b] Địa hình:

- Bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.

- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Á và châu Âu.

- Ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ:

- Đồng bằng kéo dài từ tây - đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.

- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những ngọn đỉnh tròn, thấp.

- Núi trẻ nằm ở phía nam, đỉnh cao và nhọn.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật

a] Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.

b] Sông ngòi

- Mật độ sông ngòi dày đặc.

- Sông có lượng nước dồi dào.

- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

c] Thực vật

Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

- Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

- Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

- Phía Đông Nam: thảo nguyên.

- Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

3. Các kiểu môi trường tự nhiên

a] Môi trường ôn đới hải dương:

- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,.... có khí hậu ôn đới hải dương.

- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°C.

- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.

- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.

- Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm, không đóng băng.

- Có rừng sồi, dẻ. Nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

b] Môi trường ôn đới lục địa:

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đớ lục địa.

- Phía bắc Đông Âu có mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.

- Về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.

- Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông. Sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Có rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.

- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.

c] Môi trường địa trung hải.

- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

d] Môi trường núi cao:

- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn Tây.

- Thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.

- Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim [thông, tùng...].

- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.

- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.

Câu hỏi:Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.

C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Lời giải:

Đáp án đúng: C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thiên nhiên châu Âu nhé!

1. Vị trí, địa hình

a] Vị trí

- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km2

- Giới hạn: Từ 360B – 710B

+ Bắc giáp Bắc Băng Dương

+ Nam giáp biển Địa Trung Hải

+ Tây giáp Đại Tây Dương

+ Đông giáp châu Á

- Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran.

- Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

b] Địa hình

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông, gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già ở phía Bắc và Trung Tâm

- Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật

a] Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

- Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.

b] Sông ngòi

- Mật độ sông ngòi dày đặc.

- Sông có lượng nước dồi dào.

- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

c] Thực vật

- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

3. Bài tập

Câu 1:Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng

A.10 triệu km2.

B.11 triệu km2.

C.11,5 triệu km2.

D.12 triệu km2.

Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng 10 triệu km2.

Chọn: A.

Câu 2:Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy

A.Dãy Hi-ma-lay-a

B.Dãy núi U-ran

C.Dãy At-lat

D.Dãy An-det

Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran. Dãy Hi-ma-lay-a thuộc Trung Quốc, dãy At-lat thuộc Bắc Phi còn dãy Al-det thuộc Nam Mĩ.

Chọn: B.

Câu 3:Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành

A.Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B.Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C.Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D.Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Chọn: A.

Câu 4:Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông

A.Chiếm 1/3 diện tích châu lục.

B.Chiếm 1/2 diện tích châu lục.

C.Chiếm 3/4 diện tích châu lục.

D.Chiếm 2/3 diện tích châu lục.

Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục.

Chọn: D.

Câu 5:Mật độ sông ngòi của châu Âu

A.Dày đặc.

B.Rất dày đặc.

C.Nghèo nàn.

D.Thưa thớt.

Mật độ sông ngòi của châu Âu rất dày đặc.

Chọn: B.

Câu 6:Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam

A.Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.

B.Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.

C.Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

D.Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.

Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

Chọn: C.

Câu 7:Đại bộ phận châu Âu có khí hậu

A.Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

B.Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C.Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D.Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

Chọn: A.

Câu 8:Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường

A.Nhiều phù sa.

B.Hay đóng băng.

C.Cửa sông rất giàu thủy sản.

D.Gây ô nhiễm.

Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực cửa sông.

Chọn: B.

Câu 9:Các sông quan trọng ở châu Âu là

A.Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.

B.Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.

C.Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

D.Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Các sông quan trọng ở châu Âu là sông Đa-nuyp, Rai-nơ và sông Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối với nhau bởi các kênh đào tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc.

Chọn: C.

Câu 10:Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng

A.Lá rộng.

B.Lá kim.

C.Lá cứng.

D.Hỗn giao.

Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng lá rộng [sồi, dẻ,…]. Vào sâu trong lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho rừng lá kim [thông, tùng,…].

Chọn: A.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề