Trật tự an toàn xã hội được hiểu là gì năm 2024

Từ năm 1986 đến nay, bước vào thời kỳ đổi mới, với sự phát triển kinh tế thị trường và quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho tình hình TTATXH có nhiều diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt số thanh thiếu niên phạm tội, chiếm tỷ lệ ngày càng cao; xuất hiện nhiều loại tội phạm mới phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm khủng bố, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ, hung hãn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, trên các lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; công tác thi hành án và hỗ trợ tư pháp; công tác của lực lượng Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ đã đạt được thành tựu đáng kể.

Nổi bật trong công tác đấu tranh bảo đảm TTATXH là lực lượng Công an đã tham mưu, chuyển hoá chiến lược “xã hội hoá” công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân; trong đó lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Chúng ta đã tham mưu xây dựng một số bộ luật cơ bản liên quan đến công tác Công an nói chung, công tác bảo đảm TTATXH nói riêng như Luật Công an nhân dân; Luật an ninh quốc gia; Luật cư trú; Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật phòng, chống ma tuý; Luật phòng, chống tham nhũng; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự… Đặc biệt tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành 4 chương trình quốc gia liên quan đến công tác đấu tranh bảo đảm TTATXH. Đó là: - Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ban hành theo Nghị quyết số 09-1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. - Chương trình quốc gia phòng, chống ma tuý, ban hành theo Quyết định số 156-2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. - Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em, ban hành theo Quyết định số 130-2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ. - Chương trình phòng, chống tham nhũng, ban hành theo Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 15 tháng 5 năm 1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị.

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta đã tích cực đổi mới các mặt công tác, các biện pháp nghiệp vụ, từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm; chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, tiến hành đồng bộ các biện pháp xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc với nhiều nội dung, hình thức phong phú thiết thực. Đặc biệt đã tập trung mở nhiều đợt cao điểm tấn công tội phạm, triệt phá nhiều băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức; truy bắt các đối tượng truy nã; kiềm chế các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; hạn chế sự gia tăng của tội phạm hình sự; chủ động phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma tuý, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành công vụ… Kết quả điều tra tội phạm đạt trên 70%, trong đó trọng án đạt tỷ lệ cao trên 90%; án tồn đọng đã được giải quyết dứt điểm và xử lý nghiêm minh.

Các mặt công tác QLHC về TTXH cũng đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức tiến hành. Thực hiện quan điểm cởi mở, thông thoáng hơn được thể hiện trong Luật cư trú... ngành Công an đã nghiên cứu tham mưu cho Nhà nước ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới nội dung phương pháp, trình tự, thủ tục đăng ký quản lý cư trú, giúp người dân thực hiện quyền tự do cư trú, đi lại một cách đầy đủ hơn, thuận tiện hơn và phù hợp hơn với yêu cầu sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân trong một xã hội năng động, mở cửa. Công tác bảo đảm trật tự công cộng ở các địa bàn đô thị và ở các thành phố cũng từng bước được đầu tư, chỉnh trang xây dựng, trong đó nhiều siêu thị, bến tàu, bến xe; nhà ga, bến cảng; công viên, rạp hát, khu vui chơi giải trí công cộng tập trung đông người đã được xây mới. Quan hệ giao tiếp của con người và các hoạt động thiết yếu của xã hội ở nơi công cộng đã từng bước đi vào nề nếp, trật tự, an toàn hơn, văn minh, lịch sự hơn. Công tác quản lý người nước ngoài, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, quản lý vũ khí vật liệu nổ, quản lý đối tượng ở từng địa bàn cơ sở... cũng có những chuyển biến đáng kể, các hoạt động đăng ký quản lý đã đi vào nề nếp, nhiều nội dung yêu cầu quản lý được đổi mới, không những đáp ứng như yêu cầu hoạt động kinh doanh của người dân, mà còn chủ động phát hiện, xử lý hàng trăm trường hợp người nước ngoài xuất nhập cảnh trái phép, cư trú lao động bất hợp pháp; bắt giữ xử lý hình sự hàng ngàn đối tượng lợi dụng các ngành, nghề kinh doanh đặc biệt để hoạt động phạm tội, cũng như các hoạt động mua bán, tàng trữ, sản xuất, sử dụng vũ khí trái phép gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội., góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội, cho cuộc sống của người lao động.

