Toàn cầu hóa và khoảng cách giàu nghèo việt nam năm 2024

Dựa trên dữ liệu thu thập từ 189 quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] vừa công bố báo cáo cho thấy có khoảng 300 triệu người lao động có mức thu nhập khoảng 7.500 USD/tháng. Ngược lại, có tới gần 1,6 tỷ người, chiếm gần một nửa số người lao động trên toàn thế giới, chỉ kiếm được 200 USD mỗi tháng. Thậm chí có khoảng 10% số người lao động có mức thu nhập chỉ khoảng 22 USD mỗi tháng.

Để hiểu rõ thêm nghịch lý trong phát triển này, hãy nhìn vào một vài con số thống kê mà OXFAM, tổ chức phi chính phủ của Anh chuyên quan tâm đến các vấn đề bất bình đẳng, đói nghèo, phân biệt đối xử và việc khai thác các nguồn tài nguyên của thế giới, đưa ra hồi năm 2017. Theo OXFAM, chỉ 8 người giàu nhất thế giới đã chiếm hữu lượng của cải tương đương của 3,6 tỷ người nghèo nhất, tức là một nửa dân số thế giới.

Cũng theo OXFAM, những người giàu nhất hành tinh tích lũy sự giàu có với tốc độ đáng sợ, đến nỗi thế giới có thể có Trillionaire USD [người sở hữu nghìn tỷ USD] đầu tiên trong vòng 25 năm nữa. Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng Trillionaire mỗi ngày tiêu xài 1 triệu USD thì cũng phải 2.738 năm mới hết tiền.

Đây là lời cảnh báo cho thấy việc chỉ coi trọng tăng trưởng kinh tế và tạo thu nhập là chưa toàn diện. Nó có thể chỉ giúp một số người có cơ hội tích lũy của cải, trong khi nhiều người nghèo lại càng nghèo hơn. Thực tế này có thể thấy khi so sánh các nước phát triển với hệ thống kiểm soát thu nhập tốt hơn so với các nước nghèo vốn chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội [GDP].

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế, tiền lương của số người có thu nhập cao hàng đầu ở các nước phát triển chỉ chiếm 30% GDP của nước đó. Trong khi đó, đối với các nước nghèo, những người lao động có thu nhập cao hàng đầu chiếm tới 70% GDP. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng bất bình đẳng trên hành tinh của chúng ta.

Cuộc cách mạng 4.0 cũng tạo nguy cơ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng. Lợi nhuận và giá trị từ những kỹ năng mới tạo ra đương nhiên sẽ cao hơn, nhưng chỉ có những người được trang bị và đủ sức nắm bắt các kỹ năng mới mới có thể nắm bắt cơ hội. Ngược lại, những người không thích ứng được với đòi hỏi của công nghệ 4.0 sẽ bị gạt ra trong quá trình phát triển và trở nên bần hàn nếu như hệ thống an sinh xã hội không được quan tâm.

Để không có ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển cũng là thách thức với Việt Nam. Nếu nhìn vào tỷ lệ nghèo đa chiều, chỉ số được đo bằng mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin, chỉ số này giảm đáng kể từ 15,9% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2016, tương đương với khoảng 6 triệu người đã thoát nghèo. Tuy nhiên, nếu như năm 1993, chênh lệch giữa nhóm 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nhóm nghèo nhất chỉ khoảng 4,4 lần, thì đến năm 2016 đã tăng lên 10 lần.

Các nước trên thế giới cần phải tạo ra một nhận thức mới và phải thiết kế nền kinh tế sao cho có lợi cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho vài người có đặc quyền hoặc có đủ điều kiện nắm bắt các cơ hội. Các nước cần một nền kinh tế có khả năng tạo ra một xã hội tốt hơn và công bằng hơn, trong đó người lao động được nhận lương xứng đáng, phụ nữ và nam giới được đối xử bình đẳng, trẻ em có các cơ hội để phát triển và không ai phải sống trong nỗi lo sợ bị bệnh mà không thể đến bệnh viện vì không trả nổi các chi phí y tế.

Chỉ có như vậy, thế giới mới thoát khỏi nghịch lý của sự chênh lệch quá lớn giữa những người siêu giàu và những người bị bỏ mặc trong sợ hãi và tuyệt vọng.

Khoảng cách giàu nghèo là một vấn đề xã hội và là một tồn tại thực tế ở mọi quốc gia. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo luôn là ưu tiên của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư với tốc độ số hóa nhanh như vũ bão hiện nay, để thu hẹp khoảng cách số là một bài toán khó và nếu không sớm tìm ra lời giải, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội sẽ ngày một nới rộng hơn. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với PGS, TS Thái Thanh Hà [giảng viên cao cấp, Trường Đại học Ngoại thương] xung quanh nội dung này.

PV: Thưa PGS, TS Thái Thanh Hà, được biết, ông đang làm trưởng nhóm nghiên cứu đề tài về đo lường khoảng cách số tại Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn rất cao, bởi khoảng cách số sẽ kéo giãn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nhiều hơn, nếu chúng ta không có giải pháp giải quyết vấn đề kịp thời. Ông có thể cho biết tại sao ông và cộng sự lại chọn đề tài này để nghiên cứu?

PGS, TS Thái Thanh Hà: Khoảng cách giàu nghèo là một vấn đề rất phức tạp, mang tính đa diện và nan giải với tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, sau "cơn bão" Covid-19 và ảnh hưởng đáng sợ của nó, khoảng cách giàu nghèo dường như ngày càng bị nới rộng hơn. Tuy nhiên, có một cuộc chiến sẽ còn cam go, khốc liệt và trường kỳ hơn, đó là cuộc chiến làm thu hẹp khoảng cách số. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ số hóa nhanh như vũ bão hiện nay, khoảng cách số giữa những nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận và những nhóm đối tượng yếu thế, không có hoặc ít có khả năng tiếp cận với tiến trình chuyển đổi số sẽ có tác động rất mạnh mẽ, làm khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng bị nới rộng hơn trong xã hội.

Ở nước ta, công tác xóa đói, giảm nghèo cũng như nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo luôn được chú trọng thực hiện. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là những quyết sách lớn đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ đang ráo riết thực hiện, như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững... Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thực tế thực sự ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn Liên hợp quốc giảm còn 4,3% trong năm 2022. Thành tựu đó của chúng ta đã được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, cũng như đa số các quốc gia khác trên thế giới, nước ta đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải mới mang tính toàn cầu, đó là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách số. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số rất cao trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế số đều đạt 2 con số, nổi bật là thương mại điện tử. Trong bối cảnh ấy, nếu những người nghèo, đối tượng yếu thế không có hoặc có rất ít cơ hội tiếp cận với các sản phẩm số, dịch vụ số, nền tảng số thì khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng nới rộng hơn. Ví dụ, nếu nông dân nghèo không thể đưa được nông sản lên sàn thương mại điện tử thì thu nhập của họ sẽ ngày càng ít đi, do mua sắm trực tuyến là một xu hướng tiêu dùng mới và ngày càng phổ biến trong xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi và các cộng sự tại Trường Đại học Ngoại thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình và cơ sở đào tạo nghề tại các địa bàn nghiên cứu thí điểm rất đau đáu với đề tài này. Rất may mắn, chúng tôi đã được Đại sứ quán Australia tài trợ nghiên cứu đề tài "Đo lường sự khác biệt số thời kỳ hậu Covid-19 tại Việt Nam thông qua phát triển thử nghiệm chỉ số hòa nhập dựa trên khung nghiên cứu Australia". Australia đã có những kết quả nghiên cứu rất sâu và họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về đề tài này. Đồng thời, năm 2023 là năm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao nên đề tài của chúng tôi đề xuất cũng mang ý nghĩa thiết thực vì đã được chọn với số lượng 11 trên 68 hồ sơ ứng viên gửi tới Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tham gia tuyển chọn.

