Thuốc tím có tan trong nước không

Thuốc tím có lẽ là thuật ngữ không mấy xa lạ với hầu hết chúng ta vì nó là một hóa chất cơ bản. Thuốc tím xuất hiện ở rất nhiều nơi và ứng dụng được trong rất nhiều ngành. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Đệ Nhất nhé.

Thuốc tím có tan trong nước không

1. Thuốc tím là gì?

Thuốc tím là hợp chất có công thức hoá học là #KMnO4, hay còn gọi là Kali Pemanganat. Đây là một chất khi bay hơi sẽ tồn tại ở thể rắn với tinh thể màu đen tím. Chất rắn này được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp sát khuẩn cũng như dùng để tẩy trùng. Đặc biệt, thuốc tím được dùng nhiều nhất là trong lĩnh vực y tế và ngành thực phẩm.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Ethyl acetate là gì? Tính chất, điều chế, ứng dụng?

Thuốc tím có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Rất dễ phát nổ hoặc có thể bốc cháy nếu bạn vô tình kết hợp cùng các chất hữu cơ khác

  • Thuốc tím là một chất có tính oxi hóa rất mạnh

  • Khi pha nồng độ đậm thuốc tím thì dung dịch có màu tím đậm và ngược lại nếu pha loãng sẽ có màu tím đỏ.

  • Thuốc tím có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao trên 200 độ C.

2. Đặc tính của thuốc tím

  • Khối lượng phân tử mol: 158.034 g/mol

  • Khối lượng riêng: 2.703 g/cm3

  • Điểm nóng chảy: 240 °C (513 K; 464 °F)

  • Độ hòa tan: Phân hủy trong ancol và dung môi hữu cơ

  • Độ hòa tan trong nước: 6.38 g/100 mL (20 °C) , 25 g/100 mL (65 °C)

  • Là chất oxi hóa mạnh.

  • Sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác.

3. Thuốc tím có công dụng gì?

Thuốc tím KMnO4 là hoá chất được ứng dụng nhiều trong ngành hóa học. Đặc biệt, chất này cũng được sử dụng rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt của chúng ta. Cụ thể với các tác dụng nổi bật như sau:

  • Thuốc tím được dùng được điều trị bệnh trên cá, hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy hải sản được an toàn và đạt năng suất hơn. Bởi vì thuốc tím có thể dùng để tiêu diệt các loại tảo nhằm làm sạch môi trường nước.

  • Thuốc tím còn được dùng để sát khuẩn, rửa sạch các vết thương cũng như tẩy uế rất hiệu quả. Chính vì vậy, thuốc tím là một trong những chất được nhiều người ưu tiên sử dụng để diệt vi khuẩn.

  • Dùng để hấp thụ khí gas và ứng dụng phổ biến trong ngành cơ khí luyện kim

  • Khử trùng nước và hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước dễ dàng.

  • Dùng để là chất tẩy thực hiện cách tẩy màu trên áo trắng hoặc làm bay màu các chất béo và tinh bột

  • Là chất khử trùng được ưa dùng trong ngành dược phẩm

  • Thuốc tím còn được dùng để định lượng nhiều chất trong hóa học phân tích

  • Thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, nó được dùng làm chất oxi hoá trong hoá học hữu cơ và hóa học vô cơ

Thuốc tím có tan trong nước không

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc tím

Bất cứ hóa chất nào dù độc hay không độc thì khi sử dụng chúng ta đều cần phải chú ý để tránh những tình trạng không may xảy ra hoặc không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thuốc tím có tan trong nước không

Bạn hãy lưu ý những điều cơ bản sau đây:

  • Thuốc tím KMnO4 có rất nhiều ứng dụng đồng nghĩa với việc nó được bán khá rộng rãi. Tuy nhiên người sử dụng KMn04 chúng ta phải tính toán lượng thuốc tím KMnO4 cần dùng một cách chính xác để tránh bị lãng phí.

  • Bảo quản thuốc tím ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay những nơi có nhiệt độ cao. Phải xử lý thuốc tím trước khi bón phân và không sử dụng thuốc tím cùng lúc với thuốc diệt cá, vì làm như vậy sẽ làm giảm độc lực của thuốc cá.