Công tác quản lý giáo dục cải tạo phạm nhân, thi hành án hình sự, xử phạt vi phạm hành chính... cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Trong đó, đặc biệt là sự đổi mới về nội dung quy trình xử phạt hành chính; quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các Trại giam, đổi mới nội dung phương pháp quản lý giáo dục, cải tạo phạm nhân; thực hiện việc phân loại, phân hoá phạm nhân, từng bước thí điểm “nhà tù không song sắt” đối với phạm nhân cải tạo tiến bộ; đồng thời tăng cường việc thực hiện các chính sách nhân đạo: Đại xá, tha tù trước thời hạn, hướng nghiệp dạy nghề giúp phạm nhân cải thiện đời sống trong khi thi hành án và tái hoà nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù. Theo thống kê chưa đầy đủ chỉ trong 10 năm gần đây, các trại giam thuộc Bộ Công an quản lý đã giáo dục, cải tạo tha tù, chiếm 76,6% tổng số phạm nhân vào trại, nhiều người trong số đó đã thực sự cải tạo tiến bộ, là người lương thiện có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, các công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; bảo vệ môi trường, phòng, chống các sự cố về môi trường cũng có những chuyển biến tích cực. Đã có hàng trăm ngàn km đường bộ được xây mới, hàng ngàn km đường được vào cấp theo tiêu chuẩn quốc gia, hàng ngàn cơ sở giao thông đầu mối nhà ga, bến tàu, bến cảng được xây mới, hàng trăm km đường thuỷ được nạo vét, đầu tư trấn trị dòng chảy nâng cấp khai thác sử dụng. Năng lực vận tải hàng năm tăng từ 10 -12% tấn/km hàng hoá góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh. Theo đó, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những tiến bộ đáng kể: tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do giao thông đã được kiềm chế; số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số bị thương do tai nạn giao thông đã có chiều hướng giảm đáng kể so với những năm 2000-2003. Công tác PCCC, bảo vệ môi trường cũng đã được sự quan tâm của toàn xã hội, ý thức người dân trong chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, PCCC đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động cứu hộ cứu nạn, phòng, chống sự cố về môi trường đã mang tính chuyên nghiệp hơn và đặc biệt là đã được người dân tham gia thực hiện ở từng địa bàn cơ sở, cụm dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp... góp phần làm giảm các thiệt hại do ô nhiễm môi trường, do cháy nổ gây nên.

Kết quả đạt được trên lĩnh vực thực hiện TTATXH thời gian qua đã thực sự là nền tảng quan trọng của ổn định chính trị - xã hội, góp phần giữ vững môi trường hoà bình... điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; nâng cao vị thế đất nước, mở rộng quan hệ ngoại giao; củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn công tác bảo đảm TTATXH vẫn bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất định: Công tác nắm tình hình về TTATXH, dự báo về những yếu tố tác động ảnh hưởng đến ANTT nói chung và TTATXH nói riêng để bảo đảm TTATXH còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chưa thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình, diễn biến của TTATXH và những vấn đề có liên quan, ở từng địa phương, từng lĩnh vực cụ thể. Chưa xác định rõ những lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, cơ cấu động thái và những diễn biến phức tạp của từng vấn đề về TTATXH. Các yêu cầu trong lĩnh vực quản lý TTATXH trong nhiều trường hợp chưa được thực hiện nghiêm túc. Hệ thống thống kê xã hội, thống kê hình sự thường không chính xác. Việc bảo đảm TTATXH ở tầm vĩ mô của Nhà nước thiếu tính kế hoạch, đồng bộ và tính hiệu quả. Đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính và chức vụ đang rất sơ hở trong việc ban hành luật doanh nghiệp, quy định điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký kinh doanh lỏng lẻo tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều “doanh nghiệp ma” ra đời hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn bán hoá đơn thuế giá trị gia tăng, lập hồ sơ xuất khẩu giả để thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ tiền thuế giá trị gia tăng. Trong nhiều lĩnh vực cụ thể có liên quan đến TTATXH, từ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, bảo vệ môi trường, quản lý cư trú, giáo dục cải tạo phạm nhân, quản lý vũ khí vật liệu nổ... cho đến việc bảo đảm sự gắn kết giữa bảo đảm TTATXH với việc thực hiện các mục tiêu khác thiếu đồng bộ, thiếu tính kế hoạch, thiếu các biện pháp và những bước đi thích hợp. Việc phát hiện và xử lý các trường hợp gây mất TTATXH của Nhà nước và của các cơ quan chức năng còn không kịp thời, thiếu kiên quyết triệt để, trong một số trường hợp còn tỏ ra lúng túng bị động.

Tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song trong đó nổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Tầm nhìn chiến lược và vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng, vai trò quản lý điều hành chung ở tầm vĩ mô của Nhà nước trong bảo đảm TTATXH còn bộc lộ nhiều hạn chế. - Việc tổ chức tiến hành nhiều nội dung bảo đảm TTATXH ở nước ta chủ yếu vẫn được tiến hành theo lối tư duy cũ, cách làm cũ, chậm được đổi mới để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. - Hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lý cho việc tổ chức tiến hành các biện pháp bảo đảm TTATXH còn chưa đồng bộ thiếu thống nhất, nhiều nội dung quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tế còn chậm được đổi mới. - Vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn kỹ thuật, cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc giúp nhà nước xây dựng và lãnh đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, phương án lớn về bảo đảm TTATXH còn kém hiệu quả. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý nói chung và lực lượng CSND nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm TTATXH ở một quốc gia phát triển. - Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động, tổ chức hướng dẫn người dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và quản lý TTATXH ở từng địa bàn cơ sở còn chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. - Sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật công nghệ tiến tiến hiện đại để phục vụ cho yêu cầu bảo đảm TTATXH ở nước ta còn manh mún, thiếu tính đồng bộ và chậm được triển khai thực hiện.

Tổng kết thành tựu đổi mới công tác Công an trong lĩnh vực TTATXH và bảo đảm TTATXH, từ những kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau đây:

Về bài học kinh nghiệm: Một là, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng; phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng tư duy mới về TTATXH; “xã hội hoá”, biến vấn đề TTATXH và công tác bảo đảm TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt.

Hai là, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Công an đối với công tác bảo đảm TTATXH; coi đó là nguyên tắc, phương châm trong mọi hoạt động chấp hành và điều hành của các lực lượng tham gia công tác bảo đảm TTATXH từ Trung ương xuống địa phương.

Ba là, chủ động trong mọi tình huống, nhạy bén, đi trước đón đầu; coi trọng công tác dự báo; nắm chắc tình hình, phòng ngừa từ xa; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật tiếp cận sát tình hình; sẵn sàng ngăn chặn, đối phó với mọi diễn biến bất lợi về TTATXH.

Bốn là, dựa vào nhân dân; coi trọng thế trận lòng dân; thế trận An ninh nhân dân; kết hợp giữa lực lượng an ninh với quốc phòng; thường xuyên đổi mới hình thức vận động quần chúng; sáng tạo phát huy cao nhất sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, tham gia công tác bảo đảm TTATXH.

Năm là, Bám sát và coi trọng tổng kết thực tiễn công tác bảo đảm TTATXH; lấy thực tiễn kinh nghiệm để soi rọi lý luận, bổ sung lý luận ngày một hoàn thiện, thực hiện sứ mệnh dẫn đường, chỉ đạo cho thực tiễn công tác đấu tranh bảo đảm TTATXH.

Sáu là, xây dựng, tổ chức hệ thống lực lượng cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm TTATXH phù hợp; có đạo đức, có kỷ luật và năng lực thực tiễn chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bảy là, chăm lo đội ngũ tri thức, cán bộ khoa học trong lực lượng Công an nhân dân; có chính sách ưu đãi nhất định; tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để họ làm việc và cống hiến hết sức mình trong nghiên cứu, đào tạo vì sự nghiệp đấu tranh bảo đảm TTATXH.

Tám là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực đấu tranh bảo đảm TTATXH.

Đâu là khái niệm trật tự an toàn xã hội chính xác nhất?

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

Trật tự an toàn xã hội bao gồm những gì?

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, có thể thấy, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

Chủ thể bảo vệ an ninh quốc gia đảm bảo trật tự an toàn xã hội là gì?

Theo quy định trên, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.

An ninh xã hội là gì?

An ninh xã hội: An ninh xã hội là sự ổn định, phát triển bền vững của các mối quan hệ xã hội. An ninh xã hội là nền tảng cho sự phát triển của an ninh trật tự.