Trẻ 10 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu là đủ

Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.

Trẻ từ 1 – 4 tháng: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.

Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi[ở một số trẻ có thể sớm hơn], thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.

Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.

Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.

Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.

Bé từ 0-3 tháng tuổi nên ngủ từ 14-17 giờ, trẻ từ 6-13 tháng tuổi cần ngủ từ 9-11 giờ để đảm bảo phát triển thể chất, tinh thần.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Theo các nhà khoa học, số lượng giấc ngủ sẽ giảm dần từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi thiếu niên. Ở các giai đoạn của thời thơ ấu, ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và giúp quản lý cảm xúc cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ảnh: Freepik.

Ngược lại, khi trẻ có thời gian ngủ ít lại kéo theo rất nhiều ảnh hưởng xấu cho tương lai về sau. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tờ The Guardian [Anh] cho thấy những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, bao gồm: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học còn nhấn mạnh trẻ thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tinh thần, trầm cảm, kém chú ý, béo phì và nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường type 2.

Trẻ nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?

Nhu cầu về giấc ngủ sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ [NSF] khuyến nghị, trẻ em nên có thời lượng ngủ như sau:

Độ tuổi

Số giờ ngủ

0-3 tháng tuổi

14-17 giờ

Từ 4 - 11 tháng tuổi

12-15 giờ

Từ 1 - 2 tuổi

11-14 giờ

Từ 3 - 5 tuổi

10-13 giờ

Từ 6 - 13 tuổi

9-11 giờ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ. Do đó, các phụ huynh nên thiết lập đồng hồ sinh học giúp con bằng cách tạo ra những thói quen tốt trước giờ đi ngủ. Một số các giải pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ như hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, hát hoặc kể chuyện cho con nghe và tạo không khí phòng ngủ yên tĩnh, dễ chịu.

Đặc biệt, cha mẹ cũng nên lưu ý về khẩu phần ăn trong ngày. Người lớn hãy đảm bảo trẻ đã có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ sẽ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến khích cha mẹ nên cho bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng để đón nhận ánh sáng tự nhiên trong ngày. Khi ánh sáng mặt trời xâm nhập vào mắt, một thông điệp sẽ được truyền đến não bộ để thông báo về việc tạm dừng sản sinh hormone melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ.

Trẻ 10 tháng nên ngủ mấy giờ?

Bảng tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên.

Trẻ em 10 tháng tuổi nên ăn gì?

Trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn được những thực phẩm mà cha mẹ ăn như: trái cây, ngũ cốc, rau, sữa chua không đường, thịt, phô mai...Cha mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm ở các nhóm khác nhau, đặc biệt là trái cây và rau củ. Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự bốc hoặc xúc đồ ăn.

Nên cho trẻ đi ngủ lúc mấy giờ?

Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 - 21h và thức dậy sau 7h sáng có thể đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất. Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 - 21h và thức dậy sau 7h sáng là tốt nhất.

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu ml cháo?

Với trẻ từ 10 - 12 tháng thì ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được với hàm lượng từ 200 - 250 ml và ăn 3 bữa cùng bú mẹ cả ngày. Khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi thì có thể cho trẻ ăn cháo, thức ăn thái nhỏ cắt khúc với hàm lượng từ 250 - 300 ml và cho trẻ ăn 3 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.

Chủ Đề