Trẻ em uống kháng sinh bao lâu

Nên thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh: healthstatus.com

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ trong nhiều trường hợp là cần thiết. Nếu biết cách sử dụng một cách khoa học sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh mà không gây biến chứng xấu về sau.

Để sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ, phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ Nhi khoa thay vì tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh khi chăm sóc trẻ tại nhà.

Công dụng của thuốc kháng sinh

Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn.

Phần lớn các nhiễm khuẩn thông thường trong sinh hoạt được chữa bằng uống thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh dùng cho mắt, tai được sử dụng bằng dung dịch, nhỏ giọt. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch.

Kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.

Thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ 

Nhiều phụ huynh tin rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên cứ bị bệnh là dùng kháng sinh. Ở trẻ nhỏ, bệnh về tai mũi họng như viêm họng, viêm tai giữa, ho, sổ mũi, cảm cúm… xuất hiện thường xuyên. Nhiều bố mẹ, khi thấy trẻ có dấu hiệu cảm cúm liền tự ý đi mua thuốc dựa trên “kinh nghiệm nuôi con” về cho trẻ uống.

Nguyên nhân một phần cũng là do thầy thuốc: nhiều trường hợp khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng chỉ định sử dụng kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh này có thể gây ra các hệ quả:

  • Gây lãng phí: Các bệnh do virus không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.
  • Gây khó khăn cho chẩn đoán.
  • Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số kháng sinh dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.
  • Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn.

Uống thuốc kháng sinh không đúng cách có thể làm cơ thể trẻ mất đi khả năng phòng chống bệnh tật mà bẩm sinh vốn có, tạo cơ hội cho vi khuẩn thích nghi và có thể trở thành các chủng kháng thuốc về sau.

Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ: Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn.

Cơ thể người có khả năng tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh, có khả năng tự điều chỉnh và làm lành các vết thương ở một mức độ nhất định. Do đó, chỉ viện đến sự can thiệp của thuốc khi bệnh tật vượt khỏi khả năng tự điều chỉnh của cơ thể.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh:

Không tự ý chẩn đoán và mua kháng sinh để chữa bệnh

Tình trạng dễ thấy hiện nay là phụ huynh thường truyền tai nhau và dựa trên kinh nghiệm chăm sóc trẻ để đi mua thuốc. Những người bán thuốc không phải ai cũng là bác sĩ đúng chuyên môn để chắc chắn rằng thuốc kháng sinh đó có hợp với trẻ hay không, liều lượng chính xác như thế nào.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ Nhi khoa.

Nếu cha mẹ chưa sắp xếp được thời gian đưa con đi khám trực tiếp thì nên có sự tư vấn của các bác sĩ Nhi khoa từ xa qua video để 

Không dùng lại thuốc còn thừa

  • Thứ nhất, nhiều trẻ chưa uống hết thuốc nhưng bệnh đã giảm và bố mẹ không cho dùng thuốc nữa. Khi gặp tình trạng tương tự, bố lại cho bé sử dụng lại thuốc từ lần ốm trước, có thể thuốc đã hết hạn sử dụng, hoặc được bảo quản không đúng cách nên hiệu quả không còn như ban đầu.
  • Thứ hai, các triệu chứng bệnh giống nhau nhưng nguyên nhân bệnh có thể khác nhau, dễ nhầm lẫn.
  • Thứ ba, có thể lần trước bác sĩ cho thuốc đó, nhưng hiện giờ thuốc đó đã bị kháng, cần thay đổi thuốc khác.

Tuân thủ đúng thời gian điều trị

Trên thực tế, chỉ cần 5 - 7 ngày cho một đợt điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, đợt điều trị kháng sinh cũng có thể dài ngày hơn, theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều phụ huynh khi thấy triệu chứng bệnh ở bé thuyên giảm, ngừng uống thuốc. Điều này có thể khiến việc điều trị gặp khó khăn thêm, vì vi khuẩn chưa bị diệt hẳn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Không được đưa thuốc kháng sinh của trẻ này cho trẻ khác uống

Triệu chứng bệnh ở mỗi bé có vẻ giống nhau, nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau, do đó trẻ bị bệnh cần phải đi khám bác sĩ để kê thuốc nhằm tránh trường hợp dùng sai thuốc, phản ứng phụ với thuốc, dị ứng với thuốc…

Khám chuyên khoa Nhi ở đâu tốt tại Hà Nội 

Khi bé có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám, kiểm tra với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn điều trị đúng cách và phù hợp. Tại Hà Nội, phụ huynh có thể đưa bé đến khám tại một số địa chỉ uy tín sau:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện đa khoa Vinmec
  • Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
  • Bệnh viện Việt Pháp.

Xem thêm bài viết:

  • 12 địa chỉ khám Nhi uy tín ở Hà Nội
  • 22 bác sĩ Nhi giỏi ở Hà Nội

Trên đây là những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Phụ huynh nên lưu lại để tham khảo khi cần thiết.

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên khám Nhi. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Bác sĩ Nhi khoa tư vấn, khám chữa từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tin tứcTrẻ emPhòng bệnh cho trẻ

3 sai lầm nghiêm trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ

Chia sẻ

Không dùng hết liệu trình điều trị, tự ý dùng thuốc, tự ý đổi thuốc kháng sinh vì “uống mãi” chưa đỡ… là những sai lầm vô cùng phổ biến của các bà mẹ khi chăm con ốm. Kéo theo một loạt hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

>>> 5 Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ uống thuốc

>>> Thuốc kháng sinh gây nhiều tác dụng phụ nhất

>>> Thuốc kháng sinh azithromycin có thể gây nguy hiểm

Dùng không hết liệu trình!

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi [BV Bạch Mai] phải “kêu trời” vì thói quen dùng thuốc của các bà mẹ. “Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp kẻo “hại người”. Điều này là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”, TS Dũng nói.

TS Dũng giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn. “Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn [khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc]. Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc.

Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc”, TS Dũng khuyến cáo. Cũng theo chuyên gia này, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.

Tùy tiện dùng thuốc!

Theo một nghiên cứu của BV Nhi trung ương thì có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. “Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác… khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn”, TS Dũng nói.

TS Dũng cho biết thêm, tình trạng tự làm bác sĩ của các bà mẹ ngày càng phổ biến. Họ lý giải, đưa con đi khám, thấy bác sĩ nghe nghe, nhòm vào miệng con thế là xong, kê đơn cũng chẳng có gì đặc biệt, sốt vi rút thì không dùng kháng sinh, mà nhiễm khuẩn thì vẫn kê các loại kháng sinh thông thường nên lần sau, họ tự biến mình thành bác sĩ.

Theo TS Dũng, để người bác sĩ khám phân phân biệt vi-rút hay vi khuẩn đã khó huống hồ chỉ định kháng sinh. Dùng kháng sinh gì, liều bao nhiêu, cho thời gian bao lâu… là cả một nghệ thuật, trình độ của bác sĩ. Không học, cứ hồn nhiên cho con dùng thuốc tưởng là giỏi, là tiết kiệm, không mất thời gian, không phải đưa con đến viện là một sai lầm.

Từ những viêm nhiễm thông thường đường hô hấp trên có thể biến chứng viêm phổi, điều trị tốn kém, lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Nguyên tắc đầu tiên của việc dùng kháng sinh, đó là chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn [vi khuẩn].

Thống kê tại Mỹ, tất cả các trường hợp dùng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp trên, số đơn được kê kháng sinh so với bệnh nhân có bằng chứng nhiễm vi khuẩn thì lớn hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, thực trạng cũng như vậy. TS Dũng cho biết, một nghiên cứu do BV Bạch Mai phối hợp trường ĐH Harvard taok 16 huyện ở Việt Nam cho thấy, có đến 97 – 99% các cháu dưới 5 tuổi đến các phòng khám vì ho, sốt, chảy nước mũi được chỉ định dùng kháng sinh. Như vậy, việc dùng kháng sinh bừa bãi không chỉ ở phía người dân, mà cũng có một phần từ bác sĩ, đặc biệt ở tuyến cơ sở.

