Ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới

Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

[ĐCSVN]- Xây dựng nông thôn mới [NTM] là Chương trình mục tiêu Quốc gia lớn, mà thành quả mang lại sẽ làm thay đổi khu vực nông thôn. Nắm bắt được mục đích, ý nghĩa đó, năm 2019, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và thu hút mọi nguồn lực xã hội nhằm triển khai thực hiện Chương trình hiệu quả.

Diện mạo mới tại xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng

Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Tân Hưng bắt tay xây dựng NTM ở xuất phát điểm thấp; song với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng NTM đảm bảo chất lượng, phù hợp điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, huyện Tân Hưng đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định, để xây dựng NTM thành công phải lấy phát triển sản xuất làm khâu đột phá. Do đó, huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Cụ thể, kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, năm 2019 huyện đã tổ chức triển khai thực hiện 3.545ha lúa UDCNC đạt 99,8% KH, lợi nhuận cao hơn bên ngoài mô hình 2 triệu đồng/ha. Kết quả thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn: trên địa bàn huyện có 09 doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn với diện tích 3.550ha, đạt 31,7% KH của huyện. Kết quả thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: hỗ trợ cho các hợp tác xã thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, hỗ trợ xây dựng trạm bơm điện. Kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tổ chức mở 6 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tổng số học viên tham dự là 180 học viên. Nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo của huyện là 49,8%. Ước thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 trên địa bàn huyện đạt 45 triệu đồng/người/năm.

Cùng với việc chú trọng phát triển sản xuất, huyện cũng tập trung chỉ đạo và tranh thủ tối đa các nguồn lực để nâng cấp xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: Hệ thống điện, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, hệ thống trường, trạm y tế, nhà văn hóa, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường,… đều bám theo tiêu chí đề ra. Qua đó không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, mà còn nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xã Vĩnh Châu B đón nhận xã văn hóa - nông thôn mới

Không những vậy, “điểm sáng” trong bức tranh xây dựng NTM của huyện Tân Hưng còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong năm 2019, sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Đội ngũ giáo viên ở các cấp học được chuẩn hóa trên 92%. Việc huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường, trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt từ 99% trở lên. Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm đạt 95% trở lên. Công tác phát triển cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân cũng được các cấp, ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện quan tâm đầu tư phát triển công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được tăng cường; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; chất lượng dịch vụ y tế cơ sở từng bước được cải thiện... góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2019 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của huyện là 88,37%.

Để thực hiện Chương trình giảm nghèo có hiệu quả, huyện đã tập trung tuyên truyền, huy động nguồn lực đầu tư, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo, chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng, chính sách an sinh xã hội - bảo trợ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 là 2,21%.

Quá trình triển khai thực hiện chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhất là các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, làm cho văn hóa đi sâu vào mọi hoạt động xã hội, từng bước xây dựng nếp sống văn minh và môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh; góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp cư dân.

Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, công tác vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu khả quan: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tăng lên hàng năm; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.Ngoài ra, các công tác khác như: Xây dựng Đảng và phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn cũng được huyện quan tâm thực hiện tốt.

Những kết quả đã đạt từ việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An hôm nay là sự kết tinh từ sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân. Đây cũng chính là “quả ngọt”, nền tảng vững chắc để huyện biên giới đầu nguồn vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh tiếp tục duy trì, nâng chất các tiêu chí đã đạt, xây dựng đạt chuẩn văn hóa, NTM và NTM nâng cao trong thời gian tới./.

TP

Đẩy mạnh các phong trào xây dựng nông thôn mới

[QTO] - Phong trào xây dựng nông thôn mới [NTM] đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư quan trọng nhằm phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nông thôn, tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân chủ động tham gia xây dựng NTM.

Ngày đăng : 30/06/2020 Xem với cỡ chữ

Bản in

Kiểm tra việc xây dựng vườn mẫu của hộ dân ở xã Cam Hiếu, Cam Lộ.Ảnh:T.L

Kết quả lớn nhất mà chương trình xây dựng NTM đạt được trong thời gian qua đó là cơ sở hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Kinh tế nông thôn phát triển, có nhiều mô hình chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết tạo lợi nhuận càng lớn cho người dân. Đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao; đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng đa dạng, trong đó các giá trị văn hóa truyền thống không ngừng được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Môi trường nông thôn được bảo vệ và cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự khu vực nông thôn cơ bản được đảm bảo. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM cũng đã bước đầu định hình được xây dựng NTM kiểu mẫu, hướng đến miền quê đáng sống. Tập trung xây dựng NTM ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới, bãi ngang ven biển, tiến đến giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền. Xây dựng NTM thực sự trở thành phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn và có sức lan tỏa sâu rộng và được người dân đồng tình hưởng ứng. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao, nhất là trong phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, trong bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn.

Để đạt được những kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”. Công tác tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối đồng bộ, rộng khắp với nhiều nội dung phù hợp, sát với thực tế đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM. Phong trào đã nhận được sự hướng ứng tích cực của Mặt trận, đoàn thể các cấp và các địa phương. Thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động đã đẩy mạnh công tác vận động hội viên, đoàn viên, người dân tham gia thực hiện như: UBMTTQVN tỉnh phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, Hội LHPN tỉnh với phong trào “5 không, 3 sạch”, Hội Nông dân với phong trào “Nông dân Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”, Tỉnh đoàn phát động phong trào “Tuổi trẻ Quảng Trị chung tay xây dựng NTM”. Hội Cựu chiến binh tỉnh với phong trào 3 hiến “Hiến kế, hiến công, hiến đất” và “Chỉnh trang đường làng, ngõ xóm”.

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành và đoàn thể đều tổ chức phát động phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” với nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến về xây dựng NTM đến cán bộ, đảng viên đơn vị và đến tận cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ cho các địa phương. Cùng với đó, phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Nhiều mô hình, dự án theo hướng liên kết đem lại hiệu quả cao. Người dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng hàng hóa, tiếp cận mở rộng thị trường. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn được đẩy mạnh, có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Đã có mô hình đang hoạt động có hiệu quả góp phần đảm bảo an ninh nông thôn như “ Mô hình họ tộc không có người vi phạm pháp luật”, “Phật giáo tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng NTM”, “Giáo xứ chung tay bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng NTM”, “Cụm liên hoàn an toàn về an ninh trật tự địa bàn giáp ranh”.

Các huyện, thị xã đã phát động phong trào thi đua bằng nhiều phong trào, mô hình khác nhau, điển hình như phong trào “Ánh sáng đường quê” đã triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh với hàng ngàn cây số đường giao thông được thực hiện. Thực hiện phong trào “Ngày NTM”, huyện Hải Lăng đã chọn 1 ngày trong tháng để huy động cán bộ, công chức và Nhân dân toàn huyện thực hiện chỉnh trang nông thôn, mỗi xã chọn 1 đường kiểu mẫu, mỗi thôn chọn 1 đường kiểu mẫu để thực hiện. Phong trào “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”, thực hiện tiêu chí “vườn mẫu” ở huyện Cam Lộ; “Đoạn đường ông cháu cùng chăm” tại huyện Vĩnh Linh; thành lập các câu lạc bộ tình nguyện thu gom rác thải ở đồng ruộng tại các xã Vĩnh Long và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; phong trào “Đường hoa yêu thương” cũng được triển khai ở nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, chủ trương “Ngày thứ 7 vì NTM” do Tỉnh ủy phát động đã giúp các đơn vị, địa phương chủ động nắm tình hình xây dựng NTM của chính quyền cơ sở, nhất là tại các xã khó khăn khu vực miền núi, xã bãi ngang ven biển. Từ đó kịp thời đôn đốc, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM. “Ngày thứ 7 vì NTM” đang lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương trong tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực. Tranh thủ quỹ thời gian của ngày thứ 7, các đoàn công tác đã về cơ sở để kiểm tra tình hình xây dựng NTM, tháo gỡ khó khăn, “cầm tay chỉ việc” cho các địa phương thực hiện từng nội dung trong chương trình xây dựng NTM.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về NTM, triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”, tỉnh cũng tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh và lan tỏa chủ trương “Ngày thứ 7 vì NTM”. Theo đó, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương tập trung việc tổ chức thực hiện phong trào “Ngày thứ 7 vì NTM” phải đảm bảo thực hiện thực chất, duy trì được các hoạt động một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu đối với phong trào tại cơ sở phải gắn với các hoạt động thiết thực, hiệu quả. Các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào “Ngày thứ 7 vì NTM” và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện phong trào để báo cáo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp.

Thanh Lê

VP. Bùi Ngọc Tú

Lần xem: 175

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề