Trích khấu hao tài sản cố định là gì năm 2024

Trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cùng tham khảo giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nội dung này qua bài viết dưới đây.

1. Có cần đăng ký trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế?

Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ bằng văn bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp tự quyết định phương pháp, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu trích khấu hao.

Theo đó, khoản 4 Điều này quy định, phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trước đó phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

Nếu cần thay đổi phương pháp trích khấu hao thì phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Lưu ý, mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao 01 lần trong quá trình sử dụng và phải thực hiện thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đồng thời, điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định, chi phí khấu hao TSCĐ không được trừ khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.

Trích khấu hao tài sản cố định là gì năm 2024
Phải thông báo trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế trước khi thực hiện (Ảnh minh họa)

2. Những tài sản cố định không phải trích khấu hao

Theo Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 147/2016/TT-BTC, những loại TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao:

STT

Loại tài sản

1

Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

2

Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất

3

Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê tài chính)

4

Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp

5

Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp.

Trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như:

Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng

6

Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

7

Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp

8

Tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng: Không trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản

3. Ngày bắt đầu tính khấu hao tài sản cố định

Căn cứ khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau:

9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Trích khấu hao tài sản cố định là gì năm 2024
Bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định từ ngày báo tăng tài sản cố định (Ảnh minh họa)

4. Cách đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trước khi thực hiện trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp gửi Công văn tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý của doanh nghiệp để thông báo về phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Có thể tham khảo mẫu Công văn sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐĂNG KÝ PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Kính gửi:

- Tên doanh nghiệp:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Mã số thuế:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/14/2013 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Nay Công ty …………. đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với Chi cục thuế ……………theo phương pháp khấu hao đường thẳng .

Tài sản cố định đăng ký trích khấu hao chi tiết dưới đây:

STT

Tên tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định

Bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định

1

2

3

Xin chân thành cảm ơn!

…, ngày … tháng …. năm …

CÔNG TY…………………………………..

(Người đại diện theo pháp luật ký và ghi rõ họ tên)

5. Không đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ, có được trừ chi phí?

Trường hợp không đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ thì chi phí khấu hao TSCĐ không được trừ. Cụ thể,

Theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì:

Chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN sau khi công ty thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Tức là, chi phí khấu hao TSCĐ khi chưa đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ sẽ không được trừ.

Trường hợp trước đó doanh nghiệp đã thông báo với cơ quan thuế phương pháp trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của công ty, khi mua TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn trích khấu hao theo phương pháp đã đăng ký thì không phải đăng ký lại với cơ quan thuế nữa.

Tại sao phải trích khấu hao tài sản cố định?

Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.

Định khoản khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là gì?

Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ. 1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại sao khấu hao tinh vào nguồn trả nợ?

Rõ ràng khấu hao không phải là một khoản thu chi bằng tiền, vì vậy khấu hao không thể làm tăng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (nếu không tính tác động của thuế) cho nên, nói khấu hao sẽ giúp công ty tăng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh và làm tăng khả năng trả nợ hay tăng tốc độ thu hồi vốn đầu tư là quan điểm ...