Trọng tài thương mại la cơ quan nhà nước

Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp.

Phán quyết trọng tài là chung thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào. Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành nếu phán quyết đó là hợp pháp [khi không có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, hoặc hội đồng xét xử đã bác đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài].

Tuy là giải quyết tranh chấp bằng trọng thương mại, một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý của tòa án trên nhiều mặt: Xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; công nhận và thi hành phánquyết trọng tài.

Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Điều 66 LTTTM năm 2010 quy định về quyền yêu cầu thi hành pháp quyết trọng tài:

“     1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

  1. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này”.

Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, Phán quyết trọng tài được thi hành tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời hạn thi hành án. Đây là một biện pháp đảm bảo Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên phải thi hành không tự nguyện thi hành.

Nếu Phán quyết trọng tài không bị tòa án hủy theo đơn yêu cầu của một trong các bên, mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, bên được thi hành Phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Còn trong trường bên phải thi hành Phán quyết trọng tài đã không tự nguyện thi hành trong Phán quyết trong thời hạn quy định mà bên được thi hành cũng không làm đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài thì pháp luật về trọng tài cũng không đặt ra chế tài xử lý trong trường hợp này. Hơn nữa, Trọng tài thương mại là một chủ thể ra phán quyết nhưng là tổ chức phi chính phủ nên không có một quyền cưỡng chế nhà nước. Mà chỉ tùy trong trường hợp, điều kiện cụ thể thì Phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành bởi cơ quan Thi hành dán dân sự.

Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 Trung tâm Trọng tài là Trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.

1/ Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010 đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

2/ Thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài:

  • Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
  • Đơn đề nghị thành lập;
  • Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
  • Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3/ Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài:

Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:

  • Đơn đăng ký hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
  • Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.

Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.

Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài

4/ Công bố thành lập Trung tâm trọng tài:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung trên và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.

5/ Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài

  • Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
  • Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
  • Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
  • Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
  • Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.

6/ Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài:

  • Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
  • Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình;
  • Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố;
  • Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này;
  • Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài;
  • Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
  • Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên;
  • Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động;
  • Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7/ Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài:

Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
  • Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.

Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật ... Khái niệm trọng tài thương mại và các hình thức trọng tài thương mại ...

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Kiến thức của bạn:

     Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại là gì?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Trọng tài thương mại 2010

Nội dung tư vấn:

      Phương thức trọng tài thương mại.

     Theo Khoản 1, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”

     Trọng tài thương mại là một phương pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng thương mại. Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại hiện hành được quy định như sau:

Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại

    1, Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại

     – Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết.

     – Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp như một bản án của Tòa án.

     – Trọng tài là một phương thức giải quyết Phi chính phủ nên không mang tính quyền lực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.

     – Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nước trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…

  2, Các hình thức trọng tài thương mại

   2.1. Trọng tài vụ việc

    Theo khoản 7, Điều 3, Luật tổ chức trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.”

     Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

     – Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.

     – Không có cơ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên

     – Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.

   2.2. Trọng tài quy chế

     Theo Khoản 6, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.”

      Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trung tâm trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và nguyên tắc riêng.

     Đặc điểm:

     – Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

    – Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài bao gồm có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài bao gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký trung. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài

     – Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thu hẹp lĩnh vực hoạt động, nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!

     Liên kết tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề