Trái đất được hình thành từ bao nhiêu mãng chính

Lý thuyết cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Video mô phỏng cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa lên đến 10000C.

- Bao man-ti với trạng thái quánh dẻo đến rắn, có độ dày 2900 km, nhiệt độ từ 1500 - 37000C.

- Lớp nhân có tạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km, nhiệt độ khoảng 50000C.

Trái đất được hình thành từ bao nhiêu mãng chính

2. Các địa máng (mảng kiến tạo)

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

Trái đất được hình thành từ bao nhiêu mãng chính

- Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất là: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu – Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn – Úc, Thái Bình Dương.

Trái đất được hình thành từ bao nhiêu mãng chính

- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 129 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (có thể lập bảng so sánh). Trả lời câu hỏi mục 2 trang 130 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát hình 2, em hãy: - Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào? - Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó.

(Chinhphu.vn) - Một nhóm nhà khoa học quốc tế vừa xác định được niên đại của một mẫu vật khoáng sản cực nhỏ được coi là cổ xưa nhất của Trái đất - khoảng 4,5 tỷ năm, hé mở những hy vọng mới trong hành trình khám phá thời kỳ sơ khai và quá trình Trái đất trở thành hành tinh sống.

Trái đất được hình thành từ bao nhiêu mãng chính
Mẫu vật được cho là cổ nhất Trái Đất.

Các học thuyết trước đây cho rằng quá trình lạnh đi của Trái đất đòi hỏi khoảng thời gian là 600 triệu năm.

Tuy nhiên, phát hiện về các tinh thể zircon (một loại khoáng sản) trong những thập kỷ gần đây đưa ra giả thuyết rằng lớp vỏ Trái đất được hình thành cách đây 4,374 tỷ năm, tức là 160 triệu năm sau khi Trái đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời hình thành.

Điều này củng cố thêm cho giả thuyết về một Trái đất lạnh với nhiệt độ vừa đủ thấp cho phép nước, các đại dương và tầng thủy quyển được hình thành không lâu sau khi có lớp vỏ Trái đất.

Từ đây, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng Trái đất từng có một tầng thủy quyển cách đây 4,3 tỷ năm dù thời gian tồn tại là không lâu.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ mới, đó là kính hiển vi đầu dò nguyên tử (APT) có khả năng xác định chính xác niên đại của mảnh khoáng sản rất nhỏ bằng cách đo các nguyên tử chì riêng biệt bên trong.

Do độ bền cao, zircon có thể chịu được hàng tỷ năm xói mòn mà vẫn còn các đặc tính hóa học và cung cấp nhiều thông tin địa chất.

Các lớp vỏ đá rắn của Trái Đất (thạch quyển) nằm trên một vùng đá nóng bán chảy có độ nhớt cao (quyển mềm), trong đó các dòng phát sinh nhiệt được mô tả như hình trên. Tại điểm nơi hai dòng đối lưu gặp nhau, thạch quyển bị tách ra, tạo thành các đại dương. Dung nham phun trào ở khu vực này sẽ tạo ra đáy đại dương mới (thể hiện bằng màu nâu sẫm). Sự tác động lên thạch quyển theo cách này gây ra áp lực lớn bên trên làm một số khu vực chìm xuống. Nơi chìm xuống là những khu vực có lớp vỏ mỏng hơn của các đại dương nằm bên dưới lớp vỏ lục địa dày hơn rất nhiều. Vì nó bắt buộc ở sâu hơn nên sẽ nóng hơn và có độ nhớt cao và lần lần sáp nhập vào quyển mềm.