PV: Theo ông thì những nhóm đối tượng nào có thể trở thành yếu thế trong kỷ nguyên số hiện nay?

PGS, TS Thái Thanh Hà: Theo kết quả nghiên cứu chung của thế giới thì giới tính cũng là một vấn đề. Đàn ông ở các quốc gia phát triển có nhiều cơ hội sở hữu điện thoại thông minh, tiếp cận internet hơn so với phụ nữ. Khoảng 1,2 tỷ phụ nữ trên thế giới không có điện thoại di động. Vì thế, phụ nữ trên thế giới ít có cơ hội tiếp cận số hơn so với nam giới.

Trong xã hội, nhóm người thường xuyên truy cập internet sẽ tạo ra các mối quan hệ và vòng kết nối xã hội giữa những người có chung sở thích và vì thế họ có nhiều cơ hội kiếm tiền, tìm kiếm việc làm hơn so với những người ít hoặc không truy cập internet. Người nghèo, người thuộc vùng kém phát triển sẽ ít có cơ hội truy cập internet hơn.

Người khuyết tật cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ truy cập internet thấp bởi ngay cả khi họ được trang bị phương tiện đầy đủ nhưng những khiếm khuyết của cơ thể khiến họ rất khó sử dụng các phương tiện ấy để truy cập internet.

PV: Vậy đâu là nguyên nhân có thể gây ra khoảng cách số trong xã hội, thưa ông?

PGS, TS Thái Thanh Hà: Tôi cho rằng có những nguyên nhân chính có thể gây ra khoảng cách số trong xã hội như sau: Những người có thu nhập thấp sẽ ít tiếp cận với internet hơn; những vùng kém phát triển sẽ ít có điều kiện tiếp cận internet hơn; những người có kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ tốt có thể khai thác, sử dụng tốt nguồn tài nguyên phong phú trên internet để áp dụng trong học tập, sinh hoạt; cá biệt có những trường hợp có điều kiện nhưng không bao giờ hoặc rất ít khi sử dụng internet. Ngoài ra, xung đột quân sự giữa các quốc gia cũng là nguyên nhân tạo ra khoảng cách số giữa các quốc gia bị lôi vào vòng chiến sự với các quốc gia không bị ảnh hưởng...

PV: Theo ông, làm thế nào để chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách số trong xã hội?

PGS, TS Thái Thanh Hà: Theo Chiến lược thu hẹp phân chia số do Liên minh viễn thông quốc tế [ITU], Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc [UNESCO] đề xuất thì có 10 giải pháp để giải quyết vấn đề này. Đó là xúc tiến hòa nhập số trong kế hoạch băng thông rộng và nỗ lực gia tăng vai trò của nền kinh tế số; tăng cường kiến thức số và kỹ năng số; hỗ trợ chính sách cho nhóm yếu thế; hòa nhập chính sách tiếp cận internet với thế giới; chú trọng đến internet và nhu cầu hạ tầng; bảo vệ trẻ em trực tuyến trên internet; hạn chế tác động môi trường; khuyến khích công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện có thể chi trả internet băng thông rộng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

CHIẾN THẮNG [thực hiện]

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

VNPT với hành trình ​rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn

Hàng ngàn học sinh, sinh viên đã được tiếp sức và không bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiếp cận tri thức giữa dịch Covid-19. Đó là kết quả của chương trình “Sóng và máy tính cho em”, một sự chung tay vì cộng đồng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT].

Việt Nam thu hẹp khoảng cách số với các nước trong khu vực Đông Nam Á

Ngày 31-3, Dell Technologies Việt Nam đã công bố doanh thu từ các đơn hàng đạt mức tăng trưởng 60% trong năm tài khóa 2022 so với cùng kỳ năm trước tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội.

Chủ Đề