  • Ngoài ra, với những hộ nuôi trồng thủy hải sản nên kéo dài thời gian xử lý bằng thuốc tím KMnO4 để tránh tôm cá bị ngộ độc.

  • Thuốc tím là hóa chất có độc tính, do đó cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì cũng như sự tư vấn của thầy thuốc.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Potassium Phosphate tribasic, Potassium hydrogen phthalate

5. Lựa chọn mua thuốc tím ở đâu đảm bảo chất lượng?

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc tím KMnO4 thì không nên bỏ qua Công ty Cổ Phân Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật và Hóa Chất Thí Nghiệm Đệ Nhất. Hiện tại, Đệ Nhất đang là đơn vị cung cấp thuốc tím KMnO4 uy tín, chất lượng nhất và giá cả phù hợp nhất tại khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ngoài thuốc tím KMnO4 thì Đệ Nhất tự hào là nhà cung cấp hóa chất từ rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới: Duksan (Hàn Quốc), XiLong (Trung Quốc), Scharlau (Tây Ban Nha),.... Chúng tôi còn cung cấp đầy đủ những thiết bị, dụng cụ thiết nghiệm - cam kết mang đến khách hàng những sản phẩm chất lượng hàng đầu với giá cả cạnh tranh nhất.

Liên hệ ngay với Đệ Nhất để biết thêm thông tin và nhận được chính sách ưu đãi

Tel: 028 710 79599

Email: 

Website: http://first-labs.com/

Thuốc tím có tan trong nước không

caáp

Thuốc tím là gì? Potassium permanganate là gì? Thuốc tím KMnO4 được sử dụng trong lĩnh vực nào? Thuốc tím có độc không? Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được chemistock.com chia sẻ trong bài viết sau.

Thuốc tím là gì? Potassium permanganate là gì?

Thuốc tím có tan trong nước không

Thuốc tím là một chất rắn vô cơ, công thức hóa học là KMnO4

Thuốc tím hay còn gọi là Potassium permanganate, kali pemanganat. Công thức hóa học là KMnO4. Đây là một chất rắn vô cơ, không mùi, tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím đặc trưng, khi bay hơi sẽ tạo thành chất rắn.

Thuốc tím KMnO4 là một chất oxy hóa mạnh, sẽ bốc cháy, nếu kết hợp với các hợp chất khác sẽ phát nổ. Ngoài ra, thuốc tím khi gặp nhiệt độ trên 200oC sẽ bị phân hủy.

Đặc tính của thuốc tím

  • Khối lượng phân tử mol: 158.034 g/mol.
  • Khối lượng riêng: 2.703 g/cm3.
  • Điểm nóng chảy: 240 °C (513 K; 464 °F)
  • Độ hòa tan: Phân hủy trong ancol và dung môi hữu cơ.
  • Độ hòa tan trong nước: 6.38 g/100ml (20 °C) , 25 g/100ml (65 °C)

Ứng dụng của thuốc tím KMnO4

Hiện nay, thuốc tím được sử dụng nhiều trong đời sống và lĩnh vực khác. Cụ thể như:

  • Dùng để khử trùng, sát khuẩn vết thương, điều trị các vết thương sưng mủ, phồng rộp, rỉ nước, điều trị nấm ở bàn tay, chân và một số bệnh ngoài da như viêm da, nhiễm trùng da,...

Thuốc tím có tan trong nước không

Thuốc tím được sử dụng để sát trùng vết thương

  • Thuốc tím được dùng để tẩy màu vải dệt, tẩy trắng quần áo.
  • Thuốc tím được các nhà sinh học nghiên cứu là có tác dụng chữa trị, điều trị nhiễm trùng mang vi khuẩn, viêm loét da ở cá.
  • Tiêu diệt các loại tảo.
  • Dùng để giải độc nước trong các ao, hồ,... nuôi trồng thủy sản.
  • Thuốc tím là chất hấp thụ khí gas, chống nhiễm trùng nước.
  • Dùng làm chất oxy hóa của đường saccharin, vitamin C,...
  • Làm chất bay màu của tinh bột, vải dệt,...
  • Dùng để rửa các loại rau, củ, quả, trái cây tươi sống bằng cách pha loãng với nước.

Thuốc tím có tan trong nước không

Thuốc tím được ứng dụng trong tiêu diệt các loại tảo

Cách sử dụng thuốc tím an toàn, hiệu quả

Tùy vào lĩnh vực, mục đích sử dụng, thuốc tím sẽ dùng với liều lượng khác nhau.

Trong nuôi trồng thủy sản

Thuốc tím có tan trong nước không

Cách sử dụng thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản

  • Thuốc tím thường tồn tại ở dạng tinh thể hoặc bột nên khi sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì phải hòa tan hòa tan với nước trước khi rải xuống mặt ao. Ao nước chứa thuốc tím, hàm lượng PO3 trong nước sẽ hạ xuống, lúc này cần bón phân. (Lưu ý: Không sử dụng với thuốc diệt cỏ).
  • Khi mới bắt đầu sử dụng cho ao nuôi cá, bạn nên sử dụng khoảng 2mg/l nước sẽ chuyển từ màu tím sang màu hồng trong khoảng 8 đến 12 giờ.
  • Nếu trong khoảng 12 giờ nước chuyển sang màu nâu tức là lượng thuốc tím bạn sử dụng chưa đủ liều lượng, lúc này cần tăng thêm 1 - 2mg/l thuốc tím.
  • Để quan sát thuốc tím chuyển màu tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc tím vào thời gian sáng sớm.
  • Nếu sử dụng thuốc tím KMnO4 để tắm cho cá thì nên dùng với nồng độ 10mg/l trong khoảng thời gian 30 phút.
  • Sau khi tắm xong, bạn tiếp tục ngâm cá trong dung dịch muối nồng độ 0.02 - 1 % trong vài ngày hoặc 1 tuần. Cách này giúp điều trị bệnh Columnaris gây ra cho cá.

Trong đời sống sinh hoạt

  • Nếu dùng để khử mùi nước nên sử dụng liều lượng 20mg/l.
  • Nếu dùng thuốc tím để diệt khuẩn thì dùng ở liều lượng từ 2 - 4 mg/l.
  • Dùng thuốc tím để diệt virus thì dùng khoảng 50mg/l.

Khi sử dụng thuốc tím cần lưu ý gì?

Thuốc tím có tan trong nước không

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tím

  • Khi sử dụng thuốc tím trong ao, hồ nước để tiêu diệt mầm bệnh thì bạn cần tính toán chính xác liều lượng thuốc tương ứng với lượng nước để tránh gây lãng phí.
  • Thuốc tím có chất chống oxy hóa mạnh nên cần bảo quản ở nơi không có ánh sáng mặt trời, thoáng mát và kín đáo.
  • Không dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như oxy già, formalin,...
  • Khi sử dụng thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản nên cách nhau ít nhất 4 ngày giữa 2 lần sử dụng. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, cá,....
  • Tránh để thuốc tím dính vào mắt hoặc uống phải (kể cả khi ở nồng độ loãng).

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tím

Thuốc tím có độc không?

Câu trả lời là . Nhất là đối với các loại thuốc tím dạng bột, hạt đậm đặc.

Khi uống phải thuốc tím sẽ xuất hiện một số triệu chứng: đau bụng, nôn ra máu, viêm mạc nâu sẫm, loét miệng, thủng dạ dày. Thậm chí bị sốc, viêm gan, viêm niệu,... Khi tiếp xúc trực tiếp sẽ hoại tử tại chỗ.

Do đó, trước khi sử dụng cần tuân theo hướng dẫn trên bao bì cũng như nhờ đến sự tư vấn của thầy thuốc.

Thuốc tím sử dụng để sát trùng vết thương hở được không?

Câu trả lời là Không.

Lý do thứ nhất, thuốc tím tuy có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm,... nhưng không có tác dụng tiêu diệt một số loại ký sinh như sán, trứng giun.

Lý do thứ hai, do sự phức tạp và bất tiện trong việc sử dụng, bảo quản không phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng thuốc tím sát trùng cho vết thương hở sẽ gây kích ứng tại chỗ, hoại tử vết thương đối với bệnh nhân nhạy cảm.

Muốn sử dụng thuốc tím để sát trùng vết thương phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc tím, ứng dụng và cách sử dụng. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với đơn vị chuyên cung cấp các hóa chất CHEMISTOCK. Đội ngũ nhân viên, kỹ thuật giàu chuyên môn sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.