Ví dụ, một bệnh đơn giản là viêm họng [ở cả người lớn trẻ em] việc chẩn đoán khó nhất là xác định do vi rút hay vi trùng liên cầu [có thể có biến chứng, thấp tim, khớp]… người bác sĩ cần liệt kê giữa các triệu chứng do vi rút [có kèm đau mắt, chảy mũi, ho, đặc biệt là ho, bởi viêm họng có ho thường do vi rút], trong khi đó, triệu chứng của liên cầu [sưng đau hạch cổ, xuất tiết ở họng]. Chỉ cần dựa vào lâm sàng này là bác sĩ đã có thể kê thuốc hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều trẻ chỉ viêm họng, ho do vi rút nhưng vẫn được chỉ định dùng kháng sinh.

Tùy tiện đổi thuốc

Theo TS Dũng, cũng chính vì thói quen tùy tiện dùng thuốc, tự mua thuốc uống mà không ít người đang uống kháng sinh A được 2 – 3 ngày không đỡ liền đi mua kháng sinh khác về uống. Với thuốc kháng sinh, không chỉ cứ thích là uống. Bởi khi đi vào cơ thể, kháng sinh tồn tại trong huyết thanh, đi đến vị trí nhiễm khuẩn như vào phổi, vào não… Chính nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn này sẽ cho chúng ta hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ đi như vậy, nó còn vào các cơ quan khác. Như chỉ viêm phổi, kháng sinh không chỉ vào phổi mà vẫn đi vào các cơ quan khác như thận, gan… và gây độc. “Vì thế, mục đích là àm thế nào để kháng sinh vào cơ quan đích nhiều hơn, vào các cơ quan khác ít hơn.

Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta chọn liều lượng thích hợp, đặc biệt là chế độ liều, để trả lời khi nào dùng liều cao, khi nào rút ngắn khoảng liều, khi nào đổi kháng sinh khác, khi nào phối hợp kháng sinh. Và để làm được điều này, chỉ có thể là bác sĩ để ra chỉ định hợp lý, vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc”, TS Dũng cảnh báo.


thuocthang.vn

Trẻ nhỏ | Kháng sinh

Tin mới nhất

Trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ cần làm gì? [09/01/2017]

Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì bằng sữa mẹ [21/11/2016]

Trẻ bị ho có cần kiêng tôm và thịt gà [29/10/2016]

Phòng chống béo phì cho trẻ có khó khăn [08/09/2016]

Phòng bệnh cho trẻ đúng cách lúc giao mùa [05/04/2016]

Vitamin và khoáng chất cần cho miễn dịch ở trẻ [21/10/2015]

Xử lý khi trẻ sốt phát ban ngay tại nhà [05/10/2015]

Chữa hăm tả cho trẻ thế nào là đúng? [17/06/2015]

Phòng chống rôm sảy cho trẻ mùa nắng nóng [25/05/2015]

Dị ứng thực phẩm ở trẻ, nguy hiểm hơn ta tưởng [10/04/2015]

Bài viết cùng chuyên mục

5 Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ uống thuốc [07/08/2013]

Trẻ cần vận động để giẩm nguy cơ mắc bệnh tim mạch [31/07/2013]

Vì sao trẻ em không được tiêm vắc xin tốt nhất? [27/07/2013]

Trẻ mắc bệnh vì mút tay [06/02/2013]

Trẻ rất dễ bị nhiễm Rotavirus [01/02/2013]

Hạn chế trẻ nhỏ bị tràm [31/01/2013]

Xử trí khi trẻ bị say nắng [19/01/2013]

Cao điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa lạnh [10/01/2013]

Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp [09/01/2013]

Mẹ nhá cơm con có thể bị viêm dạ dày [05/01/2013]

Sản phẩm liên quan

Cerutin Junior [hương mâm xôi] Tăng sức đề kháng - Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp - Kích thích ăn ngon

Sản phẩm khác

Dầu gội trị rụng tóc NOVOXIDYL Trị rụng tóc - Kích thích mọc tóc LƯU HUYẾT MINH Hộp 60 viên Tăng cường tuần hoàn não - dưỡng não. Giảm nhanh đau đầu, mệt mỏi tinh thần, mất ngủ

Liên hệ tư vấn

Nội dung câu hỏi

Thầy Thuốc Của Bạn

Video liên quan

Chủ Đề